Hàn Tín (6): Ngầm vượt Trần Thương, chớp nhoáng bình định Tam Tần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Binh pháp Tôn Tử chẳng phải đã nói rằng “Giặc cùng chớ đuổi” (Cùng khấu vật truy) đó sao? Tại sao Hàn Tín lại không theo binh pháp?

Hàn Tín “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương” (Tu sửa sạn đạo, ngầm vượt Trần Thương)

Tháng 4, Lưu Bang vào Hán Trung, tháng 8 Hàn Tín dẫn đại quân từ đường Trần Thương lặng lẽ rời khỏi Hán Trung, và bất ngờ xuất hiện trên bình nguyên Quan Trung, tiến vào hậu phương của quân Tần - Thị trấn trọng điểm quân sự Trần Thương.

Có người hỏi, ra khỏi Hán Trung, bình định Tam Tần là công lao của Lưu Bang hay của Hàn Tín?

Sử Ký và Hán Thư đã viết rõ ràng rằng, đó là chiến công của Lưu Bang: “Hán Vương dùng kế của Hàn Tín, sang năm sau Hán Vương tiến về phía đông, chặn Vương Hân, giết Vương Ế, Hà Nam Vương Thân Dương đầu hàng”.

Như thế này có nghĩa là hoàn toàn là công lao của Lưu Bang, chỉ dùng mưu kế của Hàn Tín “ám độ Trần Thương” mà thôi.

Tuy nhiên, các học giả lịch sử hoài nghi việc này, cho rằng những trận thắng đó là Hàn Tín đánh, bởi vì trước khi Lưu Bang sử dụng Hàn Tín, về cả chiến lược và chiến thuật đều rất bình thường.

Các tài liệu lịch sử chính thức của triều Tây Hán đã ngụy tạo một cách có hệ thống sau khi được Lưu Bang ra lệnh, gần như đã thay đổi hoàn toàn. Dùng Đạo Trời đánh giá thì việc này tạo nghiệp khá lớn.

Tuy nhiên, mỗi lần ngụy tạo đều để lại nhưng sơ hở, bởi vì lời nói dối thì không thể nào bịa ra mười phân vẹn mười được, Đạo Trời cũng không cho phép ông ta bịa ra vẹn toàn được.

Tư tưởng chủ đạo của ngụy tạo lịch sử là hạ thấp Hàn Tín, hạ nhục Hàn Tín, do đó Lưu Bang hết lời ca ngợi Trương Lương là người đứng đầu trong Hán Sơ Tam Kiệt, và đánh giá công lao Tiêu Hà là Công Thần Đệ Nhất, công khai át chế Hàn Tín. Luận về chiến công, Lưu Bang còn đưa Tào Tham - thuộc hạ của Hàn Tín lên thành Chiến Công Đệ Nhất, và bỏ không Hàn Tín.

Tài liệu lịch sử đương triều có tạo giả, sau này Tư Mã Thiên dựa vào những tài liệu này để viết Sử Ký, và người đời sau viết Hán Thư, cho nên không thể nào có được tư liệu lịch sử chân thực.

Hàn Tín chớp nhoáng bình định Tam Tần

Hàn Tín tốc chiến đại phá Chương Hàm - đại tướng quân Sở, vốn là chủ soái quân Tần trước đây, nhưng trong sử sách, hoàn toàn không ghi chép về trận này Hàn Tín đã đánh như thế nào. Bởi vì nếu ghi chép lại, thì ai cũng nhìn ra những chiến thuật cao siêu sáng suốt đó, thì Lưu Bang hoàn toàn không thể nào nghĩ ra được, thế thì không thể nào đoạt những chiến công của Hàn Tín đó quy về cho Lưu Bang được.

Ung Vương Chương Hàm dốc hết binh sĩ toàn quốc xuất chiến, đến dưới thành, nhưng Hàn Tín mấy ngày liền đều không xuất binh, làm nhụt chí quân địch, đợi khi quân địch mệt mỏi thì đột ngột xuất binh. Chương Hàm đại bại bỏ chạy. Lùi về thành Hảo Trĩ rồi, Chương Hàm không dám xuất đầu nữa. Sau đó Hàn Tín dốc sức tấn công thành từ 3 mặt.

Đây mới là chiến pháp đánh trận, để một con đường rút cho quân địch bỏ chạy, nếu không, quân địch sẽ tử chiến đánh đến cùng, khiến quân ta thương vong cực lớn. Kết quả là Chương Hàm bỏ thành tháo chạy. Hàn Tín dẫn quân đuổi đến cùng. Chiến pháp này sau này được Lý Thế Dân thường xuyên áp dụng.

Binh pháp Tôn Tử chẳng phải đã nói rằng “Giặc cùng chớ đuổi” (Cùng khấu vật truy) đó sao? Tại sao Hàn Tín lại không theo binh pháp?

Một cao nhân có công năng tra xét lại Binh pháp Tôn Tử và nói rằng, đó là người đời sau đã truyền sai, vốn là “Giặc cùng chớ ép” (Cùng khấu vật bách), chữ “bách” (迫)và chữ “truy” (追)có hình dạng gần giống nhau. Chỉ sai khác một chữ mà ý nghĩa khác nhau một trời một vực.

Giặc cùng chớ ép là đúng, không được ép buộc quân địch vào chỗ không còn con đường sống, họ liều chết thì sẽ gây tổn thất rất lớn. Cho quân địch một con đường sống, sau đó đuổi tận cùng. Trong quá trình chạy trốn, quân địch sẽ tự giẫm đạp lên nhau, tổn thất cho quân địch mới lớn nhất. Quân địch trong khi trốn chạy thì khó đánh trả được, cho nên quân ta sẽ tổn thất ít nhất. Giặc cùng chớ đuổi, đây là phát minh của con mọt sách.

Trận chiến Cự Lộc, khi Hạng Vũ đánh bại Chương Hàm, phá phủ trầm chu (quyết tâm cao), sai binh sĩ đem theo lương thực 3 ngày anh, đuổi tận cùng không ngừng nghỉ. Tám ngàn quân tinh nhuệ thân tín của Hạng Vũ khi đó cũng có Hàn Tín trong đó. Ba ngày đuổi 300 dặm, liên tiếp đánh tan 9 doanh trại lớn, đó mới là biết đánh trận.

Chương Hàm thất bại chạy đến thành Phế Khâu, Hàn Tín sắp xếp quân vây chặt xung quanh thành, vây thành đánh tiếp viện, và để lại Lưu Bang, để họ khuyên hàng Chương Hàm. Sau đó Hàn Tín dẫn một đội tinh binh giải quyết nốt 2 nước còn lại của vùng đất Tam Tần.

Hàn Tín chớp nhoáng bình định Tam Tần. (Tranh: Epoch Times)

Tại sao Hàn Tín lại gấp gáp như thế này? Thứ nhất: Binh quý thần tốc. Thứ hai: Ông đã có ước hẹn với sư phụ, từ ngày làm tướng quân, chỉ có thể đánh trận đến cuối năm thứ 4, rồi mau trở về, nếu không sẽ có cái họa sát thân. Thế nên Hàn Tín rất sốt ruột.

Vậy tại sao Hàn Tín lại để lại Chương Hàm mà không đánh? Cứ vây thành như thế đến năm thứ 2, đến khi Lưu Bang bại trận ở Bành Thành, Lưu Bang mới đích thân dẫn quân quay lại dùng nước sông dìm ngập Chương Hàm. Phải chăng công thành quá khó chăng?

Cao nhân nói, đó cũng là ngụy tạo tư liệu lịch sử. Không phải là Lưu Bang đánh trận đó. Lúc đó Lưu Bang vây thành Phế Khâu, ở nguyên chỗ đó bất động, ông ta không dám chỉ huy. Dùng nước sông dìm ngập thành Phế Khâu, Lưu Bang làm sao có bản sự đó. Đó là Hàn Tín chỉ huy. Hơn nữa, không phải năm thứ 2 mới hạ được Phế Khâu.

Hãy thử nghĩ xem, làm sao Hàn Tín dám để Chương Hàm ở hậu phương mà lại đi đánh Trung Nguyên trước được? Hậu phương bất ổn, Chương Hàm lại là danh tướng, một khi bị cát đường lui và đương cung cấp lương thực thì sẽ thua toàn cuộc rồi. Hàn Tín sẽ không phạm sai lầm thấp cấp như vậy được.

Để cứu vãn thể diện của Lưu Bang bị thua trận thảm hại ở Bành Thành vào năm thứ hai, đã dịch chuyển trận chiến dùng nước sông nhấn chìm thành Phế Khâu diệt Chương Hàm sang năm thứ 2, tạo thể diện cho Lưu Bang.

Sau này Tư Mã Thiên viết Sử Ký, Ban Cố viết Hán Thư, đều sử dụng tài liệu đã bị ngụy tạo này.

Tháng 8 mùa thu, Hàn Tín dẫn quân từ Trần Thương đánh bại Chương Hàm, sau đó tiêu diệt nước Trạch và nước Tái.

Tháng 10 mùa đông, Hàn Tín trở về ép Chương Hàm đầu hàng. Chương Hàm vẫn không chịu đầu hàng, quả là kẻ sĩ trung nghĩa. Cuối cùng Chương Hàm bại trận tự sát, Hán Tín chớp nhoáng chiếm được Tam Tần.

Vậy khi đó có dùng nước sông nhấn chìm thành Phế Khâu không?

Cao nhân nói, đúng là có chuyện đó. Khi đó Hàn Tín không còn thời gian chờ đợi, không thể để lại mối họa hoạn sau này, đó là đại kỵ của nhà binh. Đào lấy nước sông Vị nhấn chìm thành Phế Khâu, chiến pháp này là Hàn Tín đã được học từ sư phụ, đối với Hàn Tín mà nói, nó quá đơn giản.

Lưu Bang và những người dưới trướng của ông làm sao có thể biết được chiến pháp này.

Dùng nước nhấn chìm, đánh thắng nhanh chóng và nhẹ nhàng, nhưng đối với bách tính trong thành thì đó là tai họa thê thảm.

Cao nhân nói, đó là người đời sau học theo chiến thuật nhấn chìm ghi trong sử sách. Bởi vì sử sách ghi chép quá ngắn gọn, khiến người đời sau không học được cảnh giới chiến thuật dùng nước nhấn chìm của Hàn Tín.

Chiến thuật dùng nước nhấn chìm còn có những cảnh giới khác nhau như thế nào? Xin mời quý độc giả đón đọc ở phần tiếp theo.

(Còn tiếp)

Wenshichanglang
Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Hàn Tín (6): Ngầm vượt Trần Thương, chớp nhoáng bình định Tam Tần