Hàn Tín (7): Hàn Tín dẫn nước phá thành, xem thiên tượng chúc mừng Lưu Bang

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ, dùng nước dìm ngập thành, đánh trận thắng dễ dàng, nhưng sẽ gây ra ngập lụt, người dân trong thành sẽ rất thê thảm.

Hàn Tín dẫn nước phá thành

Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ, dùng nước dìm ngập thành, đánh trận thắng dễ dàng, nhưng sẽ gây ra ngập lụt, người dân trong thành sẽ rất thê thảm.

Đây là chiến thuật dùng nước dìm ngập thành mà người đời sau học được từ sử sách. Bởi vì sử sách ghi chép quá ngắn gọn, khiến người đời sau không học được cảnh giới chiến thuật dùng nước nhấn chìm của Hàn Tín.

Chiến thuật này là Hàn Tín học được từ sư phụ, đối với ông mà nói, nó quá đơn giản. Khi Hàn Tín lệnh cho người đào mương thì đã chuẩn bị sẵn các túi cát và đá tảng. Khi thành Phế Khâu bị nước nhấn chìm ở mức đã dự tính trước, Hàn Tín sai người bít cửa xả nước lại, tu bổ đê, gia cố sông Vị.

Tường thành thời cổ đều dùng đất nện, khi bị ngâm nước thì nhiều chỗ sẽ bị sụp đổ. Khi tường thành bị sụp đổ, đê điều đã được Hàn Tín tu bổ tốt rồi, do đó sẽ không có nhiều nước chảy vào trong thành, và không hình thành nên tai họa lũ lụt, mà chỉ ngâm chân thành khiến tường thành sụp đổ mà thôi.

Chiến thuật dìm ngập thành của người đời sau là xả nước vào trong thành, chứ không phải ngâm nước chân tường thành như của Hàn Tín. Đổ nước vào trong thành là phá đê dẫn nước sông đổ vào cổng thành. Như thế, trước khi tường thành sụp đổ, thì đã rất nhiều nước chảy vào trong thành rồi. Đợi đến khi tường thành sụp đổ rồi mới lại bít cửa xả và sửa chữa đê điều, thì đã gây tai họa nước ngập trong thành rồi.

Chương Hàm thấy thế thủ đã mất, bèn tự tử để báo đáp Hạng Vũ, còn Tái Vương và Trạch Vương thì đầu hàng Hán Vương, toàn bộ khu vực Quan Trung đều quy hàng Hán Vương.

Từ khi Hàn Tín khởi binh đến khi bình định Quan Trung, chỉ mất có hơn 2 tháng, quả là thần tốc. Lưu Bang quá kinh ngạc, quá vui mừng, và cũng quá sợ hãi, công khai cam kết với Hàn Tín: “Khanh đánh trận cho tốt. Sau khi khanh bình định các nước, tiêu diệt Hạng Vũ, trẫm sẽ chia đôi thiên hạ với khanh”.

Hàn Tín vui mừng quá đỗi, càng dốc sức hơn, còn Lưu Bang thì thực tế vô cùng sợ hãi bản sự của Hàn Tín. Điều ông ta nghĩ là: Ngươi dốc sức làm bạt mạng cho ta đến cuối cùng, tốt nhất là hãy chết trên chiến trường, nếu không chết thì ta cũng phải hạ sát ngươi.

Sử sách nói, Lưu Bang dẫn quân vượt Lâm Tấn, sau đó hạ được nước Ân, bắt sống Ân Vương Tư Mã Ngang. Phần miêu tả này trong Sử Ký và Hán Thư đều là đã bị ngụy tạo.

Hàn Tín bình định Tam Tân như cơn gió lốc, sau khi chiếm được Quan Trung, điều chỉnh lại quân đội, thì vào mùa đông, ông dẫn quân quét qua 4 nước Tây Ngụy, Hà Nam, Hàn, Ân. Sử sách bỏ qua việc này, nguyên nhân chủ yếu là khi đó Lưu Bang chịu sự chỉ huy của Hàn Tín, nhưng Lưu Bang không dám đánh trận. Nếu sử sách dám ghi chép điểm này sẽ khiến Lưu Bang mất mặt.

Sử sách viết rằng, Tây Ngụy Vương và Hà Nam Vương đầu hàng, thế là đã xóa bỏ chiến công của Hàn Tín, còn đem chiến công diệt Ân Vương của Hàn Tín chuyển sang cho Lưu Bang.

Hàn Tín bình định 4 nước như gió quét mây tàn, 4 cựu vương 4 nước này cùng với Tái Vương và Trạch Vương của Tam Tần đều bị giải đến chỗ Lưu Bang. Đối với Hàn Tín, Lưu Bang vừa ghen ghét vừa sợ hãi, nhưng không dám biểu lộ ra. Ông ta công khai thề rằng: Đợi khi khanh bình định các nước, tiêu diệt Hạng Vũ, trẫm không những chia đôi thiên hạ với khanh, còn phong “Tam bất sát” cho khanh - thấy trời không giết, thấy đất không giết, bất cứ binh khí gì trong thiên hạ cũng không giết.

Điều này có nghĩa là, hễ nơi nào có trời, có đất thì đều không giết Hàn Tín, dưới một người mà trên vạn người.

Truyền thuyết về “Tam bất sát” này có thực không? Cao nhân nói, có những truyền thuyết là chân thực mà sử sách không dám ghi chép, nhưng vẫn được lưu truyền, truyền miệng trong dân gian. Tôi thấy khi nói những lời này, biểu lộ trên nét mặt của Lưu Bang cực kỳ chân thành, rất nghiêm túc. Tuy nhiên trong tâm ông ta lại nghĩ rằng: Tương lai, công thần bị giết đầu tiên sẽ là ngươi.

Hàn Tín đơn giản chân thật, nên cho là thật, và rất vui mừng. Những điều sư phụ dạy Hàn Tín chính là thành tín, tín nghĩa, ông không có cái tâm xấu.

Hàn Tín xem thiên tượng chúc mừng Lưu Bang

Khi Hàn Tín điều chỉnh quân đội ở Huỳnh Dương là tháng 3 năm nhà Hán thứ 2. Mỗi ngày sau khi mặt trời lặn, 5 ngôi sao Thủy, Mộc, Thổ, Hỏa, Kim tụ hợp thành đường thẳng ở phương Tây, trông rất đẹp mắt. Khi đó rất nhiều người nhìn thấy.

Hàn Tín trông thấy, bởi ông đã học thiên tượng từ sư phụ, ông biết đó là hung tượng. 5 ngôi sao tụ hợp ở phương Tây, đối ứng vời thời đó chính là bất lợi cho quốc gia ở Trung Nguyên. Hàn Tín cho rằng, đây là bất lợi cho Hạng Vũ mà có lợi cho miền Tây Hoa Hạ, có lợi cho Lưu Bang ở vùng đất Hán Trung.

Khi Lưu Bạng triệu kiến các tướng tĩnh, Hàn Tín đã nói lời chúc mừng Lưu Bang, đại ý là: “Ngày nay Ngũ tinh cùng xuất hiện, tụ hợp ở phương Tây, đó là dấu hiệu đại can qua trong thiên hạ. Ngũ tinh tụ hợp ở phương Tây là bất lợi cho quốc gia ở Trung Nguyên, là có lợi cho nước Hán chúng ta ở phương Tây. Thiên tượng như thế này, nước Hán chúng ta ắt sẽ toàn thắng”.

Lưu Bang không hiểu thiên tượng, trong lòng nghĩ: “Ta xuất thân từ Đình trưởng nhỏ bé như thế này, thực sự được Trời ưu ái thế này sao?”

Lưu Bang bán tín bán nghi nhìn sang Trương Lương…

Trương Lương có kiến giải như thế nào đối với thiên tượng này, xin mời quý vị đón xem ở phần tiếp theo.

(Còn tiếp)

Wenshichanglang
Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Hàn Tín (7): Hàn Tín dẫn nước phá thành, xem thiên tượng chúc mừng Lưu Bang