Hôn nhân cổ kim tiết lộ 'Duyên Trời tác hợp' là chân thật (phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chẳng trách người xưa có câu: "Thà phá mười ngôi đền chùa còn hơn phá một cuộc hôn nhân", người xưa cho rằng, hôn nhân là do "ông Trời tác hợp", là sự an bài của Thần, không thể tùy tâm sở dục mà hủy hoại.

Tự xem xét bản thân

Tôi từng mơ ước một tình yêu oanh oanh liệt liệt, thật ra là khát vọng dùng tình cảm mãnh liệt và khen ngợi lấp đầy trái tim hư vinh trống rỗng. Kỳ thực chỉ muốn trải nghiệm "tình yêu", tận hưởng được yêu thương trân trọng sâu sắc, căn bản không quan tâm đối phương là ai, thực chất không phải yêu đối phương mà là yêu chính mình. Đối phương không phải như vậy sao? Hai người dường như rất thích thú với bộ phim, và họ không quan tâm ai sẽ đóng vai đối diện. Nhưng đã từng nghĩ rằng người đó sẽ trân trọng mình, sẽ không bao giờ quên mình, đó thực sự là một suy nghĩ tự ái lố bịch, khi trí tuệ bị làm cho mù quáng.

Tôi từng cảm thấy nền tảng tình cảm của mình trong hôn nhân không sâu sắc, tôi cảm thấy chỉ có cuộc hôn nhân trải qua tình yêu mãnh liệt mới có nền tảng tình cảm tốt. Trên thực tế, nhiều ví dụ lại hoàn toàn ngược lại, những người ham mê “tình yêu mãnh liệt” thường chuyển từ “yêu nhau” sang thành “giết nhau”, trong khi những cặp đôi thật thà, xem nhẹ, lại thực sự hạnh phúc.

Có người thích náo nhiệt, không có khí chất hưởng thụ hạnh phúc, phải dùng hết mọi phúc lành mới có thể thức tỉnh. Suýt chút nữa tôi đã tự mình đi theo con đường này, may mắn thay, sau khi nhận ra, tôi đã trân trọng cuộc hôn nhân của mình bằng cả tấm lòng. Tôi chưa bao giờ ghét bỏ chồng, tôi đối xử với chồng bằng sự tử tế, chân thành tôn trọng. Từ đối xử với nhau không tốt đến hòa thuận, hòa hợp, có thể thấy thiện giải oán hận chất chứa, đó mới là thượng sách để hôn nhân hạnh phúc, chứ không phải cái gọi là đổi "đúng người".

Ảnh Pexels

Trong hôn nhân không mấy người khen ngợi đối phương của mình, lời khen từ người ngoài sẽ khiến bạn cảm thấy người khác hiểu mình hơn. Đây là sai lầm thích nghe lời dễ nghe, lời trung ngôn khó nghe, những người thành thật với bạn nói ra những khuyết điểm của bạn, đó là những người đối xử chân thành với bạn. Họ không khen ngợi, không lừa dối bạn, không mưu cầu gì ở bạn.

Có một số cặp vợ chồng cũng từng có tình cảm ngọt ngào, nhưng lâu ngày lại càng ngày càng chướng mắt lẫn nhau, cãi vã, chiến tranh lạnh, tôi cảm thấy phần nhiều là bởi vì quá tham chấp tình yêu, quá khát vọng được người ta khen ngợi, đánh giá cao, không hài lòng khi không đạt được.

Những người cho rằng mình có "tiếng nói chung", thực chất là có nhược điểm chung của nhân tính - tham chấp danh lợi tình, trong tương tác họ dành tặng cho nhau những lời khen và lợi ích, quan tâm và tham ái, tham sắc và khoe sắc, v.v.. không phải đều là tình tiết của phim lãng mạn, tiểu thuyết ngôn tình sao?

Nhìn bề ngoài, "tình yêu đích thực" thực chất là biểu hiện lớn về nhược điểm của nhân tính. Nhưng trước đây ta lại nhìn không thấu, cảm thấy những gì chúng ta nói đến đều là những chủ đề cao quý, mang đầy vẻ đẹp nhân văn. Tuy nhiên, tốt đẹp là vẻ bề ngoài, cái ác sẽ không thể hiện sự xấu xa của mình với người khác, Bạch Cốt Tinh lừa gạt cũng phải hóa thành hình tượng thiện lương tốt đẹp. Chính vì vậy mà mê hoặc càng mạnh mẽ hơn, bề ngoài có chút đáng yêu hiền lành, nhưng trong lòng lại ẩn giấu bao nhiêu ác tâm.

Ngoại tình kỳ thật là tự chuốc lấy cái khổ, bỏ người phúc hậu mà tìm người có lòng tham lớn. Người từng trải thì hối hận, người sau vẫn như con thiêu thân lao đầu vào lửa, tin tưởng sức hấp dẫn độc đáo của mình, tự phụ ngăn cản trí tuệ; thiếu đạo đức làm những việc không có nhân tính. Điều này cũng liên quan đến việc tẩy não trong các bộ phim tình cảm lãng mạn, bộ tiểu thuyết ngôn tình, lợi dụng sự tự đại của con người, khiến người ta cảm thấy mình cũng giống như người trong phim, xứng đáng được coi là tình yêu đích thực duy nhất của người kia. Ngàn vạn lần đừng tin mình là "độc nhất vô nhị, tốt nhất", bạn phải trả giá cho những điều tốt đẹp lọt vào tai mình. Hãy cảnh giác trước “canh mê hồn” của những lời khen ngợi.

Vạn điều ác thì dâm đứng đầu

Văn Xương Đế Quân nói: "Trời cao thường giáng họa cho người háo sắc tham dâm, hơn nữa báo ứng phi thường nhanh. Có một số người ngu xuẩn lại giống như nằm mơ điên đảo vô tri, không biết sợ hãi, nếu phóng túng hành vi của mình không cẩn thận, thì người này có thể gặp phải tai ương giáng xuống bất cứ lúc nào”.

Chúng ta đang ở trong "Loạn thế" được miêu tả trong ca khúc "La Sát Hải Thị", đen trắng điên đảo, quỷ ma hoành hành, dục vọng ngông cuồng, xa hoa lãng phí. Có một sự suy thoái đạo đức chung trên thế giới. Nhiều người có vấn đề về dâm dục thuộc tầng lớp "tinh anh", có năng lực có phong độ, có người còn tự nhận nhân phẩm tốt. Nhưng người phúc hậu thật sự, không ai sẽ động tâm tư lệch lạc ở phương diện này. Một số người trong phim ngôn tình cũng thể hiện ra ưu điểm đạo đức như dũng cảm, trượng nghĩa, nhưng lại tạo ra những cuộc tình phi đạo đức, những đạo đức đó là giả tạo. Sắc dục là lửa thử vàng của đạo đức.

Ảnh Pexels

Càng đọc câu chuyện nhân quả càng kính sợ Thiên lý: Một người nào đó vì nói bậy mà bị Thần hủy bỏ công danh, biểu hiện là một "tai nạn ngẫu nhiên": Bài thi của anh ta gần như đạt điểm tối đa, nhưng vô tình bị "than đèn" bén mất nửa trang mà không thể nộp được.

Một thư sinh nào đó bởi vì thay người viết đơn ly hôn mà bị Thần hủy bỏ công danh. Kỳ thật chúng ta đang ở trong hồng trần loạn thế, lệch khỏi chính lý quá xa, những câu chuyện này chính là tiêu chuẩn thưởng phạt của Thần khai thị cho con người. Sau này chàng thư sinh nọ mới hiểu ra, ly hôn trái với ý muốn của Thần, không phù hợp với truyền thống, ngay cả người giúp đỡ cũng bị tội, nên anh ta đã thuyết phục được hai người tái hôn, sau đó đỗ khoa bảng. Từ đó trở đi, anh ta đứng ra làm người hòa giải mỗi khi có người ly hôn, và đã cứu vãn được nhiều gia đình.

Chẳng trách người xưa có câu: "Thà phá mười ngôi đền chùa còn hơn phá một cuộc hôn nhân", người xưa cho rằng, hôn nhân là "ông Trời tác hợp", là sự an bài của Thần, không thể tùy tâm sở dục mà hủy hoại.

Chuyển họa thành phúc

Trong "Thái thượng cảm ứng thiên hội biên", có một câu chuyện "Sửa lỗi khuyến thiện chuyển họa thành phúc", nội dung tóm tắt như sau:

Yến Tuệ An, từng phù phiếm phóng đãng, vào phố hoa ngõ liễu. Anh ở trên đường gặp một người đi tặng sách. Anh nhìn thấy đó là “Cảm Ứng Thiên”, “Âm chất văn”... mở ra đọc, không khỏi giật mình, hoàn toàn tỉnh ngộ: "Những hành vi được mô tả trong cuốn sách này đều giống như của tôi. Giống như đang viết về chính mình, tôi thật ngu ngốc làm sao? Tôi thật không xứng đáng! Các nhà hiền triết cổ đại đã cảnh báo về việc tình dục vô đạo đức, họ tha thiết dạy cho biết, nhưng tôi lại tham lam không muốn từ bỏ, lại không biết những điều cấm kỵ, tôi thực sự tự huỷ hoại chính mình!”

Ngày hôm đó, anh đã thắp hương và quỳ gối cầu nguyện, thề rằng sẽ không bao giờ phạm tội tà dâm nữa, đồng thời phát nguyện in và tặng hàng nghìn cuốn sách này để giảm bớt tội lỗi mình đã phạm. Anh đã thực hiện lời hứa, đã truyền cảm hứng cho nhiều người ở các độ tuổi khác nhau.

Vì đã kịp thời ăn năn và mạnh mẽ khuyến khích người khác làm điều thiện nên Yến Tuệ An không những sống lâu, mà con cháu của ông cũng cao quý. Điều rất quan trọng là làm việc thiện để bù đắp lỗi lầm. Có thể nói “Đạo Trời giáng họa cho kẻ tà dâm, chứ không giáng tội cho người sám hối”.

Nam nữ thụ thụ bất thân

Có câu chuyện "thà rằng khuấy nước ngàn sông, chứ đừng quấy động lòng người tu Đạo", kể rằng một thiếu nữ bố thí giày cho bốn mươi vị tăng nhân. Vẻ đẹp và phong thái của cô khiến họ sinh lòng ái mộ. Trụ trì nói với cô: "Bởi vì hôm nay cô gieo ác duyên, trước mắt chỉ có hai con đường: Thứ nhất, ngươi sẽ đầu thai thành thân nữ trong bốn mươi kiếp, kết hôn với bốn mươi vị pháp sư vì cô mà động tâm, bọn họ cũng sẽ luân hồi ở sáu cõi; bất luận bọn họ đầu thai ở cõi nào, cô đều phải tùy nghiệp mà gả cho họ. Thứ hai, nếu hôm nay cô chết ở đây, cô sẽ kết thúc nhân duyên đầu thai trong bốn mươi kiếp ấy".

Ảnh Pixabay

Đối chiếu với câu chuyện này, con người không nên giống như một số người hiện đại hy vọng "hấp dẫn người khác", mà nên cân nhắc làm thế nào để tránh "hấp dẫn người khác", bởi vì vô tâm quấy nhiễu lòng người đều tạo nghiệp.

Từ đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về trí tuệ của xã hội truyền thống, tránh né giữa người khác phái; giảm thiểu nguy cơ tổn đức, gây họa, xuống địa ngục. Cổ đại nói "nam chủ ngoại, nữ chủ nội”. Nghi thức cổ xưa quy định khu vực hoạt động của nam và nữ phải được giữ tách biệt nhất có thể.

Có người nghĩ, xã hội hiện đại làm sao có thể so sánh được với xã hội cổ đại? Thực ra, ai cũng có thể làm hết khả năng của mình để tuân thủ “nam nữ không nên gần gũi nhau”, lòng tốt bảo vệ người khác và bản thân sẽ được Thần linh ghi nhớ một cách sống động. Mặc dù nam giới và phụ nữ không chính thức “tách biệt” trong thời hiện đại, nhưng họ nên có “rào cản ngăn cách”, và hành vi của họ nên cố gắng phản ánh nghi thức “giữ khoảng cách tôn trọng” với nhau.

Cũng giống như bảo quản hóa chất, hãy cất giữ riêng những đồ vật dễ bị phản ứng hóa học để giảm nguy cơ cháy nổ. Nam nữ cũng vậy, nếu trong lòng có “phản ứng hóa học” thì có nguy cơ đọa địa ngục. Giống như ngồi xe thắt dây an toàn, đi thuyền mặc áo phao, không có những biện pháp này nhiều khi cũng không sao, nhưng không phải lý do để có thể lơ là phòng bị.

Hạnh phúc đến từ đâu

Mọi người có thể đều đã nghe nói qua một câu "Hôn nhân không có tình yêu là vô đạo đức", có người còn cảm thấy đây là lý do đường đường chính chính để theo đuổi tình yêu. Kỳ thực, câu nói này bắt nguồn từ câu nói của Engels: "Chỉ có hôn nhân lấy tình yêu làm cơ sở, mới là hợp đạo đức". Lời này kỳ thật không phải chân lý, mà là tà thuyết, lời ngụy biện.

Hạnh phúc trong cuộc sống không đơn giản chỉ là yêu nhau, sau khi biết được nhân quả của một số chuyện ngoại tình, nhiều người đã cảm khái: "Đạo Trời tuần hoàn, Trời xanh bỏ qua cho ai”.

Các nhà xuất bản và đài truyền hình vì lợi nhuận mà kích thích cảm xúc của con người, tuy kiếm được nhiều tiền với tỷ lệ xem cao, nhưng cũng làm tổn thương khán giả, nhiều người mơ mơ hồ hồ mà xem; thậm chí còn bắt chước, làm tổn hại nghiêm trọng đến phúc lành của chính mình, nhưng lại nghĩ rằng họ đang theo đuổi hạnh phúc.

Theo đuổi chuyện ngoài hôn nhân, chẳng phải là muốn tìm người tâm đầu ý hợp hơn, hạnh phúc hơn đó sao? Nhưng với tiền đề là, những phương diện khác phúc phận không thay đổi mà lại tăng thêm cái này. Tuy nhiên, quan niệm truyền thống cho rằng phúc phận mỗi người trong cuộc đời đã được định sẵn, vì tham cầu càng nhiều mà tổn thương người khác, kết quả hoàn toàn ngược lại.

Ảnh Pexels

Nhà văn Dương Giáng từng nói: "Có người do ngoại tình mà mất mạng, có người do ngoại tình mà nhiễm bệnh, có người do ngoại tình mà vạn sự bất thuận, có người do ngoại tình mà cửa nát nhà tan".

Một số điều tra phát hiện, sau khi hai bên tái hôn, so với cuộc hôn nhân trước kém hơn, có người gặp tai họa, có người thất vọng vì người hiện tại kém rất xa người trước, và nhiều trong số họ lại ngoại tình. Có bình luận chỉ ra, người ngoại tình vốn là giới hạn đạo đức thấp, so với người bình thường càng ích kỷ, sau khi ở bên nhau lâu dài liền bại lộ ra nhược điểm nhân tính. Thời đại truyền thống, người ta tìm đối tượng coi trọng nhân phẩm, đạo đức, tinh thần trách nhiệm. Ngoại tình thì lại coi trọng tình yêu, sự quyến rũ,... không nói nguyên tắc đạo đức, chỉ nói cảm thụ tình cảm, điều này tương đương với đào thải ngược trong việc chọn người, nên sẽ tự nhận quả đắng.

Người ích kỷ tự cho là vì mình suy nghĩ rất chu toàn, lợi dụng và không chịu thiệt, thực ra họ còn cách hạnh phúc rất xa. Người vị tha ít lo lắng cho mình, lại hạnh phúc hơn. Có vẻ như hành động ích kỷ mang lại quả báo, tâm ích kỷ dẫn đến bất hạnh, không thỏa mãn, bất mãn, tức giận, ghen tuông, v.v. Xem ra, con người không phải một lòng vì mình thì chính là đối với mình tốt nhất, buồn vui họa phúc đều do Thần làm chủ; mọi việc phải ngẫm lại hành vi của mình có thuận theo Thiên lý hay không.

Một hiện tượng thú vị là, có người nhắc tới, cho dù trong giới giải trí xa hoa ăn chơi hiện đại, nhìn về lâu dài, nam nữ minh tinh sự nghiệp thành công lại sống hạnh phúc, thường thường đều không phải là "não yêu đương", mà là những người bình tĩnh, tỉnh táo mà lý trí, làm người có nguyên tắc, có giới hạn đạo đức. Xem ra, Trời phù hộ người thiện.

Lời kết

Nhu cầu của con người thật ra có hạn, có đủ cơm ăn, áo mặc, sức khỏe thì nên hài lòng, giống như những gì được “Ngũ Phúc” bao hàm. Quan niệm hiện đại dẫn con người vào tình huyễn hoặc và theo đuổi sự kích thích. Thế giới đang suy thoái. Trước đây, việc theo đuổi sự kích thích biểu hiện ở việc nghiện thuốc lá và rượu. Ngày nay, nó biểu hiện ở việc nghiện ma túy, loạn tình dục, hoặc trầm cảm. Sau khi tràn ngập những quan niệm hiện đại, con người lao vào con đường của lòng tham vô tận và đã sớm rời xa tâm thái đạm bạc, yên tĩnh cần thiết để có được hạnh phúc.

Người xưa siêng năng giảng giải đạo lý truyền thống và câu chuyện nhân quả, dụng ý sâu sắc của nó chính là không để cho thế nhân trầm luân vào dục vọng và tư lợi, bại hoại đạo đức và lương tri, cuối cùng bị ông Trời trừng phạt.

Mong mọi người sẽ đối xử tốt với vợ chồng mình, trân trọng những gì mình đang có, mất đi rồi sẽ không có lại nữa. Làm người, nên bằng lòng, biết ơn và dụng tâm bảo vệ nội tâm thiện lương, đó mới là phúc điền của mình.

Theo Bạch Mai - Aboluowang
Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hôn nhân cổ kim tiết lộ 'Duyên Trời tác hợp' là chân thật (phần 2)