Jacques Louis David (1): Ông tổ trường phái Tân cổ điển

Giúp NTDVN sửa lỗi

Jacques Louis David là người tiên phong của trường phái Tân cổ điển, một bậc thầy trong giới mỹ thuật phương Tây. Trong giới mỹ thuật phương Tây, người họa sĩ này chính là "tổ sư" sáng lập "trường phái Tân cổ điển".

“Tổ sư” của trường phái Tân cổ điển

Về Jacques Louis David, các bạn sẽ cần nhớ những điểm sau:

Điểm thứ nhất: ông là người tiên phong của trường phái Tân cổ điển. Là một bậc thầy trong giới mỹ thuật phương Tây.

Lịch sử nghệ thuật phương Tây được các nhà nghiên cứu nghệ thuật chia thành nhiều giai đoạn chính, trong đó có một giai đoạn quan trọng là trường phái Tân cổ điển. David và các học trò xuất sắc đến mức đã trực tiếp khởi xướng nên một phong trào, đặt nền móng cho trường phái Hàn lâm Pháp, khiến cho trường phái Hàn lâm Pháp đến tận ngày nay vẫn là một trường phái chính thống trong giới mỹ thuật.

Điểm thứ hai: David có những thành tựu nghệ thuật to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau. Đến khi xem tranh các bạn sẽ hiểu. Tuy nhiên, ông bị chỉ trích vì hay thay đổi lập trường chính trị. Sai lầm lớn nhất của bậc thầy này chính là ủng hộ phe Jacobin trong Cách mạng Pháp, và ký vào bản án tử hình vua Louis XVI. Bởi vậy, sau khi vua Louis XVIII lên ngôi, David bị coi là tội phạm hành hình nhà vua, phải sống lưu vong ở Bỉ và qua đời ở nơi xứ người.

Điểm thứ ba: Giai đoạn rực rỡ nhất trong cuộc đời David là khi ông gặp gỡ vị tướng tài ba Napoleon.

Napoleon rất coi trọng David, đã phong ông làm họa sĩ của Hoàng đế.

Với sự xuất hiện của Vua Louis XIV ở Pháp, toàn bộ trung tâm nghệ thuật phương Tây đã chuyển đến Paris. Sau khi Vua Mặt Trời qua đời, tình nhân nổi tiếng của vua Louis XV, Madame Pompadour, được mệnh danh là mẹ đỡ đầu của nghệ thuật Rococo đã xuất hiện, và mở ra một chương mới. Toàn bộ Châu Âu thấm đẫm phong cách nghệ thuật Rococo với chủ nghĩa hưởng lạc ngọt ngào. Khi đó, cả Châu Âu đều đắm chìm trong bầu không khí xa hoa, gợi cảm, ngọt ngào và phóng túng thanh sắc.

Tuy nhiên, vật cực tất phản. Xuyên suốt các giai đoạn lịch sử nghệ thuật khác nhau, có một quy luật rất thú vị: Đó là khi phong cách nghệ thuật thiên tả quá mức thì sẽ có người bước ra kéo nghệ thuật sang phải, ngược lại nếu nghệ thuật thiên hữu quá mức thì sẽ có người xuất hiện kéo nghệ thuật sang trái.

Khi phong cách Rococo quá nồng nàn và ngọt ngào, nhiều người bắt đầu cảm thấy quá mức chịu đựng. Đã đến lúc cần có người đứng ra thanh lọc bầu không khí hưởng lạc uể oải trong giới nghệ thuật, khơi dậy tinh thần mạnh mẽ, thiêng liêng và trang nghiêm của thời kỳ cổ điển. Và David đã xuất hiện.

undefined
Chân dung tự họa của David. (Miền công cộng)

Năm 1784, với sự ra đời và phát triển của phong trào Khai sáng, vương quyền ở châu Âu bắt đầu có dấu hiệu lung lay. Con người đã chán ghét sự uể oải của phong cách Rococo. Vua Louis XVI lúc này muốn có một tác phẩm thể hiện sự lý trí, sự uy nghiêm và tính thiêng liêng của vương quyền cổ điển. Sau khi được giới thiệu, vị vua này đã gặp David và giao nhiệm vụ này cho ông.

"Lời thề của anh em nhà Horatii" - Bức tranh đưa David lên đỉnh cao danh vọng

Lúc ấy, David đã 36 tuổi. Trải qua nhiều năm rèn luyện và nghiên cứu miệt mài, kỹ thuật của David đã đạt đến trình độ tinh thông, đồng thời ông cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống và kiến thức lịch sử. Khi nhận lời ủy thác của nhà vua, một nguồn năng lượng dồn nén bấy lâu đã bùng nổ ở David. Sau một thời gian suy ngẫm, David cho ra đời kiệt tác "Lời thề của anh em nhà Horatii" (Oath of the Horatii). Tác phẩm này đã đưa David lên đến đỉnh cao danh vọng và khẳng định vị trí bậc thầy của ông trong ngành hội họa. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng bức tranh này.

Bức tranh lấy cảm hứng từ một câu chuyện có thật vào thời La Mã cổ đại. Khi đó, thành Roma và một thành bang khác xảy ra mâu thuẫn gay gắt, suýt chút nữa đã dẫn đến chiến tranh. Để tránh cảnh chết chóc, hai bên quyết định mỗi bên sẽ cử ra ba chiến binh để đấu tay đôi, lấy sinh mạng của những chiến binh này để giải quyết ân oán giữa hai thành bang.

Phía Roma đã chọn ba anh em nhà Horatii. Bức tranh mô tả cảnh tượng sau khi ba chiến binh nhận lệnh ra trận.

Các bạn hãy chú ý đến những nhân vật chính trong tranh. Bên phải bức tranh là người cha đang cầm ba thanh kiếm, chuẩn bị trao cho ba anh em có tình cảm sâu đậm đứng ở bên trái. Các nhân vật chính trong bức tranh đều có tạo hình lạnh lùng, cơ bắp cuồn cuộn, khuôn mặt nghiêm túc, thái độ trang nghiêm với bố cục chặt chẽ, đường nét rõ ràng, toát lên khí thế mạnh mẽ. Một tinh thần anh hùng mãnh liệt tuôn trào. Chủ nghĩa anh hùng chính là thế mạnh của David, đặc biệt là sau khi ông gặp được Napoleon.

Tiếp theo, hãy nhìn ba vòm cửa ở phía sau. Ba vòm cửa này tạo nên sự cân bằng cho tổng thể bức tranh.Việc sử dụng màu sắc tương đối đơn giản thể hiện bầu không khí trang nghiêm và thiêng liêng. Các đường gân, cơ bắp trên da thịt của nhân vật vô cùng sống động, những nếp gấp trên trang phục làm từ chất liệu khác nhau, ánh sáng sắc bén của mũ giáp và binh khí đều thể hiện kỹ thuật cao siêu của người họa sĩ.

Tiếp theo, các bạn hãy chú ý đến những người phụ nữ và trẻ em bên phải bức tranh. Những người phụ nữ này có lẽ là vợ và con của ba chiến binh. Khi biết tin chồng sắp phải tham gia trận chiến sống còn, trước mắt họ là một cuộc chia ly sinh tử. Nhưng vì đại nghĩa quốc gia, những người phụ nữ chỉ biết âm thầm rơi lệ, nén chặt nỗi đau.

Thế nhưng điều bi thảm nhất trong câu chuyện này chính là vợ của ba anh em nhà Horatii đều có xuất thân từ gia tộc sắp đối đầu với ba anh em chiến binh. Những người đàn ông trong gia tộc kia cũng đã đính hôn với những cô gái nhà Horatii. Vì vậy, dù kết quả trận đấu như thế nào, đây cũng sẽ là một thảm kịch đau lòng.

Bức tranh sơn dầu "Lời thề của anh em nhà Horatii" (Le Serment des Horaces), tác giả: Jacques-Louis David, sáng tác năm 1784. (Ảnh thuộc miền công cộng)

Dù câu chuyện đằng sau tác phẩm hay tinh thần được tác phẩm truyền tải là gì, thì bức tranh này vẫn thể hiện một cách hoàn hảo những nguyên tắc quan trọng của chủ nghĩa Tân cổ điển: thiêng liêng, trang trọng, cân bằng và lý trí.

Vào cuối thế kỷ 18, khi uy quyền của nhà vua dần suy yếu, "Lời thề của anh em nhà Horatii" đã quét sạch phong trào xã hội ủ rũ trước đây, mang đến cho giới nghệ thuật châu Âu một làn gió mới mạnh mẽ, lạnh lùng, một bầu không khí tràn đầy sức mạnh và khí chất anh hùng. Tác phẩm này nhận được rất nhiều sự khen ngợi khiến Jacques Louis David trở nên nổi tiếng.

"Cái chết của Socrates" giúp Jacques Louis David lưu danh sử sách

Ba năm sau, David lại cho ra đời một tác phẩm khiến ông lưu danh sử sách: "Cái chết của Socrates".

Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vị Thánh nhân vĩ đại nhất Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Socrates. Socrates có một học trò nổi tiếng tên là Plato, và Plato lại có một học trò nổi tiếng tên là Aristotle. Nếu so sánh một cách đại khái thì ba thầy trò của Socrates giống như Lão Tử, Khổng Tử và Mạnh Tử của Trung Quốc. Socrates tương đương với Lão Tử, Plato tương đương với Khổng Tử và Aristotle tương đương với Mạnh Tử. Hơn nữa, những vị Thánh nhân này đều sống trong cùng một thời đại.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem bức tranh: "Cái chết của Socrates" (The Death of Socrates).

Các bạn chỉ cần chú ý một số điểm chính:

Thứ nhất, tổng cộng có 13 nhân vật xuất hiện trong bức tranh, đây là con số mà người phương Tây cho là không may mắn.

Thứ hai, vị Thánh nhân ở giữa bức tranh đang hướng ngón tay trái lên trời, thể hiện sự tôn kính đối với Thần linh. Trước khi chết, vị Thánh nhân vẫn đang thảo luận với các học trò về Thần tính của con người, và sự kiên định trong đức tin. Đồng thời, Socrates đưa tay phải ra cầm lấy chén thuốc độc sẽ cướp đi mạng sống của mình nhưng không cần nhìn. Điều này thể hiện vị Thánh nhân ấy đã xem nhẹ việc sống chết. Bởi vì Socrates thường nói rằng, thân xác chỉ là xiềng xích của linh hồn. Muốn linh hồn thực sự thăng hoa, thì không thể ham mê lạc thú của thân xác. Hơn nữa, theo ghi chép trong "Phaedo" của Plato, trước khi chết, vị Thánh nhân còn dặn dò các học trò rằng cái chết không hề đáng sợ, chỉ cần nhìn thấu sống chết, mới có thể hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Điều này rất giống với lời dạy của Phật gia.

Nếu phóng to bức tranh, các đường nét cơ bắp, những đường gân xanh trên chân của các nhân vật vô cùng rõ ràng và sống động, thể hiện hoàn hảo kỹ thuật cao siêu của người họa sĩ.

Thứ ba, hình ảnh một người già đang cúi đầu trầm ngâm ở góc trái bức tranh chính là Plato. Ở đây họa sĩ đã có một giả định nghệ thuật, bởi vì theo lịch sử thực tế, vào ngày vị Thánh nhân Socrates hy sinh, Plato mắc bệnh nên không thể đến đưa tiễn. Hơn nữa, lúc ấy Plato cũng không già yếu như vậy. Tuy nhiên trong tác phẩm nghệ thuật này, người họa sĩ cho một Plato già yếu chứng kiến sự ra đi của vị Thánh nhân, càng làm tăng thêm cảm giác bi tráng của lịch sử.

Thứ tư, các bạn hãy chú ý đến người đang ngồi trước mặt Socrates và dùng một tay đỡ đầu gối của vị Thánh nhân. Đó là người học trò tên là Criton của Socrates. Theo ghi chép lịch sử, Crition đã liên tục khuyên thầy thay đổi ý định. Hơn nữa, trước đó người học trò này còn mua chuộc cai ngục, đào một đường hầm dưới sàn nhà giam. Các bạn hãy chú ý đến phiến đá dưới chân Criton, có hai chỗ lõm. Phiến đá này có thể nhấc lên được, và dưới phiến đá là đường hầm đã được đào sẵn. Criton hy vọng sẽ đưa thầy mình trốn khỏi Athens.

Hơn nữa, người ta nói rằng do danh tiếng lẫy lừng của Socrates, chính quyền Athens không muốn hành hình vị Thánh nhân này. Vì vậy, việc đào đường hầm đã được chính quyền ngầm cho phép, nghĩa là chính quyền cũng hy vọng Socrates sẽ âm thầm trốn thoát. Tuy nhiên, vị Thánh nhân kiên quyết từ chối lời cầu xin này.

Bức tranh "Cái chết của Socrates" do Jacques-Louis David vẽ vào năm 1787. (Ảnh thuộc miền công cộng)

Ở đây chúng ta cần nói rõ tại sao chính quyền Athens lại xử tử Socrates. Bởi vì vào thời điểm đó, xã hội Hy Lạp đã sa đọa nghiêm trọng, con người không còn tin tưởng vào các vị Thần chân chính, mà tin vào những điều sai lệch, tạo nên một thế lực tôn giáo tà ác lớn mạnh. Sự xuất hiện của Socrates đã đe dọa đến quyền lực và lợi ích của thế lực tà ác này.

Socrates ở tuổi 70 dũng cảm chịu chết

Socrates là người đầu tiên trong lịch sử phương Tây hy sinh vì chân lý và đức tin. Số phận của vị Thánh nhân này tương tự như Chúa Giêsu ở bốn thế kỷ sau. Socrates đề cao lối sống đạo đức, khuyến khích mọi người sống ngay thẳng và dũng cảm, giúp mọi người hướng đến sự thức tỉnh Thần tính bên trong bằng cách tự phản tỉnh, từ đó bước lên con đường tươi sáng và chân chính của sinh mệnh.

Sau cùng, học thuyết của Socrates bị chính quyền Athens phản đối. Chính quyền buộc tội vị Thánh nhân những tội danh vô cớ như: làm sai lạc giới trẻ, và bất kính với các vị Thần Hy Lạp. Khi ấy, Socrates có hai lựa chọn: rời khỏi Athens, không bao giờ quay lại hoặc uống thuốc độc tự sát. Vị Thánh nhân đã lựa chọn phương án thứ hai không chút do dự.

Socrates nói: "Tại sao tôi phải trốn chạy? Tôi có làm gì sai trái chăng? Tôi theo đuổi chân lý, chết vì chân lý, có gì đáng tiếc đâu?".

Hơn một trăm năm sau, Mạnh Tử cũng đã có những lời tương tự: “Đạo chi sở tại, tuy thiên vạn nhân ngô vãng hĩ” (Tạm dịch: Chỗ của Đạo, mặc dù có hàng ngàn vạn người ngăn cản, ta vẫn hướng tới).

Năm 399 trước Công nguyên, Socrates, vị Thánh nhân 70 tuổi, đã dũng cảm chịu chết.

Lịch sử đã ghi nhận nhiều trường hợp Thánh nhân xuất hiện làm lay chuyển thế những lực tà ác cũ, và phải chịu đựng sự bức hại. Socrates ở Hy Lạp cổ đại, Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cổ đại, Khổng Tử ở Trung Quốc cổ đại phải sống cuộc đời lang bạt, Chúa Jesus bị đóng đinh trên Thập tự giá vào thời La Mã cổ đại. Những sự kiện này không ngừng xuất hiện trong lịch sử.

Ngày nay ở Trung Quốc, Pháp Luân Đại Pháp bị chính quyền cộng sản tà ác đàn áp dã man trong suốt 20 năm. Ở Mỹ, sự xuất hiện của Trump đã làm rung chuyển thế lực đen tối trong đầm lầy Washington. Lịch sử luôn lặp lại! Nhưng có bao nhiêu người có thể hiểu được ý nghĩa đằng sau, hiểu được mong muốn của Thần?

Bài học duy nhất mà con người rút ra từ lịch sử chính là: con người không bao giờ rút ra được bài học nào từ lịch sử!

Trước khi hy sinh, Socrates vẫn bình tĩnh thảo luận về chủ đề linh hồn bất tử với các học trò và bạn bè. Vị Thánh nhân còn đề cập đến các không gian khác nhau xung quanh Trái Đất có các sinh mệnh khác nhau sinh sống, v.v.. Những chủ đề này khiến Socrates giống một nhà tiên tri hơn là một nhà triết học. Với một nhân cách vĩ đại, Socrates đã để lại cho nhân loại bài học sinh động nhất về sự sống và cái chết, đồng thời trả lời một cách trọn vẹn câu hỏi khiến vô số người băn khoăn.

Nhà xuất bản nổi tiếng người Anh John Boydell đã từng ca ngợi tác phẩm kinh điển này của David là tác phẩm vĩ đại nhất thể hiện sự Thần tính vĩ đại của con người.

Bức tranh gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở New York. Tôi thường đến bảo tàng này hai tuần một lần và đã xem bức tranh này cả trăm lần. Thế nhưng lần nào tôi cũng xúc động với Thần tính, sự bình tĩnh và thanh cao được thể hiện trong tác phẩm. Nếu bạn có cơ hội đến New York, nhất định đừng bỏ lỡ bức tranh này.

Tổ chế tác chương trình “Đại thoại tây du” - Biên tập: Lý Hạo
Đức Nhân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Jacques Louis David (1): Ông tổ trường phái Tân cổ điển