Khi tiểu hòa thượng gặp Hồng vệ binh…

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] Hồng vệ binh xông vào chùa với vẻ ngông cuồng hung hãn, họ nhe nanh múa vuốt như thể muốn đập tan tất cả. Họ không thể ngờ mọi thứ đều hoàn toàn thay đổi khi các tiểu hòa thượng xuất hiện. Câu chuyện ấy đã diễn ra như thế nào?

Ở phía bắc huyện Phù Phong, thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) có một ngôi chùa cổ được xây dựng vào thời Đông Hán, đó là chùa Pháp Môn. Trong chùa có Chân Thân bảo tháp, bên dưới bảo tháp là một địa cung lộng lẫy nơi thờ xá lợi xương ngón tay của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trong phong trào “Phá tứ cựu” năm 1966, một nhóm Hồng vệ binh hùng hổ kéo đến chùa Pháp Môn. Họ ngông cuồng phá hủy các tượng Phật bằng đồng trong điện thờ rồi tìm cách đào lớp đất bên dưới tòa bảo tháp. Vị sư trụ trì là Pháp sư Lương Khanh vội chạy tới ngăn cản, nhưng bị đánh đến mức máu chảy đầm đìa.

Không còn cách nào khác, ông đành khoác lên mình chiếc áo cà sa ngũ sắc rồi đổ dầu tự thiêu ngay trước Chân Thân bảo tháp. Hồng vệ binh không còn hung hăng như trước nữa, chúng run rẩy sợ hãi rồi chạy tán loạn. Nhờ đó, xá lợi ngón tay Phật cùng rất nhiều văn vật khác mới có thể được bảo toàn.

Trung Quốc: Kinh doanh đền chùa bị vỡ nợ vì chính sách ‘zero Covid’
Chùa Pháp Môn, một thắng cảnh ở Trung Quốc (Nguồn ảnh: Tang Ge Photography / WIKI / CC BY-SA)

Hơn 50 năm đã trôi qua, nhưng đến nay câu chuyện vị hòa thượng xả thân bảo vệ Phật Pháp vẫn khiến lòng người chấn động.

Năm 2016, Đoàn Nghệ thuật Shen Yun cho ra mắt vở vũ kịch “Tiểu hòa thượng và Hồng vệ binh”. Tác phẩm kể về những tiểu hòa thượng tinh nghịch nhưng vẫn hết lòng bảo vệ tự viện trước sự quấy phá của Hồng vệ binh.

Tác phẩm đưa khán giả trở về một thời kỳ điên cuồng trong lịch sử Trung Hoa – Cách mạng Văn hóa. Trên nền nhạc hài hòa, các động tác vũ đạo mang đầy thần thái đã lột tả nét đặc trưng của nhân vật và ghi đậm dấu ấn thời đại, qua đó truyền tải những thông điệp sâu sắc.

Nhóm Hồng vệ binh xông vào chùa với vẻ ngông cuồng hung hãn, họ nhe nanh múa vuốt như thể muốn đập tan tất cả. Nhưng sau một hồi trào phúng sôi động, nhóm “tiểu tướng” hùng hổ lúc trước lại bất ngờ gục đầu tê bại, biển thị nỗi chán chường và u ám trong tâm. Cuối cùng, bức tượng Phật đại hiển ánh quang minh khiến họ bàng hoàng sững sờ. Họ vội vàng quỳ xuống ăn năn hối lỗi, rồi lần lượt từng người, từng người cởi bỏ chiếc băng đỏ trên cánh tay. Tự sâu thẳm tâm hồn mình, họ hạnh phúc như vừa tìm được hy vọng trong đêm tối. Họ hiểu rằng cuối cùng sinh mệnh cũng thoát khỏi sự khống chế của băng đảng tà ác kia rồi.

Vở vũ kịch mang đến cho người xem cảm giác nhẹ nhàng pha lẫn nét hài hước, nhưng đồng thời vẫn toát lên vẻ trang nghiêm của Thần Phật. Quá khứ là tấm gương soi cho hiện tại, tác phẩm thông qua một mảnh ghép lịch sử mà gợi chúng ta ngẫm về ngày hôm nay, để lại trong lòng người bao chiêm nghiệm sâu sắc.

Mang trong mình sứ mệnh phục hưng 5000 năm văn hóa Thần truyền, các tác phẩm của Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã triển hiện trên vũ đài một Trung Hoa xán lạn, một Trung Hoa của “Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”, giàu nhân ái và đức tin trước khi bị ĐCSTQ thống trị. Vũ đạo và âm nhạc Shen Yun giúp người xem được khải ngộ tâm linh, nhận ra sự phá hoại của nền chuyên chính bạo ngược đối với các giá trị truyền thống.

Phật giáo truyền vào Trung Quốc từ thời Hán, sau đó phát triển nhanh chóng và đạt tới điểm cực thịnh vào thời Tùy, Đường. Hơn hai ngàn năm qua, tu hành trong Phật giáo và các pháp môn của Phật gia đã trở thành một bộ phận trọng yếu trong văn hóa tu luyện tại Trung Hoa. Rất nhiều thời kỳ trong lịch sử, trên đến thiên tử, dưới xuống lê dân, văn hóa lễ Phật và tín Phật đã đi sâu vào tâm khảm mỗi người. Tín ngưỡng đối với chính giáo cũng là nhân tố trọng yếu để duy hộ đạo đức và bảo trì sự ổn định của xã hội.

Đường Thái Tông là bậc minh quân có nhận thức sâu sắc về nhân quả luân hồi, ông từng khuyến khích văn võ bá quan cùng dân chúng hãy tích thiện và tránh xa điều ác. Trong “Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự”, ông đã ví các nguyên lý Phật Pháp như “từ vân” (mây lành), ca ngợi Phật giáo là “Pháp vũ” (mưa Pháp) thấm nhuần vạn vật để “thương sinh tội nhi hoàn phúc” (tội của chúng sinh không chỉ được hoàn trả mà còn được phúc lành). Ông từng viết: “Thị tri ác nhân nghiệp trụy, thiện dĩ duyên thăng, thăng trụy chi đoan, duy nhân sở thác”, ý nghĩa là: Nhờ đó mà hiểu rằng làm việc ác sẽ theo nghiệp báo rơi vào bể khổ, hành thiện sẽ theo Phật duyên thăng lên thiên đường, cho nên, có thăng lên hay giáng xuống là ở việc làm của mỗi người.

Trong quá trình truyền bá ở Hán địa, Phật giáo đã từng trải qua năm lần Pháp nạn. Trong đó Pháp nạn nghiêm trọng nhất chính là Cách mạng Văn hóa cách nay hơn 50 năm.

ĐCSTQ vừa lên nắm quyền đã dồn toàn bộ sức lực vào đàn áp chính giáo và bức hại các tín đồ. Tháng 8/1966, đoàn quân Hồng vệ binh lớn tiếng hô vang trên đường phố: “Phải phá tan hết thảy tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ”, gọi chung là “Phá tứ cựu”, kỳ thực chính là phá hủy văn hóa truyền thống 5000 năm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 10 năm Cách mạng Văn hóa ấy, nếu chỉ tính riêng tại Bắc Kinh thì trong số 6.843 di tích văn vật đã có đến 4.922 địa điểm bị phá hoại, 538.000 văn vật các loại thuộc cấp Quốc bảo bị phá hủy. Các di tích văn vật khác ở các nơi trên toàn quốc cũng đối mặt với thảm họa hủy diệt tương tự. Chùa chiền, tự viện, đạo tràng và cổ tháp hàng trăm năm tuổi bị tháo dỡ hoặc thiêu hủy. Các cuốn kinh Phật quý giá và tượng Phật cổ từ thời Đường... cũng bị hủy hoại. Con số thiệt hại rất lớn, khó có thể đo đếm được toàn bộ.

Chùa Bạch Mã, ngôi chùa được mệnh danh là đệ nhất của Trung Quốc cũng bị cướp bóc thê thảm. Thư ký chi bộ đảng thuộc Đại đội Sản xuất Chùa Bạch Mã đóng ở bên cạnh chùa đã chỉ huy nhóm nông dân vào chùa đập phá điên cuồng, khiến bức tượng hơn ngàn năm tuổi có từ thời nhà Liêu là “Thập bát La Hán” bị phá hủy, bộ kinh Bối Diệp do một vị cao tăng Ấn Độ mang đến từ hai ngàn năm trước bị đốt cháy, con ngựa bằng ngọc quý hiếm cũng bị đập tan.

Không chỉ chùa chiền bị phá hoại, văn vật bị thiêu hủy, mà tăng ni cũng bị ép phải hoàn tục. Có người bị đem ra đấu tố, thậm chí có người bị bắn chết. Vị Pháp sư tử vì Đạo ở chùa Pháp Môn chỉ là một góc nổi của tảng băng bi kịch ấy mà thôi.

Đến hôm nay Pháp nạn vẫn chưa dừng. ĐCSTQ đang bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”. ĐCSTQ vẫn không ngừng tước đoạt quyền được tín ngưỡng, chà đạp lên chính tín, chính giáo, xâm phạm nhân quyền, mà căn nguyên phía sau chính là sự thù địch đối với văn hóa truyền thống. Cuộc bức hại tín ngưỡng liên tục kéo dài trong nhiều thập kỷ đã khiến đạo đức xã hội trượt dốc, dân chúng thuộc mọi tầng lớp xã hội đều trực tiếp hay gián tiếp chịu bức hại.

Quay trở lại với sân khấu Shen Yun, vở vũ kịch tuy ngắn nhưng lại phản ánh một chủ đề nhức nhối của xã hội. Trừng phạt cái ác, hiển dương cái thiện, bảo vệ các giá trị truyền thống cũng chính là bảo vệ đạo đức và văn minh nhân loại. Đưa con người trở về với truyền thống, phục hưng 5000 năm văn hóa Thần truyền là một phước lành lớn không chỉ cho Trung Quốc mà còn cho cả nhân loại ngày hôm nay.

Mời quý độc giả đón xem trọn bộ tác phẩm: "Tiểu hòa thượng và Hồng vệ binh"

Theo Cao Thiên Vận - Epoch Times
Minh Tâm biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Khi tiểu hòa thượng gặp Hồng vệ binh…