Lũ lụt tiến vào Trung Nam Hải - Vì sao bão không vào Đài Loan?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều "cơ sở nhạy cảm" ẩn giấu ở Trác Châu đều bị ngập lụt. Trước trận lụt, các quan chức đảng đang chờ lệnh của ông Tập Cận Bình, cơn bão vừa thấy Đài Loan liền quay đầu, nhưng tiến vào Trung Quốc liền gây ra thảm họa. Phải chăng Trung Quốc cải cách Bắc Kinh gây ra tai họa, nước ngập Trung Nam Hải ?

Các quan chức bỏ chạy, Hà Bắc trong trận lụt và những "hình ảnh đảo ngược"

Hiện tại, vùng Bắc và Đông Bắc Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của lũ lụt. Trong ấn tượng của mọi người, vùng phía bắc vốn không như thế này. Nhưng cũng giống như bài hát “Điên đảo” do một ca sĩ Trung Quốc hát năm nay, thời tiết đã trở nên “đảo lộn” giống như giới quan chức Trung Quốc. Và tình trạng “điên đảo” này cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức trong trận lũ lụt ở miền Bắc Trung Quốc hiện nay.

Bạn đã bao giờ nhìn thấy tuyết vào tháng 8 chưa? Mặc dù ngày 8 tháng 8 là lập thu nhưng vẫn còn trong khoảng thời gian “tam phục” (một trong ba tiết nóng nhất trong năm). Nhưng chỉ đêm hôm trước, người dân địa phương tại thị trấn An Bình, huyện Hương Hà, Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, đã chụp được cảnh tuyết rơi dày khắp trời. Vào ngày 5/8, cũng có tuyết rơi ở khu vực Bình Sơn, Hà Bắc.

Tương tự, vào mùa thu vàng đàn ngỗng trời sẽ bay về phương nam, tuy nhiên, khi thời tiết tam phục chưa qua, người dân ở Bảo Định, tỉnh Hà Bắc đã chụp được ảnh đàn ngỗng trời xếp thành hàng dài và di cư về phía nam. Hiện tượng này rất bất thường.

Còn cán bộ địa phương trước đây thường được xem như “cha mẹ của dân”, họ là những người ở gần dân nhất, có thể quan sát rõ nhất tình hình của người dân. Khi thiên tai xảy ra, việc bảo vệ người dân lẽ ra cần được ưu tiên hàng đầu. Nhưng ngày nay trái ngược lại, trong thảm họa, các quan chức đảng thường đồng loạt biến mất. Khi thiên tai qua đi, họ mới xuất hiện và nhàn nhã dạo quanh khu vực bị thiên tai. Một nữ thị trưởng ở Bảo Định chính là người như vậy, còn bị nghi ngờ là dàn cảnh diễn trò thương dân.

Trong thảm họa, các quan chức đảng thường đồng loạt biến mất (Ảnh chụp màn hình)
Trong thảm họa, các quan chức đảng thường đồng loạt biến mất (Ảnh chụp màn hình)

Ngày 6 tháng 8, Bí thư tỉnh Hà Bắc đến đến khu vực an toàn nước lũ đã rút ở Trác Châu. Ông ta bị bị người dân chụp được và tung lên mạng. Ông ta cũng chỉ xuất hiện sau thảm họa thiên tai. Thậm chí cấp dưới của ông còn chạy đến ngăn cản mọi người chụp ảnh. Khi lũ lụt tràn vào Trác Châu, ông bí thư tỉnh Hà Bắc này còn hô lớn rằng Hà Bắc phải là “con hào bảo vệ” cho Bắc Kinh. Cho nên lần này thấy ông ta biểu diễn, có người địa phương hỏi vặn lại rằng, nói muốn xây hào, thì cần ông làm chủ tịch tỉnh làm cái gì!

Nhiều đơn vị quan trọng ở Trác Châu đối mặt với lũ lụt, các quan chức đảng đang chờ ông Tập hạ lệnh

Hơn nữa, trong thời đại của ông Tập Cận Bình hiện nay, các quan chức đều chờ chỉ thị từ “bên trên” và không dám làm gì hơn. Nếu làm nhiều, nếu cấp trên không hài lòng, thì chẳng những làm vô ích mà còn ảnh hưởng đến sự nghiệp, nếu không làm gì cả, thì có thể không gặp vấn đề gì, cũng chỉ như hiệu triệu của lãnh đạo “nghe lệnh mà làm”, đồng thời cũng phù hợp với quán tính “ngồi không ăn bám” của quan chức ĐCSTQ. Cho nên, hiện nay đã xuất hiện những hiện tượng kỳ quái, nhiều quan chức chủ động “nằm im” không làm gì, chỉ chờ lệnh cấp trên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lũ lụt ngày càng trầm trọng.

Tuy nhiên, điều “ngược đời” nhất khiến tình hình lũ ở Hà Bắc nghiêm trọng chính là việc chính quyền ông Tập Cận Bình ra lệnh “bảo vệ Hùng An”, bởi đó chính là “tiểu Bắc Kinh” và là “phó thủ đô” trong tâm trí ông Tập.

Tuy nhiên, điều “ngược đời” nhất khiến tình hình lũ ở Hà Bắc nghiêm trọng chính là việc chính quyền ông Tập Cận Bình ra lệnh “bảo vệ Hùng An”, bởi đó chính là “tiểu Bắc Kinh” và là “phó thủ đô” trong tâm trí ông Tập (Ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, điều “ngược đời” nhất khiến tình hình lũ ở Hà Bắc nghiêm trọng chính là việc chính quyền ông Tập Cận Bình ra lệnh “bảo vệ Hùng An”, bởi đó chính là “tiểu Bắc Kinh” và là “phó thủ đô” trong tâm trí ông Tập (Ảnh chụp màn hình)

Vào ngày 8/8, một phóng viên có thâm niên ở Bắc Kinh - Cao Du, đã tweet rằng một giám đốc cũ thuộc ủy ban cải cách hệ thống của chính phủ cũ đã nói vài câu thích đáng. Ông ấy nói rằng Thiên Tân là thích hợp nhất để làm phó đô, và không cần phải sắp xếp Hùng An vào. Ngoài ra, do Trác Châu nằm cạnh Bắc Kinh nên đương nhiên đóng vai trò “phân dòng” cho Bắc Kinh. Nhiều doanh nghiệp lớn, công ty công nghệ, cơ quan nghiên cứu của ĐCSTQ đã thành lập các đơn vị cấp hai tại Trác Châu.

Và lần này xả lũ, chính quyền dùng Trác Châu có độ cao từ 19 đến 69 mét so với mực nước biển, để bảo vệ Hùng An có độ cao từ 7 đến 19 mét so với mực nước biển. Trác Châu đã mất cảnh giác, không chỉ nông nghiệp địa phương mà còn nhiều cơ sở cấp hai của các ban ngành quan trọng ở Bắc Kinh cũng bị ngập lụt nghiêm trọng, chẳng hạn như "Viện nghiên cứu địa vật lý dầu khí" ở Trác Châu, đã bị thiệt hại hàng chục tỷ nhân dân tệ.

Tất cả những biểu hiện “đảo lộn" này chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, và chắc chắn sẽ đe dọa chính hệ thống của ĐCSTQ.

Bốn cổng lớn của điện Thái Hoà điện đã bị thổi bay, công trình Tử Cấm Thành vĩ đại bị ngập nước hai lần trong năm

Vào ngày 4 tháng 3 năm 2022, bốn cổng của điện Thái Hoà trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh đã bị gió thổi sập, đây là điều chưa từng có trong lịch sử. Điện Thái Hoà cao gần 27 mét, là sảnh lớn nhất và tráng lệ nhất trong Tử Cấm Thành. Trước kia, những hoạt động quan trọng như lễ đăng cơ của Hoàng đế triều Minh, Thanh, hôn lễ, sắc phong hoàng hậu, triệu tập tướng xuất chinh, đều được tổ chức ở điện Thái Hòa.

Cửa lớn của Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh bị gió thổi sập hôm 4/3/2022. (Ảnh chụp màn hình)
Cửa lớn của Điện Thái Hòa trong Tử Cấm Thành Bắc Kinh bị gió thổi sập hôm 4/3/2022. (Ảnh chụp màn hình)

Tại Đài Loan có một Hiệp hội Kinh Dịch. Một trong những thành viên ban điều hành của hiệp hội này là Thái Trúc Hân. Thời điểm đó, ông nói với giới truyền thông rằng, yếu tố quan trọng nhất trong dương trạch phong thủy chính là “cửa”, là nơi mà dương trạch xua đuổi điều hung ác và thu nạp điều cát tường. Cánh cửa lớn bị gió thổi bay đi, có nghĩa là sức mạnh bảo vệ của "cánh cổng" đã rất yếu, và nó tượng trưng cho sự sụp đổ của triều đại cũ.

Đây là sự việc xảy ra vào năm ngoái, hơn một năm sau, Tử Cấm Thành lại bị ngập lụt, hơn nữa chỉ trong một tuần ngắn cuối tháng 7, nó đã bị ngập hai lần. Theo lý thông thường, ngay cả khi mưa lớn, lẽ ra Tử Cấm Thành cũng không thể như thế. Trước tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu về thiết kế hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế Chu Đệ nhà Minh, hàm chứa bao điều bí ẩn của trời đất, là tuyệt tác tinh tế, và là công trình phải mất tới 14 năm để hoàn thành. Việc lựa chọn vị trí của "trục trung tâm", nằm ở phía bắc, hướng quay về phía nam, sự sắp xếp ngôi cửu ngũ (ngôi vua), các long mạch trên trục trung tâm và hệ thống nước bên trong và bên ngoài Tử Cấm Thành, bao gồm cả Trung Nam Hải, v.v., tạo thành thủy long long mạch, đều là những kiến tạo bố cục dựa trên học vấn vô cùng tinh thâm.

Có người đã từng nối tất cả các cung điện, toà nhà lớn nhỏ trong Tử Cấm Thành, nhìn từ trên xuống trông giống như lưng của một vị Phật khổng lồ. Điều đó có nghĩa là, việc xây dựng toàn bộ Tử Cấm Thành là một việc phi thường, tất nhiên bao gồm cả hệ thống thoát nước của nó.

Thiết kế thoát nước của Tử Cấm Thành: Tài tình, hùng vĩ, "Trung Nam Hải" là bể thoát nước của Tử Cấm Thành

Trước hết, địa thế của Tử Cấm Thành phía bắc cao và phía nam thấp, ở giữa cao và còn hai bên thấp. Cổng phía bắc của Thần Vũ môn cao hơn cổng phía nam của Ngọ môn khoảng 2 mét, độ dốc cao ở phía bắc và thấp ở phía nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước tự nhiên.

Đồng thời, hệ thống thoát nước bên trong Tử Cấm Thành rất tỉ mỉ chính xác, bao gồm các công trình thoát nước khác nhau bao gồm kênh rạch mở, cống ngầm, đầu rồng, lỗ đồng tiền.

Về tòa nhà chính ở trung tâm của Tử Cấm Thành, ba toà đại điện lớn là điện Thái Hoà, điện Trung Hoà, điện Bảo Hoà, đều được xây dựng trên bậc tam cấp với chiều cao 8,13 mét, phía dưới lan can quanh bậc thềm có lỗ thoát nước mưa. Dưới mỗi cây cột còn có một đầu rồng bằng đá được chạm khắc tinh xảo, trên miệng của nó có một lỗ tròn, cũng là một kênh thoát nước phụ trợ.

Dưới mỗi cây cột còn có một đầu rồng bằng đá được chạm khắc tinh xảo, trên miệng của nó có một lỗ tròn, cũng là một kênh thoát nước phụ trợ (Ảnh chụp màn hình)
Dưới mỗi cây cột còn có một đầu rồng bằng đá được chạm khắc tinh xảo, trên miệng của nó có một lỗ tròn, cũng là một kênh thoát nước phụ trợ (Ảnh chụp màn hình)

Tất cả các "đầu rồng” trên bậc tam cấp cộng lại với nhau sẽ có 1142 lỗ thoát nước đầu rồng. Hơn nữa, tất cả các bậc thềm đều hơi nghiêng ra bên ngoài nên mỗi khi trời mưa, nước mưa sẽ tự nhiên chảy ra xung quanh và được xả ra từ “đầu rồng” trên thềm, tạo thành cảnh quan “ngàn rồng phun nước”. Sau đó, nước rút sẽ chảy xuống rãnh thoát nước đá xung quanh bậc thềm. Hệ thống thoát nước của Tử Cấm Thành dùng chỗ chính giữa ngự đạo của hoàng đế làm đường phân chia nước, địa hình phía đông và phía tây thấp dần, nước mưa thuận theo địa hình chảy về phía đông và phía tây, đi qua các công trình khác nhau và chảy vào con hào rộng 52 mét bên ngoài bức tường Tử Cấm Thành.

Do có bên trong Tử Cấm Thành có rất nhiều toà nhà kiến trúc, có hơn 90 sân có kích thước khác nhau và mỗi sân đều được tách biệt với nhau. Để thoát nước thuận lợi, nhiều mương hở, mương ngầm, cống, rãnh dẫn nước, v.v., được thiết lập đan xen lẫn nhau trong Tử Cấm Thành. Chiều dài của rãnh nước mưa cổ đại được bảo tồn cho đến ngày nay là hơn 15 km, và tổng chiều dài của cống ngầm là 13 km.

Nước mưa từ sảnh chính và các sân khác nhau chảy qua những kênh rãnh này, chảy vào một kênh thoát nước lớn trong Tử Cấm Thành, tên là "sông Kim Thủy Nội", uốn lượn và chảy qua thành phố, tổng chiều dài hơn 2000 mét. Sông Kim Thủy bên trong được kết nối với "hào nước" bên ngoài bức tường Tử Cấm Thành, cũng chính là "sông Kim Thuỷ ngoại", và sông Kim Thuỷ ngoại xả nước vào Trung Nam Hải cùng những nơi khác. Trung Nam Hải là một trong những thành phần của hệ thống nước bên ngoài Tử Cấm Thành.

ĐCSTQ cải tạo Bắc Kinh cũ, phá hoại các tuyến đường nước và lũ lụt chảy ngược vào Trung Nam Hải, Tử Cấm Thành thoát nước khó

Ngoài ra, còn có Đại Minh Hào, Thái Bình Hồ, Tây Uyển Thái Dịch Trì, Hậu Hải, v.v. có thể dùng để thoát nước lũ cho Tử Cấm Thành, cũng có thể giúp Tử Cấm Thành ngăn dòng nước mưa bên ngoài giúp hoà hoãn lại. Nếu bên ngoài có lũ lụt, những hồ này có thể tích trữ nước, đảm bảo nước bên ngoài không đổ vào Tử Cấm Thành.

Thực ra những sắp xếp khéo léo, tỉ mỉ cùng những suy xét về phong thủy còn phức tạp hơn thế nhiều. Vì vậy, kể từ khi Tử Cấm Thành được xây dựng hơn 600 năm trước, cho đến tận sau này, trong lịch sử Tử Cấm Thành chưa bao giờ bị lụt, nghiêm trọng nhất chỉ có nước chạm vào tường thành. Đây cũng là một trong những kỳ tích trong lịch sử kiến ​​trúc nhân loại.

Nhưng hiện nay, trong Tử Cấm Thành còn xảy ra tình trạng ngập úng. Đối với sự việc này hiện có nhiều cách giải thích khác nhau. Một là quan khách tới thăm nơi này vứt rác, đã làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Điều này khá khiên cưỡng, chẳng khác nào công khai thừa nhận rằng nhân viên Tử Cấm Thành đã không làm tốt công việc dọn dẹp hàng ngày. Nhưng mục đích nói điều này có thể là vì muốn chuyển sự chú ý khỏi lý do thực sự.

Một giả thuyết khác lại cho rằng việc ĐCSTQ cải tạo Bắc Kinh cũ, bao gồm cả việc cải tạo các khu vực xung quanh Tử Cấm Thành, đã phá hủy cấu trúc thoát nước ban đầu và gây ra các vấn đề về thoát nước. Một điểm khác, liên quan đến cách giải thích này và cũng liên quan đến phong thủy. Đó là lũ lụt nghiêm trọng bên ngoài có hiện tượng chảy ngược. Trung Nam Hải và các hầm nước khác vốn có tác dụng thoát nước và ngăn nước vào Tử Cấm Thành, đã không thể thoát nước tốt, khiến nước đổ vào Trung Nam Hải bị tắc nghẽn ở đó, từ đó làm nước trong Tử Cấm Thành không chảy thoát đi được và bị tích đọng.

Đó là lũ lụt nghiêm trọng bên ngoài có hiện tượng chảy ngược. Trung Nam Hải và các hầm nước khác vốn có tác dụng thoát nước và ngăn nước vào Tử Cấm Thành, đã không thể thoát nước tốt, khiến nước đổ vào Trung Nam Hải bị tắc nghẽn ở đó, từ đó làm nước trong Tử Cấm Thành không chảy thoát đi được và bị tích đọng (Ảnh chụp màn hình)
Đó là lũ lụt nghiêm trọng bên ngoài có hiện tượng chảy ngược. Trung Nam Hải và các hầm nước khác vốn có tác dụng thoát nước và ngăn nước vào Tử Cấm Thành, đã không thể thoát nước tốt, khiến nước đổ vào Trung Nam Hải bị tắc nghẽn ở đó, từ đó làm nước trong Tử Cấm Thành không chảy thoát đi được và bị tích đọng (Ảnh chụp màn hình)

Một bậc thầy phong thủy nổi tiếng tên là "Phong Thủy Hào" đã đề cập đến điểm này khi trả lời phỏng vấn với truyền thông nước ngoài Kanzhongguo cách đây vài ngày. Ông cho rằng, việc Tử Cấm Thành bị ngập lụt là do Trung Nam Hải bị “tắc nghẽn”, Tử Cấm Thành là biểu tượng của quyền lực, nay “nước nghẽn ở Trung Nam Hải", Tử Cấm Thành bị ngập lụt là dấu hiệu triều chính bất ổn.

Gần đây bão đều đi vòng qua Đài Loan, bão Khanun đi qua rìa ngoài còn giúp Đài Loan "bổ sung" nước cho các hồ chứa nước

Trên thực tế, thật kỳ lạ, khi cơn bão gần đây đổ vào phía Bắc Trung Quốc, theo hướng địa lý thì lẽ ra Đài Loan sẽ gặp nguy hiểm nhất. Tuy nhiên những năm gần đây, khi bão đến gần Đài Loan đều lại rẽ hướng. Đầu tháng 8, bão Doksuri đi vòng qua Đài Loan, đầu tiên đổ bộ vào Phúc Kiến, sau đó thẳng tiến vào Hoa Bắc và Đông Bắc Trung Quốc, nơi vốn tưởng như hoàn toàn không bị ảnh hưởng này, cuối cùng lại bị ảnh hưởng nặng.

Và vừa qua một cơn bão Khanun vừa hình thành, đã ngoặt gấp một cách thần kỳ, rời xa Đài Loan, và khi đến gần Nhật Bản, nó đã rẽ 90 độ và hướng về phía bắc, tiến về Bán đảo Triều Tiên và đông bắc Trung Quốc.

Khi cơn bão Khanun đi qua vùng biển phía đông bắc Đài Loan, vùng ven của Đài Loan đã phần nào bị ảnh hưởng, vùng Nam Đầu cũng xảy ra một trận lũ lớn nhưng không gây ra lũ lụt nghiêm trọng toàn Đài Loan. Ngược lại, cơn bão Khanun quét rìa ngoài Đài Loan đã khiến Đài Loan có mưa, giúp các hồ chứa lớn được đầy nước. Cơn bão đổ bộ vào Trung Quốc là một thảm họa, nhưng đến Đài Loan lại trở thành có ích.

Khi cơn bão Khanun đi qua vùng biển phía đông bắc Đài Loan, vùng ven của Đài Loan đã phần nào bị ảnh hưởng, vùng Nam Đầu cũng xảy ra một trận lũ lớn nhưng không gây ra lũ lụt nghiêm trọng toàn Đài Loan (Ảnh chụp màn hình)
Khi cơn bão Khanun đi qua vùng biển phía đông bắc Đài Loan, vùng ven của Đài Loan đã phần nào bị ảnh hưởng, vùng Nam Đầu cũng xảy ra một trận lũ lớn nhưng không gây ra lũ lụt nghiêm trọng toàn Đài Loan (Ảnh chụp màn hình)

 

Các kênh truyền thông Đài Loan lần lượt đưa tin rằng, cơn bão Khanun đã giúp các hồ chứa của Đài Loan được bổ sung nước. Nó mang tới lượng mưa đáng kể cho khu vực lưu vực của các hồ chứa, và tình hình nước của Đài Loan đã được cải thiện. Hồ chứa Đào Viên Thạch Môn, Tân Trúc Vĩnh Hoà Sơn, Miêu Lật Minh Đức, hồ chứa đầm Lý Ngư, Nhật Nguyệt, Nhân Nghĩa v.v. lượng chứa nước đạt gần 100%. Trong khi đó tất cả hồ chứa nước Bảo Sơn, hồ chứa Bảo Sơn thứ hai, Vân Lâm Hồ Sơn, Nam Hoá đã đạt 100% lượng trữ nước! Cuối cùng, hoá ra cơn bão lại thành có lợi.

Tuy nhiên, trước sự việc này, người dân Đài Loan có suy nghĩ thế nào? Có người nói: Đây là ý Trời! Có người nói: Thần nắm mọi điều trong tay, con người nên thiện lương, không được sát sinh quá độ, không xa hoa phung phí, nên quý trọng vạn vật, kính trọng trời đất!

Ngoài ra, như một cư dân mạng đã nói: Đây là nhờ ý thức tập thể của tín ngưỡng, lòng nhân ái, kính trời đất và quản trị đất nước khoa học của người dân Đài Loan, chắc chắn còn có sự che chở và phù hộ của Trời. Bà cũng cảnh báo, một khi người Đài Loan đánh mất sự yêu thương, ích kỷ, thiếu khiêm nhường kính trời yêu đất, không có sự biết ơn thì phúc khí sẽ rời đi mất.

Một cư dân mạng Đài Loan cảnh báo: một khi người Đài Loan đánh mất sự yêu thương, ích kỷ, thiếu khiêm nhường kính trời yêu đất, không có sự biết ơn thì phúc khí sẽ rời đi mất (Ảnh chụp màn hình)
Một cư dân mạng Đài Loan cảnh báo: một khi người Đài Loan đánh mất sự yêu thương, ích kỷ, thiếu khiêm nhường kính trời yêu đất, không có sự biết ơn thì phúc khí sẽ rời đi mất (Ảnh chụp màn hình)

Tại sao cơn bão bỏ qua Đài Loan?

Đây là những điều mà cư dân mạng Đài Loan đang thảo luận sôi nổi. Có thể thấy, tuy chỉ cách nhau một eo biển nhưng suy nghĩ của người dân hai nơi này lại hoàn toàn khác nhau. Và có thể điểm mấu chốt nằm ở đây. Một nơi chứa đựng những thứ bị ĐCSTQ rót vào trong nhiều thập kỷ thì cơn bão đi qua mang tới thảm họa; còn một nơi luôn có ý thức truyền thống, biết tri ân, hướng thiện, kính Thiên lễ Phật, biết xem xét, kiềm chế bản thân thì cơn bão dù tới cũng bỏ đi, hoặc sẽ mang tới cơn mưa lành.

Đôi khi, chúng ta không thể không tin những điều này, con người thực sự quá nhỏ bé! Đừng như ĐCSTQ luôn mang tư tưởng đấu với Trời, đấu với Đất, vì lợi cho mình mà làm tổn hại người khác; nếu mang tâm kính uý với Đất Trời sẽ có thể được bảo vệ.

Nói đến đây, tôi nhớ ở Đài Loan có một giáo viên dạy văn học và văn hóa Trung Quốc trên mạng rất nổi tiếng, họ của cô ấy hình như là Âu. Cô có một đoạn văn khiến tôi rất ấn tượng, vì văn học cũng là nghệ thuật, nên cô ấy đã nói về nguồn gốc của nghệ thuật. Đại ý cho rằng, ngày nay có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của nghệ thuật. Một giả thuyết khá chính thống cho rằng nghệ thuật được tạo ra bởi con người để ca ngợi Thần, một giả thuyết khác được cho rằng sự xuất hiện của nó để phục vụ chính trị, và người ta nói rằng “người lao động” đã tạo ra nghệ thuật. Cô nói, đây chính là cách nói của Mác-Lênin, họ phủ định Thần và đặt “người lao động” trong lý thuyết của họ lên vị trí rất cao, nói rằng người lao động tạo ra cái này, người lao động tạo ra cái kia.

Nhưng cô đã nêu ra những nghi ngờ của mình và của giới học thuật, điều mà ở Trung Quốc không thể nghe được. Cô cho rằng người lao động tuy vất vả, nhưng nghệ thuật rất tinh tế và tế nhị, không phải như kéo thuyền hay làm việc mà hô lên vài tiếng là làm ra được. Vì vậy, cô nói rằng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cơ bản là không thể đứng vững trong giới học thuật. Tuy nhiên, điều này không chỉ được coi là tiêu chuẩn ở Trung Quốc, mà bạn không được phép nói điều khác. Nếu bạn nói rằng nghệ thuật được tạo để ca ngợi Thần, thì ĐCSTQ sẽ bức hại bạn. Vậy bạn nói xem ĐCSTQ này là như thế nào?

Trong thời đại hiện nay của chúng ta, có thể mọi thứ không hề đơn giản, nếu như thực sự có sự canh tân vũ trụ như được đề cập trong lời tiên tri của người Maya, hay trong các dự ngôn khác về sự luân chuyển của cái cũ và cái mới, và sự thanh lọc của sự sống mới, thì đó là đề cập đến thời đại của chúng ta. ĐCSTQ cổ vũ thuyết vô Thần và thuyết tiến hóa, ĐCSTQ cạnh tranh với các lực lượng chính diện. Đây chính là trở ngại lớn nhất cho việc tự cứu mình và hướng tới cuộc sống mới của con người ngày nay?

Chúng ta hãy cùng điểm lại những cơn bão trong những năm gần đây đã đi vòng quanh eo biển Đài Loan một cách thần kỳ như thế nào.

Trong lịch sử, các cơn bão đã lần lượt tránh khỏi Đài Loan trong nhiều năm!

Đài Loan nằm ở vị trí giao giới của Philippine và Á-Âu, nằm trên một trong những con đường chính hình thành, phát triển và đi vòng của bão ở Tây Thái Bình Dương. Vì vậy hàng năm Đài Loan phải đối mặt với sự tấn công của các cơn bão. Theo thống kê khí tượng của Đài Loan, từ năm 1911 đến 2019, mỗi năm Đài Loan trung bình phải đối mặt với 3 cơn bão, và nhiều nhất thậm chí lên tới 7 cơn bão, trong đó một số cơn bão rất nguy hiểm. Ví dụ, cơn bão Sailoma năm 1977 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho miền nam Đài Loan chỉ vài giờ sau khi đổ bộ vào Đài Loan. Nó được xem như sự kiện tàn phá lớn nhất ở Đài Loan kể từ Thế chiến II.

Đài Loan nằm ở vị trí giao giới của Philippine và Á-Âu, nằm trên một trong những con đường chính hình thành, phát triển và đi vòng của bão ở Tây Thái Bình Dương. Vì vậy hàng năm Đài Loan phải đối mặt với sự tấn công của các cơn bão (Ảnh chụp màn hình)
Đài Loan nằm ở vị trí giao giới của Philippine và Á-Âu, nằm trên một trong những con đường chính hình thành, phát triển và đi vòng của bão ở Tây Thái Bình Dương. Vì vậy hàng năm Đài Loan phải đối mặt với sự tấn công của các cơn bão (Ảnh chụp màn hình)

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một hiện tượng thần kỳ đã xảy ra. Kể từ cơn bão Bailu vào cuối tháng 8 năm 2019, đã có 14 cơn bão xuất hiện xung quanh Đài Loan nhưng cuối cùng đều rời đi một cách kỳ diệu. Trong số đó, cơn bão Atsani chỉ cách Đài Loan 40 km, nhưng cuối cùng nó đã không tiến vào đất liền.

Vào tháng 8 năm 2020, cơn bão Bavi, sau khi nó được hình thành trên vùng biển phía đông Đài Loan, lại lách qua Đài Loan và đi thẳng lên phía bắc, xuyên qua Triều Tiên và đi thẳng đến Đông Bắc Trung Quốc. Nó trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào khu vực đông bắc Liêu Ninh kể từ năm 1949. Khi đổ bộ, sức gió tối đa vùng gần tâm đạt cấp 12.
Trước đó không lâu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại một cuộc họp báo rằng: Hãy để cơn bão dữ dội hơn. Hoá ra nó lại thành sự thực.

Ngoài ra, từ bản đồ "Đường đi dự kiến ​​của bão" do đài truyền hình NHK Nhật Bản sản xuất năm 2022, có thể thấy các cơn bão từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2022 đã đột ngột đổi hướng và thổi về phía Nhật Bản sau khi áp sát Đài Loan, trong khi các cơn bão vào tháng 6, tháng 11, và tháng 12 di chuyển thẳng về phía Đông Nam Á và thổi về phía Trung Quốc. Toàn cảnh xem ra dường như tất cả các cơn bão dường đều có ý thức, và trước khi đến Đài Loan chúng đã nhận được mệnh lệnh nào đó, vào đã tránh Đài Loan một cách hoàn hảo.

Trong lịch sử đã có những thời điểm không có cơn bão nào đổ bộ vào Đài Loan, ví dụ như năm 1964 có tới 34 cơn bão không đi qua Đài Loan.

Từ năm 1972 đến năm 1973, hai năm liền không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên trong giai đoạn lịch sử này không có cơn bão nào đổ bộ trực tiếp vào Đài Loan trong hơn ba năm liên tiếp. Nếu trong vài tháng tới không có cơn bão nào đổ bộ vào đất liền Đài Loan, nó sẽ lập kỷ lục không có cơn bão nào đổ bộ vào Đài Loan trong 4 năm liên tiếp từ 2020 đến 2023.

Vậy điều gì đã xảy ra với Đài Loan trong những năm gần đây? Ngoài lời giải thích của một số nhà khoa học, thay đổi lớn nhất ở Đài Loan là sau khi phong trào chống dẫn độ ở Hồng Kông nổ ra vào năm 2019, thái độ “từ chối ĐCSTQ” của người dân Đài Loan đã trở nên rất rõ ràng! Chưa nói đến bão, ngay cả đợt bùng phát đại dịch Covid bắt đầu từ cuối năm 2019, cũng không lây lan quá nghiêm trọng ở Đài Loan. Điều này nghe có vẻ không có sự liên quan trực tiếp, nhưng tôi cho rằng đó là lời giải thích tốt nhất!

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của NTDVN)

Theo Lý Đại Vũ - paianjingqi

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Lũ lụt tiến vào Trung Nam Hải - Vì sao bão không vào Đài Loan?