Người đàn ông giàu nhất thế giới từng 2 lần cứu Đế quốc Đại Thanh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu thế kỷ 19, nhà Thanh thực sự chiếm vị trí độc tôn trong thương mại quốc tế, cùng những chính sách thương mại đặc biệt, đế chế đã sinh ra một nhóm người siêu giàu. Bài viết này sẽ kể về một doanh nhân xuất chúng, sự giàu có của ông có thể sánh ngang một quốc gia. Ông đã tạo ra một tập đoàn đa quốc gia lớn, nhưng sau đó điều chờ đợi ông là. . .

Năm 2001, tờ Wall Street Journal đã bình chọn ra 50 người giàu nhất thế giới trong hơn 1000 năm qua, trong danh sách có tới 6 người Trung Quốc.

Họ là Thành Cát Tư Hãn và cháu trai Hốt Tất Liệt, sủng thần Hoà Thân của vua Càn Long, thái giám Lưu Cẩn của Hoàng đế Minh Vũ Tông, thương nhân Ngũ Bỉnh Giám trong triều đại nhà Thanh, và Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Hoa Dân Quốc Tống Tử Văn. Mặc dù 6 người này đều đã từng lọt vào danh sách người giàu của Forbes qua các thời kỳ, nhưng chỉ có Ngũ Bỉnh Giám lọt vào danh sách này hoàn toàn nhờ vào bản lĩnh kinh doanh kiệt xuất. Mức độ giàu có của ông có thể làm bất kỳ ai kinh ngạc.

Vị trí cuối cùng trong danh sách những người giàu thiên niên kỷ này, chính là Bill Gates. So với Ngũ Bỉnh Giám, Bill Gates thì là nhận vật rất nhỏ.

Bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về nhân vật từng giàu nhất thế giới, một huyền thoại phú hào bậc nhất Trung Quốc - Ngũ Bỉnh Giám.

Truyền kỳ về Ngũ Bỉnh Giám

Chàng trai 25 tuổi tên John Murray Forbes đi bộ vội vã trên đường phố Quảng Châu. Forbes từ nước Mỹ tới. Forbes này và người sáng lập ra Danh sách xếp hạng những người giàu của Forbes - B.C Forbes tới từ Scotland không phải là cùng một người.

Forbes đã làm việc trong một công ty nước ngoài tên là hãng buôn Di Hoà trong 8 năm, và hiện anh đang về nhà đoàn tụ với vợ. Hôm nay, anh đến hãng buôn Di Hoà để nói lời từ biệt lần cuối với ông chủ kiêm bố nuôi - Hạo Quan.

John Murray Forbes (Ảnh chụp màn hình)
John Murray Forbes (Ảnh chụp màn hình)

Forbes bước vào hãng buôn Di Hoà, nhìn thấy Hạo Quan ngồi trong đại sảnh, vừa uống trà vừa đợi anh. Forbes tiến hai bước, thực hiện bái lễ theo kiểu Trung Quốc. Hạo Quan nhanh chóng đỡ anh dậy, giải thích một vài từ, rồi lấy ra một phong bì, đặt nó vào tay Forber, nói rằng đó là một chút tấm lòng, mong anh hãy mang theo. Sau đó, Hạo Quan ra hiệu cho Forber mở phong bì ra xem. Forbes mở nó ra, mắt anh mở to kinh ngạc, bên trong là một tờ ngân phiếu trị giá 100.000 USD.

Vào thời điểm đó, một công nhân ở Hoa Kỳ có mức lương hàng năm khoảng 90-180 USD. Mức lương hàng năm của một giáo viên trung học là 150-400 USD. Thu nhập hàng năm của một nhân viên chính phủ bình thường là 300-800 USD. Khoản tiền 100.000 USD dành cho những người lao động nhập cư vào thời điểm đó là một con số không thể tưởng tượng. Tất nhiên, thời đó giá nhà cũng không đắt như ngày nay. Forbes vội nói rằng số tiền này là quá nhiều và anh thực sự không thể cầm nó.

Hạo Quan mỉm cười, vỗ vai anh và nói: “Số tiền này bao gồm lương và phúc lợi mà con đã theo ta 8 năm qua, phần còn lại coi như là đầu tư của ta cho con. Hy vọng con có thể sử dụng số tiền này cho mục đích hữu ích khi trở về nhà”.

Hạo Quan chính là nhân vật Ngũ Bỉnh Giám.

Hạo Quan chính là nhân vật Ngũ Bình Giảm (Ảnh chụp màn hình)
Hạo Quan chính là nhân vật Ngũ Bỉnh Giám (Ảnh chụp màn hình)

Thời đó, tất cả các đại lý thương mại có một tên doanh nghiệp bên cạnh tên thật của họ. Tên doanh nghiệp của hãng buôn Di Hoà là “Hạo”, ”Quan” là một danh hiệu danh dự, có nghĩa là "Tiên sinh". Các doanh nhân nước ngoài thường tôn vinh Ngũ Bỉnh Giám là Ngũ Hạo Quan.

Thực tế đã chứng minh tầm nhìn của Ngũ Bỉnh Giám thực sự chính xác. Còn Forbes thì sao? Sau này, anh đã làm nên thành tựu gì? Trước tiên hãy nói về Ngũ Bỉnh Giám. Ông đã trở thành người giàu nhất thế giới như thế nào?

13 hãng buôn ở Quảng Châu

Địa vị Quảng Châu đã trải qua những thăng trầm trong lịch sử. Vào thời nhà Hán, Quảng Châu đã xuất hiện như một cơ sở giao dịch. Vào thời đó nó được gọi là “Phiên Ngung”.

Quảng Châu đời Đường đã trở thành một hải cảng lớn ở phương Đông. Tuy nhiên, từ đầu thời nhà Minh, chính sách cấm biển đã được thi hành khiến Quảng Châu đã từng lâm vào suy tàn. Năm Khang Hy thứ 23 nhà Thanh, tức năm 1684, sau khi thu hồi Đài Loan, chính sách ngoại thương nới lỏng đã được khôi phục trở lại. Hoàng đế Khang Hy khai phóng Quảng Châu và Chương Châu, Ninh Ba, núi Vân Đài thành những thành phố được đặc quyền tham gia ngoại thương

Về cơ bản, dọc theo bờ biển phía đông nam của Trung Quốc, các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô đều có đặc khu ngoại thương, những nơi khác không được phép làm thương mại với nước ngoài. Tương ứng, bốn hải quan lớn của Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô và Chiết Giang được thành lập.

Nhưng vào năm Càn Long thứ 22, tức năm 1757, Hoàng đế Càn Long cắt 3 trong 4 đặc khu ngoại thương, chỉ giữ lại Quảng Châu, và đổi thành thông thương một cửa. Lý do chính là từ giữa triều đại nhà Thanh được gọi là thịnh thế, cách trị vì đã thực sự trở nên bảo thủ. Hoàng đế Càn Long cảm thấy lo lắng rằng có quá nhiều người nước ngoài và hàng hóa nước ngoài đến Trung Quốc, tiếp xúc với người Trung Quốc quá dồn dập, sẽ làm thay đổi phong tục của Trung Quốc. Điều này sẽ khiến tâm tư người dân giảo hoạt, phá hoại quân đội và sẽ không thể quản lý được. Vì vậy, phải đóng cửa. Nhưng lệnh cấm sẽ cắt đứt kế sinh nhai của người dân ven biển, sợ gây ra bạo loạn nên đã quyết định đóng ba cảng và chỉ mở cảng Quảng Châu làm thông thương một cửa, hơn nữa dùng chế độ thương hội.

Hoàng đế Càn Long cảm thấy lo lắng rằng có quá nhiều người nước ngoài và hàng hóa nước ngoài đến Trung Quốc, tiếp xúc với người Trung Quốc quá dồn dập, sẽ làm thay đổi phong tục của Trung Quốc. Điều này sẽ khiến tâm tư người dân giảo hoạt, phá hoại quân đội và sẽ không thể quản lý được (Ảnh chụp màn hình)
Hoàng đế Càn Long cảm thấy lo lắng rằng có quá nhiều người nước ngoài và hàng hóa nước ngoài đến Trung Quốc, tiếp xúc với người Trung Quốc quá dồn dập, sẽ làm thay đổi phong tục của Trung Quốc. Điều này sẽ khiến tâm tư người dân giảo hoạt, phá hoại quân đội và sẽ không thể quản lý được (Ảnh chụp màn hình)

Thương hội chính là công ty thương mại được chính phủ chứng nhận để có thể hoạt động kinh doanh ngoại thương. Mọi giao dịch liên quan đến ngoại thương đều do họ xử lý và chịu trách nhiệm trước chính phủ. Trên thực tế, nó chính là chế độ lũng đoạn được cấp phép, vì kinh doanh hàng ngoại còn được gọi là đại lý thương mại.

Chính phủ nhà Thanh quy định các thương gia muốn đăng ký trở thành đại lý thương mại cần có hai điều kiện chính. Đầu tiên là vốn phải lớn, mọi doanh nghiệp tham gia vào phải đặt cọc 200.000 lượng bạc. Điều kiện thứ hai là doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng năm để nộp thuế cho chính phủ

Khi nhiều, các đại lý thương mại có tới hàng chục, khi ít thì chỉ có 4, nhưng chủ yếu là có 13. Do đó, nó thường được gọi là 13 hãng buôn (doanh nghiệp) Quảng Châu.

Doanh nghiệp nước ngoài cần phải tìm một công ty có thể đảm bảo cho họ có thể kinh doanh tại Trung Quốc, gọi là “người bảo lãnh”. Vì vậy, khi các thuyền buôn phương Tây đến Quảng Châu, điều đầu tiên thuyền trưởng làm là liên hệ với “người bảo lãnh” ở Quảng Châu để thông quan và kiểm tra hàng hoá.

Nếu "người bảo lãnh" thích hàng hóa, họ sẽ mua và bán chúng vào Trung Quốc. Tất cả hàng hóa ở Trung Quốc chỉ có thể được xuất khẩu nếu chúng được bán cho thương gia nhất định trong 13 doanh nghiệp hành.

Doanh nghiệp khai báo thông quan sau khi nhận hàng, rồi mới có thể bán cho tàu buôn nước ngoài đang đợi ngoài biển. Thương nhân ở Trung Quốc không thể liên hệ trực tiếp với doanh nhân nước ngoài. Quan chức Trung Quốc cũng không giao dịch trực tiếp với doanh nhân nước ngoài. Thậm chí nếu các doanh nhân nước ngoài cần đưa yêu cầu nào cho chính phủ Trung Quốc, và chính phủ đưa ra phúc đáp cũng phải được chuyển qua đại lý thương mại.

Vì vậy, đại lý thương mại thực sự là một cơ quan ngoại giao, nó thực hiện một số chức năng ngoại giao của chính phủ. Ít nhất là trong lĩnh vực ngoại thương, đại lý thương mại vừa là quan chức vừa là doanh nhân. Tất nhiên, tiền sẽ đổ ào ào vào.

đại lý thương mại thực sự là một cơ quan ngoại giao, nó thực hiện một số chức năng ngoại giao của chính phủ. Ít nhất là trong lĩnh vực ngoại thương, đại lý thương mại vừa là quan chức vừa là doanh nhân (Ảnh chụp màn hình)
đại lý thương mại thực sự là một cơ quan ngoại giao, nó thực hiện một số chức năng ngoại giao của chính phủ. Ít nhất là trong lĩnh vực ngoại thương, đại lý thương mại vừa là quan chức vừa là doanh nhân (Ảnh chụp màn hình)

Ngũ Bỉnh Giám được sinh ra vào thời đại trỗi dậy của các đại lý thương mại như thế.

Con đường làm giàu

Cha của ông là Ngũ Quốc Oánh, là một trong 13 hãng buôn, người sáng lập hãng buôn Di Hoà. Bản thân Ngũ Quốc Oánh cũng là một nhân vật truyền kỳ. Ông dựng nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Trong những năm đầu đời, ông là người học việc trong doanh nghiệp Đồng Văn của phú hào Phan Chấn Thừa. Sau khi tích luỹ vốn và các mối quan hệ, ông đứng ra kinh doanh một mình và thành lập hãng buôn Di Hoà. Bởi vì Ngũ Quốc Oánh có tầm nhìn kinh doanh bậc nhất, hãng buôn Di Hoà đã nhanh chóng có mặt tại Quảng Châu.

Sau khi chính sách “thương mại một cảng” ra đời, Ngũ Quốc Oánh không do dự sử dụng một nửa tài sản ròng của mình để trả tiền đặt cọc cho đại lý thương mại và thành công gia nhập hàng ngũ các công ty độc quyền ngoại thương này.

Trong thời đại của Ngũ Quốc Oánh, ông lớn của 13 hãng buôn này là công ty Đồng Văn. Còn hãng buôn Di Hoà xếp thứ sáu. Ngay khi Vũ Quốc Oánh muốn mở rộng tên tuổi, thì ông đột nhiên ngã bệnh. Ban đầu người thừa kế ông mong muốn là cậu con trai thứ hai Ngũ Bỉnh Quân. Nhưng đáng tiếc khi Ngũ Bỉnh Quân lại chết trẻ, đi trước cả cha mình. Vì vậy, Ngũ Quốc Oánh không còn lựa chọn nào khác để con trai thứ tư Ngũ Bỉnh Giám tiếp quản hãng buôn Di Hoà.

Ngũ Bỉnh Giảm có dáng người gầy, mặt lại còn gầy hơn. Nếu chỉ nhìn bức tranh chân dung của ông, người ta sẽ nghĩ rằng ông bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa, ông hay trầm lặng, ít nói, dù hay ở bên cạnh cha nhưng không bao giờ nói quá nhiều. Nếu hoà vào trong đám đông, thì lập tức không thấy hình dáng ông đâu nữa. Những người lớn tuổi trong gia tộc bao gồm cha Ngũ Quốc Oánh đều không có nhiều kỳ vọng vào Ngũ Bình Giám. Nhưng khổ nổi, những người con trai khác lại càng không phù hợp với việc kinh doanh. Vì vậy, Ngũ Quốc Oánh không đặt nhiều hy vọng, ông cảm thấy rằng sau khi Ngũ Bình Giám tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình, nếu như có thể duy trì giữ nguyên như đầu là tốt rồi.

Ngũ Bỉnh Giảm có dáng người gầy, mặt lại còn gầy hơn. Nếu chỉ nhìn bức tranh chân dung của ông, người ta sẽ nghĩ rằng ông bị suy dinh dưỡng (Ảnh chụp màn hình)
Ngũ Bỉnh Giảm có dáng người gầy, mặt lại còn gầy hơn. Nếu chỉ nhìn bức tranh chân dung của ông, người ta sẽ nghĩ rằng ông bị suy dinh dưỡng (Ảnh chụp màn hình)

Kết quả là Ngũ Bình Giám đã thể hiện tài năng kinh doanh siêu phàm, đưa họ Ngũ trở thành gia tộc giàu có nhất trong toàn bộ triều đại nhà Thanh.

Năm 1800, năm Gia Khánh thứ 5 nhà Thanh, Ngũ Quốc Oánh qua đời, khi đó Ngũ Bỉnh Giám 32 tuổi đã chính thức tiếp quản hãng buôn Di Hoà. Điều đầu tiên ông thực hiện là đối đãi bình đẳng với các doanh nhân nước ngoài. Có thể nhiều người ngạc nhiên, bởi điều này vốn chẳng phải là quy luật chung trong kinh doanh sao?

Nhưng thực ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ 19, người nước ngoài đến Trung Quốc là đối tượng bị phân biệt đối xử. Sau khi thương thuyền nước ngoài cập bến làm ăn ở Trung Quốc, thường chỉ có hai người là thuyền trưởng và thuyền phó được phép lên bờ. Những thuyền viên khác chỉ đành ngậm ngùi chờ đợi ở trên thuyền.

Khi thuyền trường và thuyền phó lên bờ, họ chỉ có thể ở trong một khu vực quy định phía bên ngoài Quảng Châu, gọi là “thương quán”. Họ không được tuỳ ý đi lại khắp nơi. Mỗi tháng họ chỉ có 3 ngày cố định được phép tới đại lý thương mại của thành phố Quảng Châu để bàn việc kinh doanh và tham quan. Các địa điểm và tuyến đường đi của họ cũng có quy định. Nếu vượt qua ranh giới, người đó sẽ có thể bị ném đá, hoặc phạt tiền.

Sau khi thương thuyền nước ngoài cập bến làm ăn ở Trung Quốc, thường chỉ có hai người là thuyền trưởng và thuyền phó được phép lên bờ. Những thuyền viên khác chỉ đành ngậm ngùi chờ đợi ở trên thuyền (Ảnh chụp màn hình)
Sau khi thương thuyền nước ngoài cập bến làm ăn ở Trung Quốc, thường chỉ có hai người là thuyền trưởng và thuyền phó được phép lên bờ. Những thuyền viên khác chỉ đành ngậm ngùi chờ đợi ở trên thuyền (Ảnh chụp màn hình)

Và cho dù giàu có đến đâu người “man di” - để chỉ người nước ngoài, tuyệt đối không được cưỡi ngựa, ngồi kiệu trong Thiên triều. Vì việc khiến con dân của Thiên Triều khiêng kiệu người “man di” sẽ làm tổn hại tới tôn nghiêm. Nếu người nước ngoài đưa vợ sang Trung Quốc công tác, vợ của họ chỉ có thể ở trên tàu. Nếu cô ấy muốn lên bờ đi dạo, sẽ phải nộp thuế. Các quan của Thiên triều cho rằng phụ nữ người “man di” mặc trang phục hở ngực và hở lưng, làm xấu đi thuần phong mỹ tục.

Những quy định như thế này có khá nhiều và tất cả đều được viết trong "Quy tắc giao dịch dân Di” vào thời nhà Thanh.

Nếu một doanh nhân nước ngoài vi phạm pháp luật, chính phủ sẽ yêu cầu họ phải được “bảo lãnh”, họ sẽ gặp rắc rối. Vì vậy, có thể tưởng tượng các doanh nhân nước ngoài kinh doanh tại Trung Quốc lo sợ như thế nào.

Nhưng vì tơ lụa và chè của Trung Quốc thuộc nhóm hàng tiêu dùng có nhu cầu lớn ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Doanh nhân nước ngoài dù tủi nhục đến đâu cũng kiên trì. Vào cuối thế kỷ 18, nếu một con tàu chở hàng chi 8.000 USD mua trà lụa, đồ sứ và các hàng hóa khác từ Trung Quốc; thì đến bờ biển phía đông Hoa Kỳ có thể bán với giá 120.000 USD, lãi tới hơn 10 lần. Trước khoản lợi nhuận khổng lồ này, các doanh nhân nước ngoài chỉ có cách nhẫn chịu.

Sau khi Ngũ Bỉnh Giám tiếp quản hãng buôn Di Hoà, ông bắt đầu sử dụng những mạng lưới quen biết của hãng buôn Di Hoà, nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài lên bờ, đi tham quan, du lịch và thư giãn, giúp các doanh nhân nước ngoài cảm thấy thuận tiện. Đồng thời, khi giao dịch với các doanh nhân nước ngoài, ông sẽ theo thói quen của doanh nhân nước ngoài, ký hợp đồng chính thức giấy trắng mực đen, làm rõ quyền và trách nhiệm của người mua và người bán, làm cho doanh nhân nước ngoài cảm thấy an toàn.

Điều quan trọng nhất là Ngũ Bỉnh Giám rất coi trọng chữ tín, ông cam kết chất lượng sản phẩm của hãng buôn Di Hoà là tốt nhất, không bao giờ có hàng nhái kém chất lượng. Một đối tác như vậy, dù là doanh nhân trong nước hay doanh nhân nước ngoài, tất nhiên đều rất thích. Do đó, hãng buôn Di Hoà đã trở thành 'người bảo lãnh thương mại' được lựa chọn đầu tiên của các doanh nhân nước ngoài.

Vào đầu thế kỷ 19, ngành dệt may của Anh thực hiện công nghiệp hóa, có thể sản xuất các loại vải hoa văn trang trí khác nhau, cũng được cư dân ven biển Trung Quốc rất ưa chuộng. Khi đó, tất cả các thương nhân ở 13 hãng buôn đều muốn tranh giành quyền đại lý bán một loại vải dệt được gọi là "sợi lông vũ" ở Trung Quốc. Nhưng các thương nhân người Anh đã không do dự lựa chọn hãng buôn Di Hoà.

hi đó, tất cả các thương nhân ở 13 hãng buôn đều muốn tranh giành quyền đại lý bán một loại vải dệt được gọi là "sợi lông vũ" ở Trung Quốc. Nhưng các thương nhân người Anh đã không do dự lựa chọn hãng buôn Di Hoà (Ảnh chụp màn hình)
hi đó, tất cả các thương nhân ở 13 hãng buôn đều muốn tranh giành quyền đại lý bán một loại vải dệt được gọi là "sợi lông vũ" ở Trung Quốc. Nhưng các thương nhân người Anh đã không do dự lựa chọn hãng buôn Di Hoà (Ảnh chụp màn hình)

Khi các thương nhân khác đang bó tay thở dài, hành động của Ngũ Bỉnh Giám làm mọi người vô cùng bất ngờ. Ông lấy lý do là sinh nhật của mình, đã tới từng nhà của tất cả các thương nhân trong 13 hãng buôn, mời họ đến dự bữa tiệc sinh nhật của mình. Trong bữa tiệc, khi mọi người đang ăn uống vui vẻ, Ngũ Bỉnh Giám gõ lên chiếc chén, khiến mọi người chú ý và yên lặng lắng nghe. Họ biết Ngô Hạo Quan có điều muốn nói. Rồi Ngũ Bỉnh Giám chậm rãi, nói một cách lịch sự: “Hôm nay, nhân bữa tối này, tôi muốn thỉnh cầu mọi người một việc”. Các thương nhân ai nấy đều tò mò tự hỏi: “Hãng buôn Di Hoà giàu có, thế lực như vận, mà lại thỉnh cầu chúng ta điều gì đây?”

Ngũ Bỉnh Giám tiếp tục nói: “Mọi người có thể đã nghe nói về việc công ty của Anh yêu cầu tôi làm đại lý bán vải sợi lông vũ cho họ tại Trung Quốc. Thật đáng tiếc khi tôi chỉ có ngân sách hạn chế. Vậy nên tôi muốn khẩn thiết mời mọi người cùng chia sẻ chiếc bánh lớn này với tôi”.

Tất cả các thương nhân nghe vậy đều ngạc nhiên xúc động, vừa vui mừng. Họ kinh ngạc vì biết rằng hãng buôn Di Hoà hoàn toàn có thực lực và giành được quyền đại lý mà không gặp vấn đề gì về việc thiếu tiền. Nhưng Ngũ Bỉnh Giám lại sẵn sàng đưa nó ra và chia sẻ với mọi người. Điều này thực sự bất ngờ với mọi người. Họ vui mừng vì nếu tham gia vào việc kinh doanh này sẽ đảm bảo lợi nhuận năm sau của họ tăng lên rất rất nhiều.

Người được gọi là đứng đầu không phải là người có thể chèn ép người khác, mà là khiến những người đi theo cũng được hưởng lợi. Hành động bất ngờ này của Ngũ Bỉnh Giám đã thu phục được các thương nhân và họ thầm coi ông như một bậc đàn anh dẫn đầu.

Đồng thời, Ngũ Bỉnh Giám cũng là người rất hào phóng ra tay giúp đỡ những người cần giúp đỡ. Một doanh nhân Boston hợp tác với Ngũ Bỉnh Giám. Ông này điều hành một doanh nghiệp, nhưng vì kinh doanh thua lỗ đã mất hết khoản tiền tiết kiệm, nên vay Ngũ Bỉnh Giảm 72.000 đồng bạc. Doanh nhân này đã vất vả vật lộn ở Quảng Châu 3 năm, vẫn không đủ khả năng chi trả số tiền khổng lồ này. Sau khi biết chuyện, Ngũ Bỉnh Giám cho người mời nhà doanh nhân kia đến.

Người doanh nhân vô cùng chán nản, nghĩ rằng sẽ bị giục trả tiền. Nhưng không ngờ, sau khi Ngũ Bỉnh Giám nhìn thấy anh ta, đã vỗ vai anh nói: “Anh là người bạn hữu số một của tôi, là một người đàn ông trung thực, chỉ là vận may chưa tới”.

Sau đó, Ngũ Bỉnh Giám sai người mang giấy ghi nợ ra và xé ngay trước mặt người doanh nhân, và nói: “Nợ giữa chúng ta đã thanh toán hết. Anh có thể về nước bất cứ lúc nào. Hoan nghênh sau này chúng ta sẽ tiếp tục hợp tác”.

Người doanh nhân bàng hoàng, kinh ngạc.

Thời bấy giờ, các thuyền buôn vượt đại dương chủ yếu chạy bằng buồm nên hàng hóa chở được rất hạn chế. Một con tàu chỉ chở được hàng giá trị vài trăm nghìn đồng bạc, nhưng Ngũ Bỉnh Giám đã ngay lập tức xóa món nợ 72.000 đồng bạc cho người doanh nhân.

Thời bấy giờ, các thuyền buôn vượt đại dương chủ yếu chạy bằng buồm nên hàng hóa chở được rất hạn chế. Một con tàu chỉ chở được hàng giá trị vài trăm nghìn đồng bạc (Ảnh chụp màn hình)
Thời bấy giờ, các thuyền buôn vượt đại dương chủ yếu chạy bằng buồm nên hàng hóa chở được rất hạn chế. Một con tàu chỉ chở được hàng giá trị vài trăm nghìn đồng bạc (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi kinh ngạc, người doanh nhân này cảm kích tới rơi nước mắt. Từ đó, danh tiếng hào phóng của Ngũ Bỉnh Giám lan truyền rộng khắp trong giới doanh nhân Mỹ. Vì vậy, trong các thương gia trong và ngoài nước đều truyền câu nói rằng: “Giao thiệp với Ngũ Hạo Quan sẽ không bao giờ bị thiệt”.

Vậy là với các mối quan hệ và danh tiếng, vài năm sau khi Ngũ Bỉnh Giám tiếp quản, hãng buôn Di Hoà đã chiếm vị trí đầu trong 13 hãng buôn. Ông đã dễ dàng hoàn thành mục tiêu mà cả đời cha ông nỗ lực nhưng vẫn chưa đạt được.

Là một doanh nhân, Ngũ Bỉnh Giám không chỉ có óc kinh doanh nhạy bén, ông còn rất biết nhìn xa. Ông không chỉ đầu tư vào kinh doanh, mà còn đầu tư vào con người. Giống như mở đầu của bài viết, ông đã nhận anh chàng Forbes người Mỹ làm con nuôi.

Forbes mất cha mẹ từ khi còn rất bé. Cả hai người chú của anh đều làm kinh doanh ngoại thương. Khi tròn 17 tuổi, Forbes theo chú đến Trung Quốc học ngoại thương. Qua các mối quen biết, anh được gửi đến Ngũ Bỉnh Giám làm người học việc.

Mặc dù Forbes không được giáo dục tốt, nhưng lại rất nhanh nhẹn và linh hoạt, hơn nữa rất sẵn sàng xông pha. Anh có tố chất tốt của một nhà kinh doanh. Ngũ Bỉnh Giám cũng rất coi trọng Forbes, thường hay dẫn đi anh đi theo và dạy anh các kiến ​​​​thức. Trước khi Forbes về nước, Ngũ Bỉnh Giám đưa cho anh một khoản tiền khổng lồ.

Sau khi Forbes trở lại Hoa Kỳ, anh bắt đầu đầu tư đất nền, kinh doanh thép. Cuối cùng, anh đã nhìn ra tiềm năng từ hệ thống đường sắt của Mỹ. Khi đó việc xây dựng đường sắt của Mỹ mới bắt đầu. Forbes hào hứng viết thư cho cha nuôi về cơ hội kinh doanh này. Ngũ Bỉnh Giám cũng rất nghiêm túc và ngay lập tức bổ sung thêm vốn cho Forbes để xây dựng tuyến đường sắt giữa Detroit và Chicago.

Kết quả là Forbes và Ngũ Bỉnh Giám đã kiếm được hũ vàng đầu tiên trong ngành đường sắt Hoa Kỳ. Sau đó, mọi việc dường như nằm ngoài tầm kiểm soát. Forbes trở thành ông vua đường sắt của Mỹ. Ngũ Bình Giám sở hữu cổ phần trong công ty của Forbes. Với sự phát triển của Forbes, sự giàu có của Ngũ Bỉnh Giám cũng đang tăng mạnh mẽ. Đồng thời, ông cũng đầu tư vào nghiệp vụ bảo hiểm chứng khoán của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh.

Forbes trở thành ông vua đường sắt của Mỹ (Ảnh chụp màn hình)
Forbes trở thành ông vua đường sắt của Mỹ (Ảnh chụp màn hình)

Ông từng là chủ nợ lớn nhất của Công ty Đông Ấn Anh. Vì vậy không ngoa khi nói, dưới sự quản lý của Ngũ Bỉnh Giám, hãng buôn Di Hoà là một tập đoàn đa quốc gia đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Đồng thời, dưới sự lãnh đạo của ông, các thương gia ở 13 hãng buôn hầu như không có hiện tượng đấu đá nội bộ. 13 hãng buôn, cùng với An Thương và Tấn Thương là đoàn thể kinh doanh có ảnh hưởng nhất trong triều đại nhà Thanh.

Còn tài sản cá nhân của Ngũ Bỉnh Giám cũng đạt đến đỉnh cao trong thời gian này. Tính đến năm 1834, tài sản cá nhân của Ngũ Bỉnh Giám bao gồm nhà cửa, đất đai, đầu tư nước ngoài và tiền mặt đã đạt 26 triệu lạng bạc. Trong khi thời đó, doanh thu tài chính của chính phủ nhà Thanh trong một năm chỉ là 40 triệu lạng bạc.

Điều đó có nghĩa là tài sản cá nhân của Ngũ Bỉnh Giám đã bằng hơn nửa thu ngân sách hàng năm của đất nước.

Điều này có nghĩa gì? Vào những năm 80 của thế kỷ 19, đại thần triều nhà Thanh Lý Hồng Chương đã mua hai tàu bọc thép lớn nhất châu Á là Định Viễn và Trấn viễn.Chi phí trung bình mỗi tàu là 1,2 triệu lạng bạc. Với tài sản của Ngũ Bỉnh Giám có thể mua 16 tàu chiến như vậy.

Năm 1822, trên khu phố của 13 hãng buôn xảy ra một vụ hoả hoạn. Thời đó việc phòng cháy chữa cháy còn lạc hậu, đám cháy không được khống chế kịp thời. Ngọn lửa cháy suốt 7 ngày đêm. Bạc và các tài sản được cất giữ trong kho của các công ty nước ngoài bị lửa thiêu rụi, nung chảy thành một dòng sông nhỏ dài hai dặm.

Năm 1822, trên khu phố của 13 hãng buôn xảy ra một vụ hoả hoạn. Ngọn lửa cháy suốt 7 ngày đêm. Bạc và các tài sản được cất giữ trong kho của các công ty nước ngoài bị lửa thiêu rụi, nung chảy thành một dòng sông nhỏ dài hai dặm (Ảnh chụp màn hình)
Năm 1822, trên khu phố của 13 hãng buôn xảy ra một vụ hoả hoạn. Ngọn lửa cháy suốt 7 ngày đêm. Bạc và các tài sản được cất giữ trong kho của các công ty nước ngoài bị lửa thiêu rụi, nung chảy thành một dòng sông nhỏ dài hai dặm (Ảnh chụp màn hình)

Trong dòng chảy này, hãng buôn Di Hoà chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc này cũng cho thấy sức mạnh tài chính tổng thể của 13 hãng buôn.

Thời đó có trào lưu nhà giàu bỏ tiền ra mua quan, nhưng không phải là mua quan chức thực sự, việc này rất ít; mà thông thường là chỉ việc mua cấp bậc đãi ngộ. Ngũ Bỉnh Giám cũng chi những khoản tiền khổng lồ mua cấp quan tam phẩm, tương đương thứ trưởng ngày nay.

Người giàu nhất cứu nước

Phần trên chúng ta đã tìm hiểu về cuộc đời huy hoàng của Ngũ Bỉnh Giám. Phần tiếp theo sẽ đề cập tới lịch sử ảm đạm của ông.

“Thông thương một cảng” ở Quảng Châu khiến 13 hãng buôn vươn lên để trở thành những tập đoàn kinh doanh giàu có nhất thế giới vào thời điểm đó.

Mặc dù, các doanh nhân nước ngoài giao dịch trực tiếp với hãng buôn Di Hoà cảm thấy Ngô Hạo Quan là một đối tác đáng tin cậy, nhưng điều này không có nghĩa là cộng đồng doanh nghiệp Anh nói chung và chính phủ Anh hài lòng với tình trạng thương mại Trung Quốc-Anh. Rốt cuộc, bến cảng thông thương chỉ có ở Quảng Châu. Lụa, sản phẩm có nhu cầu cao nhất đối với các doanh nhân nước ngoài, lại được sản xuất tại Giang Tô và Chiết Giang; trà thì ở khu vực sản xuất trà lớn nhất là Phúc Kiến và An Huy. Chúng phải được trung chuyển đến Quảng Châu để có thể buôn bán với các thương nhân nước ngoài.

Do đó chắc chắn, giá thành của chúng sẽ cao hơn. Càng xa nơi xuất xứ, phạm vi hàng hóa để lựa chọn càng nhỏ. Hơn nữa, 13 hãng buôn đóng vai trò là người trung gian của các kênh độc quyền. Nó chắc chắn sẽ làm giảm giá hàng hóa nhập khẩu từ các công ty nước ngoài; nâng giá hàng xuất khẩu bán cho thương nhân nước ngoài. Sự khác biệt về giá này chính là phần lợi nhuận của các thương gia. Vì vậy tổng thể, điều này là bất lợi cho các doanh nhân nước ngoài.

Doanh nhân nước ngoài làm mọi cách để giảm các liên kết trung gian và giao dịch trực tiếp tại nơi sản xuất.

Hơn nữa, chính phủ nhà Thanh xây dựng chi tiết danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cho các thương gia chấp hành. Hàng hóa mà thương nhân mua từ thương gia nước ngoài không được nằm ngoài danh sách này. Vì vậy, các mặt hàng như đồng hồ, máy móc, súng, v.v. bị hạn chế nhập khẩu nghiêm ngặt. Hệ thống thương mại này đã kìm hãm sự phát triển của nhu cầu thị trường Trung Quốc. Kết quả là thương mại Trung-Anh luôn bị thâm hụt về phía Anh.

Hệ thống thương mại này đã kìm hãm sự phát triển của nhu cầu thị trường Trung Quốc. Kết quả là thương mại Trung-Anh luôn bị thâm hụt về phía Anh (Ảnh chụp màn hình)
Hệ thống thương mại này đã kìm hãm sự phát triển của nhu cầu thị trường Trung Quốc. Kết quả là thương mại Trung-Anh luôn bị thâm hụt về phía Anh (Ảnh chụp màn hình)

Các thương nhân người Anh đã phải huy động đồng bạc từ Mexico mới có thể mua lụa và trà của Trung Quốc. Cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ Anh hết sức bất bình về việc này. Vì vậy, vào đầu thế kỷ 19, việc buôn bán thuốc phiện lặng lẽ trỗi dậy. Phần lớn thuốc phiện nhập lậu vào Trung Quốc, tránh qua con đường 13 hãng buôn.

Kết quả là, mô hình thương mại Trung-Anh đảo ngược nhanh chóng, chuyển sang nhập siêu từ phía Trung Quốc, lượng bạc chảy ra nước ngoài.

Tại thời điểm đảo ngược của lịch sử này, hãng buôn Di Hoà và Nguyễn Bỉnh Giám đóng vai trò gì?

Dù từ kho lưu trữ của chính phủ nhà Thanh để lại hay các tư liệu lịch sử của phía Anh, đều không có bằng chứng trực tiếp về việc tham gia buôn bán thuốc phiện của cả hãng buôn Di Hoà cũng như bất kỳ thương nhân nào ở 13 hãng buôn.

Ngành kinh doanh lớn nhất của hãng buôn Di Hoà đều là trà. Mặc dù không có bằng chứng chắc chắn về việc Ngũ Bỉnh Giám vi phạm pháp luật, nhưng triều đình rất bất mãn với ông bởi vì trong số các doanh nhân người Anh hợp tác lâu dài với Ngũ Bỉnh Giám có nhiều người là kẻ buôn lậu thuốc phiện lớn.

13 hãng buôn là tai mắt của nhà Thanh trong lĩnh vực ngoại thương, không chỉ đóng vai trò là một cơ quan ngoại giao, mà còn giám sát các doanh nhân nước ngoài. Trong khi đó, thuốc phiện lại tràn lan, chẳng phải 13 hãng buôn phải chịu trách nhiệm sơ suất trong giám sát? Hơn nữa, liệu trong 13 hãng buôn có người ngấm ngầm câu kết với bọn buôn thuốc phiện không? Triều đình tất yếu sẽ có ngờ vực như vậy. Ngũ Bình Giám là người lãnh đạo của 13 hãng buôn, liệu có phải đang lừa dối triều đình không? Vì vậy, Hoàng đế Đạo Quang khá khó chịu với Ngũ Bỉnh Giám, đã từng hạ chỉ tước bỏ mũ tam phẩm của ông.

13 hãng buôn là tai mắt của nhà Thanh trong lĩnh vực ngoại thương, không chỉ đóng vai trò là một cơ quan ngoại giao, mà còn giám sát các doanh nhân nước ngoài. Trong khi đó, thuốc phiện lại tràn lan, chẳng phải 13 hãng buôn phải chịu trách nhiệm sơ suất trong giám sát? (Ảnh chụp màn hình)
13 hãng buôn là tai mắt của nhà Thanh trong lĩnh vực ngoại thương, không chỉ đóng vai trò là một cơ quan ngoại giao, mà còn giám sát các doanh nhân nước ngoài. Trong khi đó, thuốc phiện lại tràn lan, chẳng phải 13 hãng buôn phải chịu trách nhiệm sơ suất trong giám sát? (Ảnh chụp màn hình)

Năm 1839, Lâm Tắc Từ được Hoàng đế Đạo Quang bổ nhiệm làm khâm sai tới Quảng Châu cấm thuốc phiện. Kết quả là ngay khi đến Quảng Châu, Lâm Tắc Từ liền dẫn độ hai cha con Ngũ Bỉnh Giám, không nói gì thêm, khép hai cha con họ vào tội tử hình, chuẩn bị chặt đầu. Sau khi dọa dẫm, Lâm Tắc Từ lại thả Ngũ Bỉnh Giám ra, cho gọi ông ta tới, và nói: “Ông có muốn sống không, có muốn giữ vinh quang phú quý của gia đình không. Nếu muốn sống, muốn phú quý thì hãy ngoan ngoãn làm theo lời tôi. Người Anh nghe lời ông, vì vậy ông hãy thay mặt ta đi đàm phán với người Anh để họ giao nộp thuốc phiện. Nếu họ không giao, ta sẽ cắt nước uống cùng khẩu phần ăn của bọn họ, còn tính mạng của ông là ở trong tay ta. Nếu ông mà đi bàn với bọn chúng cách đối phó với ta, thì ông biết hậu quả đấy. Ông là người thông minh, ta không cần phải nói thêm nhiều, ông hãy tự quyết định”.

Nói đến đây chắc hẳn có người thắc mắc, chẳng phải Ngũ Bỉnh Giám là người giàu nhất thế giới sao? Tại sao trước mặt Lâm Tắc Từ bị chèn ép như thế? Ngũ Bỉnh Giám có thể giàu hơn Bill Gates, nhưng địa vị của ông kém xa so với Bill Gates. Người giàu nhất thế giới có thể là khách mời của tổng thống, họ tới đâu cũng được đối xử như những người nổi tiếng trong chính trị, thậm chí còn cao hơn thế. Tuy nhiên, tình huống này chỉ tồn tại ở các quốc gia như Vương quốc Anh và Hoa Kỳ.

Ngũ Bỉnh Giám, người giàu nhất trong mắt các quan nhà Thanh, cũng chỉ là một cây gậy. Ngũ Bỉnh Giám hô mưa gọi gió cả đời, lúc này thật sự không có biện pháp nào. Ông chỉ còn một cách, quỳ gối ở bên ngoài “Hãng buôn Bảo Thuận” của doanh nhân người Anh. Ông cầu xin thương nhân người Anh giao nộp thuốc phiện. Thương nhân người Anh thấy người bạn cũ Ngũ Hạo Quan thành ra như thế, cảm thấy áy náy, vì đã làm liên luỵ tới bạn. Cuối cùng, các thương nhân người Anh đã giao nộp thuốc phiện. Lâm Tắc Từ đã tiêu huỷ toàn bộ số thuốc phiện tại Hổ Môn.

Chuyện gì xảy ra sau đó thì ai cũng biết. Anh quốc phái lực lượng viễn chinh Anh, và chiến tranh nha phiến nổ ra. Tháng 5 năm 1841, quân Anh áp sát thành phố Quảng Châu. Các văn võ bá quan của triều đại nhà Thanh nhìn nhau, không biết ai có thể đi đàm phán với người Anh? Không ai muốn đi cả.

Anh quốc phái lực lượng viễn chinh Anh, và chiến tranh nha phiến nổ ra. Tháng 5 năm 1841, quân Anh áp sát thành phố Quảng Châu (Ảnh chụp màn hình)
Anh quốc phái lực lượng viễn chinh Anh, và chiến tranh nha phiến nổ ra. Tháng 5 năm 1841, quân Anh áp sát thành phố Quảng Châu (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi tìm kiếm xung quanh, họ thấy vẫn chỉ có hãng buôn Di Hoà, Ngũ Bỉnh Giám là có nhiều kinh nghiệm giao thiệp người nước ngoài nhất. Vì vậy, người giàu nhất thế giới Ngũ Bỉnh Giám lại bị yêu cầu đại diện cho triều đại nhà Thanh để cầu hoà.

Không có lựa chọn nào khác, Ngũ Bỉnh Giám đem theo con trai tới cầu hòa với quân đội Anh. Kết quả là hai bên đã ký kết Hiệp ước Quảng Châu. Quân đội Anh đồng ý rút lui ra bên ngoài pháo đài Hổ Môn, nhưng điều kiện là trong vòng một tuần, nhà Thanh phải giao “phí mua lại thành phố” là 6 triệu đô la bạc.

Trong số 6 triệu này, 13 hãng buôn chi ra 2 triệu, chỉ riêng hãng buôn Di Hoà đã trả 1,1 triệu. Đây là lần đầu tiên Ngũ Bình Giám cứu nhà Thanh. Nếu thủ phủ của tỉnh bị người Anh chiếm, triều đình sẽ bị mất mặt.

Sau đó, quân đội Anh rời bờ biển Quảng Châu và tiến lên phía bắc, lần lượt đánh chiếm Hạ Môn, Định Hải, rồi tiến vào cửa sông Dương Tử, ngược dòng chuẩn bị tấn công Nam Kinh. Lúc này, Hoàng đế Đạo Quang sợ hãi, phái khâm sai Kỳ Anh đi ký kết "Hiệp ước Nam Kinh Trung-Anh" với người Anh. Một trong những điều khoản bồi thường là 21 triệu đồng bạc. Nhưng cán cân tài khóa của chính quyền nhà Thanh lúc bấy giờ chỉ có 7 triệu. Số tiền còn lại biết lấy ở đâu?

Vì vậy, sứ giả của triều đình lại mang Ngũ Bỉnh Giám trở lại, nói rằng họ Ngũ được nhận ân sủng của quốc gia, hiện giờ triều đình gặp nạn, ông có muốn cùng gánh vác không? Ông có thể đi đầu trong việc quyên góp một số tiền. Với tư cách là người đứng đầu trong giới kinh doanh, chỉ cần ông đi đầu, người khác sẽ quyên góp theo.

Việc này khâm sai đã nói ra, Ngũ Bỉnh Giám có thể nói không được sao. Nếu ông không “chia sẻ” nỗi lo này thì ông có được yên, còn cả đại gia đình cháu con của ông sẽ bị liên luỵ. Vì vậy, 13 hãng buôn lại trở thành người đứng ra chi trả tiền, riêng hãng buôn Di Hoà chi 1,3 triệu. Đây là lần thứ hai ông cứu vớt triều Thanh. Trên thực tế, đó là ông bị buộc phải làm vậy. 3 năm sau khi Chiến tranh nha phiến kết thúc, Ngũ Bỉnh Giám - người giàu nhất thế giới, tâm lực tiều tuỵ và chết ở Quảng Châu, thọ 74 tuổi.

Bởi vì sau Hiệp ước Nam Kinh Trung-Anh, thương mại một cảng của Quảng Châu được đổi thành thương mại năm cảng, vị trí độc quyền của các công ty nước ngoài cũng bị xóa bỏ. Mười ba hãng buôn từng rất huy hoàng nhanh chóng đi vào suy bại.

Hậu duệ nhà họ Ngũ sau khi không còn Ngũ Bỉnh Giám, qua những thăng trầm của thời đại, chẳng mấy chốc của cải của họ đã cạn kiệt.

Theo Wenzhao

Minh An biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Người đàn ông giàu nhất thế giới từng 2 lần cứu Đế quốc Đại Thanh