Nhà sử học ĐCSTQ: Vợ của các quan chức thời đầu trong ĐCSTQ đều từng ‘đi bơi’ với Mao Trạch Đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong chốn quan trường ĐCSTQ ngày nay, đời tư sa đọa của các quan chức không còn là điều gì bí mật, có thể nói “truyền thống” này được truyền thừa từ lãnh đạo tối cao thời đầu của họ – Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông. Cuốn hồi ký của ông Tư Mã Lộ - nhà sử học ĐCSTQ - đã tiết lộ một phần lịch sử dâm loạn này.

Ông Tư Mã Lộ gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1937 và đến Diên An vào cuối năm đó. Sau khi bị đàn áp chính trị ở Diên An, ông rời Diên An và bị khai trừ khỏi đảng vào năm 1941. Ông Tư Mã Lộ đã tham gia nghiên cứu lịch sử của ĐCSTQ trong một thời gian dài và có uy tín lâu năm ở nước ngoài, ông được mệnh danh là “tự điển sống” về lịch sử của ĐCSTQ.

Ở tuổi 85, ông đã hoàn thành cuốn hồi ký dài gần 400.000 chữ mang tên "Nhân chứng về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc - Hồi ký Tư Mã Lộ". Tập hồi ký này đã tiết lộ một lượng lớn việc làm ít được biết đến của các lãnh đạo cao nhất trong ĐCSTQ từ những ngày đầu. Trong chương 9, phần II của cuốn sách viết về “Đấu tranh giữa Sắc dục và Chính trị” giữa thế hệ lãnh đạo thứ nhất trong ĐCSTQ, tác giả đã mô tả cuộc sống đời tư gây sốc của Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và những lãnh đạo cấp cao khác.

Mao Trạch Đông thích bơi lội và đặc biệt thích bơi cùng các đồng chí nữ. Vợ của Mao là Giang Thanh không biết bơi. Vậy nên nếu vợ của các quan chức khác mà vừa bơi giỏi vừa xinh đẹp, lại bị Mao Trạch Đông nhìn trúng thì đều có nhiệm vụ đi bơi cùng Mao, họ cũng tự hào về chuyện đó nên hễ Chủ tịch Mạo gọi là họ liền có mặt.

Giang Thanh rất khổ não về việc này, nhưng Chu Ân Lai lại không ngừng tâng bốc, khen ngợi Giang Thanh trên phương diện chính trị. Trong Đại hội toàn quốc lần thứ IX và thứ X của Đảng Cộng sản Trung Quốc, quyền lực của Giang Thanh tiếp tục được mở rộng, tất cả đều do Mao Trạch Đông ra hiệu ngầm và Chu Ân Lai chính thức đề cử.

Trong số những bà vợ của các quan chức cấp cao đi bơi cùng Mao Trạch Đông, có một số không hẳn đã biết bơi. Mao Trạch Đông có thói quen mặc áo bơi và vợ của các quan chức cấp cao sẽ vây quanh ông ta, tác giả Tư Mã Lộ đã kể ra một vài cái tên.

Tăng Chí là người bầu bạn với Mao trong bể bơi, bà ta là vợ của Đào Chú, người từng là nhân vật thứ tư trong đảng thời Cách mạng Văn hóa. Tăng Chí và Mao Trạch Đông đã quen nhau ở Quảng Châu từ trước khi xảy ra cuộc Bắc phạt năm 1926 đến 1928, cho nên cả 2 được coi như bạn lâu năm của nhau. Vì vậy khi Đào Chú bị lật đổ, Tăng Chí vẫn bình yên vô sự, và về sau còn từng làm Phó bộ trưởng Bộ Tổ chức Trung ương. Theo hồi ký của Tăng Chí, bà ta từng ngủ chung giường với Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân hồi ở Giang Tây. Hạ Tử Trân từng nói với Tăng Chí rằng: "Ủy viên Mao thích cô hơn tôi!".

undefined
Tăng Chí. (Miền công cộng)

Chu Trọng Lệ cũng là người bầu bạn với Mao trong bể bơi, bà ta là vợ của Vương Giá Tường – một trong những lãnh đạo cấp cao thời đầu của ĐCSTQ. Tác giả Tư Mã Lộ kể rằng khi ông gặp Chu Trọng Lệ lần đầu, bà ấy vẫn chưa kết hôn với Vương Giá Tường. Lúc đó ông Tư Mã Lộ có một người bạn tên là Lâm Bình làm bác sĩ xét nghiệm ở Bệnh viện biên khu của ĐCSTQ. Một ngày nọ, Lâm Bình chỉ vào một bác sĩ nhỏ nhắn và nói với ông: "Tên cô ấy là Chu Huệ, là bạn tốt của Lam Bình". Lam Bình chính là tên cũ của Giang Thanh, còn Chu Huệ là tên cũ của Chu Trọng Lệ. Chu Trọng Lệ thường nói với mọi người rằng cái tên “Trọng Lệ” là do Mao Trạch Đông đặt cho bà ta. Mao nói: “Trọng Lệ là ‘nhân trung lệ nhân’”, tức là người đẹp trong số nhiều người.

Chu Trọng Lệ và chồng Vương Giá Tường. (Baidu)

Chu Trọng Lệ đã viết một cuốn hồi ký, nhưng lại không viết nhiều về cái chết bi thảm của chồng bà là Vương Giá Tường trong thời Cách mạng Văn hóa. Chín trên mười phần là chuyện về bà ta và Mao Trạch Đông, Chu thừa nhận rằng Mao Trạch Đông là người bà sùng bái và yêu nhất trong đời.

Vương Quang Mỹ là vợ thứ 6 của Lưu Thiếu Kỳ, và cũng là “bạn bơi thân mật” của Mao Trạch Đông. Áo bơi của Vương Quang Mỹ rất thời thượng, Giang Thanh đã mắng Vương Quang Mỹ là “hồ ly tinh” khi nhìn thấy bộ đồ bơi của bà ta. Trong thời Cách mạng Văn hóa, Chu Ân Lai đã làm theo ý chỉ của Giang Thanh và ra lệnh xử bắn Vương Quang Mỹ, nhưng Mao Trạch Đông đã giữ Vương lại.

undefined
Vương Quang Mỹ - vợ thứ 6 của Lưu Thiếu Kỳ. (Miền công cộng)

Trong những năm 1950 và 1960, tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ - đã đăng nhiều bức ảnh chụp Mao và vợ các quan chức cấp cao ở bên bể bơi, sự việc này khi đó khá rõ ràng.

Lý Quảng Tùng - Aboluowang

Nam Phương biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Nhà sử học ĐCSTQ: Vợ của các quan chức thời đầu trong ĐCSTQ đều từng ‘đi bơi’ với Mao Trạch Đông