Những suy đoán về vũ trụ có trước Thái Cực: Sự khai mở vô tận của Đại Đạo

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong văn hóa truyền thống cổ đại Á Đông, thường có rất nhiều dị tưởng. Những dị tưởng này có nguồn gốc Thần thoại và nhắm tới mục tiêu văn hóa sâu sắc. Văn hóa "Thái Cực" là một trong số đó.

Nếu chúng ta chỉ nhìn đơn giản từ lý thuyết sinh thành trong "Chu Dịch" rằng: "Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái", có nghĩa rằng: Dịch có nguồn gốc là Thái cực, Thái cực sinh ra hai Nghi (Âm và Dương) hai Nghi sinh ra bốn Tượng (Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm, Thái Dương) bốn tượng sinh ra tám Quẻ (Kiền, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài - tượng trưng cho Trời, Đầm, Lửa, Sấm, Gió, Núi, Nước, Đất ) tám Quẻ sinh ra năm Hành (năm loại nguyên tố cấu tạo ra vạn vật hữu hình Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ).

Người hiện đại có xu hướng đơn giản hóa "Thái cực" thành một khái niệm "tính tượng trưng". Nói cách khác, "Thái cực" đại biểu cho một loại "biểu tượng", chính "biểu tượng" này khởi phát khái niệm "chính phụ", từ đó sinh ra biểu tượng "âm dương". Bằng cách tương tự, hệ thống biểu tượng từ "Thái cực" đến "Lưỡng nghi", "Tứ tượng", “Bát quái”, “Ngũ hành” đã được thiết lập theo cách này.

Mặc dù vậy, dường như vẫn chưa có cách nào để chúng ta hiểu rõ ràng, “Thái cực” chính xác là gì? "Thái cực" đến từ đâu?

Trong “Đại Tông sư”, Trang Tử tiêu diêu du ngoạn đã tán thán rằng: “Đại Đạo, có trước Thái Cực mà không cao, tở dưới 6 cực mà không sâu, sinh ra trước trời đất mà không lâu, từ thời thượng cổ đến nay mà không già”.

Đại Đạo vừa bao la quảng đại vừa tinh vi vi tế, siêu việt hết thảy thời không vạn vật, chúng ta không cách nào dùng ngôn từ mà mô tả được, sự huyền diệu của Thái Cực phải chăng vừa là cảnh giới thời không duy độ cao siêu, vừa là duyên khởi của pháp tắc vận hành âm dương? Điều này nói rõ rằng "Thái Cực" được tạo ra trong vũ trụ của "Đại Đạo". Giống như Lý Bạch đã hát trong "Đoản Ca Hành": "Thương khung hạo mang mang, vạn kiếp thái cực trường" (Trời mênh mang thăm thẳm, muôn kiếp thái cực dài). Lý Bạch đã mô tả rõ ràng nguồn gốc của "Thái cực" theo phương thức vũ trụ, và thời điểm ra đời này cũng là rất lâu dài và rất xa xôi.

Từ đó, có thể suy đoán rằng ý nghĩa của biểu tượng "Thái cực" phải là một định vị học thuật được tạo ra bởi những người trong thế giới nghiên cứu học thuật, đồng thời nó cũng thuận tiện cho mọi người tư duy phản ánh sự tồn tại có thể của các vật thể trong vũ trụ. Theo cách này, có thể làm rõ rằng biểu tượng đặc trưng của "Thái Cực" là một mô hình của thể hệ ‘Dịch học’ có thể được kiểm soát trong nghiên cứu về Đạo thuật. Thái Cực chân chính và toàn diện cần được xem xét trong bối cảnh vận hành và biến đổi của vũ trụ.

Chu Đôn Di, một triết gia đời Tống đã nói rõ điều này trong cuốn “Thái Cực Đồ Thuyết” có viết: "Từ Vô cực đến Thái cực". Cần lưu ý rằng ‘Vô cực’ được đề cập ở đây không nên đề cập đến như một thực thể tương tự như "Thái cực", mà nhiều khả năng là một mô tả ngôn ngữ về cảnh giới rộng lớn và vi tế không thể hình dung được của một cảnh giới cao hơn. Do đó, không cần phải suy đoán rằng nguồn gốc của Thái cực có nguồn gốc từ vũ trụ, và “Thái Cực chi tiên” - Những thứ có trước Thái cực, chỉ được diễn đạt bằng các từ biểu thị giả định. Trạng thái “Thái cực chi tiên” không thể diễn tả được, đành phải nói là “Vô cực”. Theo cách này, nguồn gốc của văn hóa truyền thống Á Đông vô tình mang đến cho chúng ta một hàm ý rất lớn: Văn hóa Á Đông không tuyệt đối giới hạn một cấp độ nhất định của văn hóa ‘Dịch học’, cũng không hạn chế cụ thể phạm vi theo đuổi chân lý và phương thức của thế giới, mà nó thường dẫn con người đến nhận thức về cảnh giới vô tận.

Như vậy, phỏng đoán vũ trụ của "Thái Cực chi tiên" trở thành một đường lối tư tưởng có logic, và nó cũng là một nhận thức siêu việt hơn về vũ trụ.

Mỗi khi bàn về một số thông tin, hiện tượng của văn hóa cổ đại dưới góc độ vũ trụ luận, con người trong xã hội ngày nay chịu ảnh hưởng của văn hóa hiện đại thường nghĩ đến Thần thoại truyền thuyết, chẳng hạn như truyền thuyết Bàn Cổ khai thiên lập địa. Trong đó, Từ Chỉnh thời Tam Quốc có ghi chép rất thú vị trong "Tam Ngũ lịch kỷ": “Trời mỗi ngày cao một trượng, đất mỗi ngày dày một trượng, Bàn Cổ mỗi ngày lớn lên một trượng. Như vậy một vạn tám nghìn tuổi, số Trời cực cao, số Đất cực sâu”.

Cũng chính từ câu này, một số nhà nghiên cứu cho rằng câu chuyện Thần thoại cổ xưa này nói lên những sự thật của vũ trụ quan sát được ở thời hiện đại: Vũ trụ đang giãn nở nhanh chóng, cũng phù hợp với lý thuyết cho rằng vũ trụ đang mở rộng. Vô hình trung, chúng ta sẽ cảm thấy rằng Thần thoại này nhất định phải có cơ sở. Vậy thì, nền tảng của văn hóa Thần thoại này là gì? Có phải nó là trí tưởng tượng thuần túy? Hay nó chỉ là một tư duy ngẫu nhiên? Hay cái gì khác? Hay là thông tin toàn tức của vũ trụ được chiếu đến nền văn hóa của nhân loại?

Chính những câu chuyện Thần thoại như thế như một lời khải thị, nhắc nhở những người đang chìm đắm trong văn hóa hiện đại rằng: Thần thoại là di sản của văn minh, và Thần thoại cũng là sự mở rộng của văn minh; nếu Thần thoại được khoa học thực nghiệm và tri thức thực nghiệm chứng minh, vậy thì, Thần thoại chính là phản ánh chân thực của lịch sử và văn minh nhân loại, ít nhất cũng là một phần triển hiện của chân tướng.

Thái cực và Dịch học đã xây dựng một hệ thống biểu tượng hoàn chỉnh. Chúng ta biết rằng các nhà thiên văn học và vũ trụ học hiện đại và đương đại thường thiết lập các mô hình vũ trụ và tính toán những thay đổi khác nhau trong vũ trụ thông qua một số lý thuyết vận hành vật lý và công thức toán học. Với sự so sánh như vậy, liệu chúng ta có thể suy đoán về mặt lý thuyết rằng Thái cực và hệ thống biểu tượng Dịch học của nó cũng sẽ là một loại mô hình biểu tượng nào đó ở cấp độ vũ trụ?

Với tư cách là sự tồn tại nguyên thủy (đối tượng, hay thực thể) của một tầng vũ trụ nhất định, Thái cực phải trở thành đối tượng nghiên cứu về thế giới bên trong và thế giới bên ngoài của con người. Nhưng tại sao khoa học hiện đại không thể nhận ra và đối mặt với những vấn đề thực tế như vậy? Nếu khoa học hiện đại có thể đối mặt với những vấn đề thực tế này, thì loại tri thức, trí tuệ và hệ thống kỹ năng nào sẽ được phát triển? Những chủ đề mà khoa học còn thiếu thường được tìm thấy trong những ý nghĩa văn hóa truyền thống nhất của chúng ta.

"Nguyên khí chi tiên" còn có “Đại Đạo”, “Đại Pháp” tinh vi quảng đại hơn, đối với tư duy và tư tưởng của con người, là một cảnh giới không thể tưởng tượng và không thể nghĩ bàn. (Shutterstock)

Vì việc khám phá văn hóa Thái cực của chúng ta có thể mang đến một triển vọng tương lai to lớn, chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến khả năng tồn tại của “Thái cực chi tiên - Những thứ có trước Thái Cực". Bài viết này tạm thời sử dụng quyển 1 của cuốn sách nổi tiếng thời nhà Tống "Thái Bình ngự lãm" để tạo ra một bản tóm tắt hạn chế và đơn lẻ, có tính tổng kết văn hóa thời đại cho “Thái Cực chi tiên”. Tại sao lại sử dụng bản tóm tắt văn hóa của "Thái Bình ngự lãm"? Điều này không chỉ bởi vì cuốn sách này là một danh sách chi tiết kiến ​​​​thức bách khoa toàn thư chi tiết, mà còn có những dẫn chứng có hệ thống được lựa chọn cẩn thận. Bản chất của cuốn sách này là một bản tóm tắt có hệ thống về văn hóa truyền thống Trung Quốc trước thời nhà Tống.

Theo lời giới thiệu quyển 1 của "Thái Bình ngự lãm", "Thái Cực chi tiên - trước Thái Cực" có "Nguyên Khí", "Thái Dịch", "Thái Sơ", "Thái Thủy" và "Thái Tố". Người biên tập "Thái Bình ngự lãm" rõ ràng đã lấy một đoạn trong Liệt Tử chép rằng: "Hữu hình sinh ra từ vô hình, vậy Càn Khôn sinh ra từ đâu? Cho nên nói: có Thái Dịch, có Thái Sơ, có Thái Thuỷ, có Thái Tố. Thái Dịch là khí chưa thấy hình; Thái Sơ là sự bắt đầu của khí; Thái Thủy là sự bắt đầu của hình; Thái Tố là sự bắt đầu của chất. Hình, khí, chất đầy đủ mà không tách rời nhau nên gọi là Hỗn Độn.

Hỗn Độn chính là hình thái vũ trụ mà Lão tử gọi là “hữu vô hỗn thành” (có và không kết hợp hỗn độn mà thành) và cùng là đặc trưng hình thái ở giai đoạn trước khi hình thành vũ trụ. Cho rằng vạn vật từ hỗn độn mà tụ tán. Nhìn chẳng thấy, nghe chẳng thấy, theo không được, cũng gọi là Dịch. Dịch không có hình dạng bài trí, Dịch biến thành Nhất, Nhất biến thành Thất, Thất biến thành Cửu. Cửu biến cũng là sau cùng, lại quay về thành Nhất . Nhất là khởi đầu của biến hóa hình dạng. Thanh nhẹ bay lên thành Trời, ô trọc nặng nề hạ xuống làm Đất, khí xung hòa (nguyên khí) sinh ra người; cũng là hàm chứa tinh thần Thiên Địa, là hóa sinh của vạn vật”.

Theo lý luận của Liệt Tử, thứ được sinh ra trước trời đất, theo thứ tự có: Thái Dịch, Thái Sơ, Thái Thủy, Thái Tố, sau đó phát triển thêm thành "Hỗn Độn" và "Dịch". Còn chi tiết về bản chất triết học hay bản chất vũ trụ luận trong quá trình phát triển, nói đến đây cũng mơ hồ, không thể diễn tả nên chúng tôi lược bỏ. Tuy nhiên, một kết quả quan trọng của sự xuất phát của nó là chuỗi quá trình hình thành vũ trụ này đã sinh ra "Dịch", điều này vừa kế thừa "Chu Dịch" liên quan thuyết pháp rằng "Dịch có Thái Cực". Do đó, cuộc thảo luận về sự tồn tại vũ trụ trong "Thái Cực chi tiên" ở đây là để có được một kết nối hoàn chỉnh.

Tất nhiên, điều đáng nhắc nhở mọi người là bài viết này không sùng bái hay khẳng định luận thuật mang tính phổ hệ "Thái cực chi tiên" này, cũng không phải nói rằng nó là luận thuật duy nhất, cũng không nói rằng nó là luận thuật hoàn toàn chính xác. Thế nhưng, luận thuật của nó biểu hiện ra định hướng văn hóa, giúp người đời sau hiểu rõ và ý thức được, vũ trụ trình tự và vũ trụ cảnh giới "Thái cực chi tiên" hoặc "Thái cực chi thượng" là có khả năng tồn tại. Nói chung, chúng ta đều liễu giải được rằng "Thái cực" là có thể tu hành và tu luyện, nếu coi bản thân Thái cực như là biểu hiện của cảnh giới tu luyện, thì phải chăng "Thái cực chi tiên" chính là sự theo đuổi cảnh giới tu luyện cao xa?

Câu cách ngôn của Chu Đôn Di "Tự vô cực nhi thái cực" ẩn chứa cảnh giới vũ trụ, chỉ bằng mấy lời đơn giản bình thường mà nói ra được nói ra được cảnh giới cực kỳ thâm sâu rộng lớn. "Thái bình ngự lãm" trích dẫn chuỗi phổ hệ của "Thái cực chi tiên": "Nguyên khí", "Thái dịch", "Thái sơ", "Thái thủy", "Thái tố", cũng là dựa trên thuyết pháp của "Liệt tử" nhưng đưa tầng thứ cảnh giới “Nguyên khí” lên trước nhất. Liệu "Nguyên khí" này có phải là tầng thứ vũ trụ cao nhất không?

Chúng tôi nghĩ rằng những người biên tập của "Thái bình ngự lãm" không nghĩ như vậy, chẳng qua đây là từ vựng cho tầng thứ vũ trụ cao nhất mà họ tìm được. Khi "Thái bình ngự lãm" trích dẫn luận thuật trong thư tịch cổ liên quan đến "Nguyên khí", nó cũng đặc biệt trích dẫn một đoạn miêu tả trong cuốn sách nổi tiếng của Đạo gia "Hoài Nam Tử" thời nhà Hán: "Đạo đầu tiên sinh ra hư khuếch, hư khuếch sinh ra vũ trụ, vũ trụ sinh nguyên khí, và nó không có giới hạn." Nó cũng trích dẫn một mô tả từ “Huyền đồ" được viết bởi Trương Hành, một bậc thầy Đạo gia và văn hóa vào thời nhà Hán: "Huyền ấy, là bao hàm đạo đức, cấu thành và che giấu Càn Khôn, là hút và thổi nguyên khí, vốn không có khởi nguyên".

Đây chẳng phải rõ ràng là "nguyên khí” cũng không phải là khởi nguyên trước tiên, sau cuối, bản nguyên của vũ trụ. "Nguyên khí chi tiên" còn có “Đại Đạo”, “Đại Pháp” tinh vi quảng đại hơn, đối với tư duy và tư tưởng của con người, là một cảnh giới không thể tưởng tượng và không thể nghĩ bàn. Trong việc tiếp thu truyền thống cổ xưa, đặc biệt là khi nó liên quan đến một số truyền thuyết thần thoại và các tư tưởng khác thường, người đời sau xu hướng bỏ qua hoặc tỏ ra khinh thường. Nhưng, lịch sử đã chứng minh, những truyền thuyết Thần thoại có vẻ mờ ảo hư vô này là đã trải qua truyền thừa trong lịch sử đằng đẵng, chúng không chỉ là di sản và phát triển của văn minh, không chỉ khai mở nội hàm và cảnh giới của văn hóa, mà còn không ngừng hướng mọi người tiến tới một trình độ văn hóa cao hơn, đây chẳng phải chính là định hướng văn hóa được thành tựu từ văn hóa Thần truyền hay sao?

Mai Hoa Nhất Điểm - Epochtimes
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Những suy đoán về vũ trụ có trước Thái Cực: Sự khai mở vô tận của Đại Đạo