Phân tích: Mật mã của ĐCSTQ về người kế nhiệm ông Tập Cận Bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bàn về chủ đề 'người kế nhiệm' hay thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng phép ẩn dụ 'sông Hoàng Hà' và 'sông Dương Tử'. Vậy mật mã này có ý nghĩa gì?

Phóng viên cấp cao của tờ Nikkei Asian Review, Katsuji Nakazawa đã phân tích về người kế nhiệm ông Tập Cận Bình trong bài báo mới nhất hôm 08/9. Ông nói rằng, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về việc "truyền ngôi" cho thế hệ tiếp theo hay thảo luận về các xu hướng chính sách quan trọng, họ thường sử dụng phép ẩn dụ "sông Hoàng Hà" và "sông Dương Tử".

“Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thích giấu cảm xúc nội tâm", ông Nakazawa nói trong một bài báo đăng tải hôm thứ Năm (8/9), “Có vẻ như nếu đem ra ví von với hình ảnh dòng sông, một số chủ đề tế nhị sẽ dễ giải quyết hơn nhiều”.

Ông Nakazawa cho biết các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thường sử dụng những"mật mã khó hiểu".

Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử là hai con đường thủy lớn nhất ở Trung Quốc.

Lần xuất hiện gần đây nhất của loại mật mã này là khi Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc đến thăm một cảng ở Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông từ ngày 16/8 đến ngày 17/8 và nói rằng: "Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa, còn sông Hoàng Hà và sông Dương Tử thì không chảy ngược".

Bình luận mới nhất của ông Lý Khắc Cường đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng, vì đây là lý thuyết "sông Hoàng Hà, sông Dương Tử" đầu tiên được đưa ra bởi một quan chức cấp cao của ĐCSTQ sau Hội nghị Bắc Đới Hà. Hội nghị Bắc Đới Hà là một cuộc họp bí mật vào mùa hè của các nhà lãnh đạo đang đương nhiệm và đã nghỉ hưu ở Bắc Đới Hà, Hà Bắc, Trung Quốc. Cuộc họp được cho là đã được tổ chức vào đầu tháng Tám.

Đồng thời, những bình luận này của ông Lý Khắc Cường cũng được đưa ra trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ dự kiến ​​tổ chức vào ngày 16/10.

Tại Đại hội đảng sắp tới, ông Tập Cận Bình đang tìm kiếm nhiệm kỳ lãnh đạo thứ ba bất thường, và “sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược” của ông Lý Khắc Cường tự nhiên dấy lên đồn đoán về sự cầm quyền trong tương lai của ông Tập Cận Bình và những thay đổi trong thế hệ lãnh đạo đảng.

Ông Nakazawa nói rằng việc ông Lý Khắc Cường sử dụng hình ảnh dòng sông như một phép ẩn dụ cho việc ông kiên định với chính sách mở cửa. Điều này cho thấy rằng ông đã "kết thúc cuộc tranh luận về chính sách kinh tế trong tương lai". Điều đó nói lên rằng, di sản của ông Đặng Tiểu Bình sẽ tiếp tục tồn tại, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đang cố gắng chứng tỏ rằng ông đã vượt qua ông Đặng Tiểu Bình.

Có lẽ vì phản ứng trong nước rất lớn đối với những nhận xét này, nên không còn video nào về những nhận xét của ông Lý Khắc Cường ở Trung Quốc, ông Nakazawa nói.

Đồng thời, một bài báo xuất hiện trên tờ Cầu Thị - tạp chí lý luận hàng đầu của ĐCSTQ hôm 01/9 đưa tin, ông Qu Qingshan, Giám đốc Viện Lịch sử Đảng và Văn học thuộc Trung ương ĐCSTQ, đã đăng một bài báo nói rằng "giai đoạn phát triển mới" mà ông Tập Cận Bình nói đến là một giai đoạn phát triển mới sau nhiều thập kỷ tích lũy và hiện đang nhen nhóm ở giai đoạn đầu.

Ông Qu Qingshan cho rằng thời kỳ ông Đặng Tiểu Bình là đang "làm giàu" và thời kỳ ông Tập Cận Bình là đang "tăng cường", có nghĩa là ông Tập Cận Bình ở vị thế cao hơn ông Đặng Tiểu Bình.

Ông Tập Cận Bình nhìn nhận vấn đề kế vị như thế nào?

Vậy bản thân ông Tập Cận Bình nhìn nhận vấn đề kế vị như thế nào? Vào tháng 10/2021, ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu đầu tiên về việc kế vị, gây được sự chú ý lớn vào thời điểm đó.

Ông nói: “Cách tốt nhất để đánh giá liệu hệ thống chính trị của một quốc gia có dân chủ và hiệu quả hay không là xem liệu việc kế nhiệm các nhà lãnh đạo của quốc gia đó có trật tự hay không”.

Ông Nakazawa nói rằng, ông Tập Cận Bình đã nói những điều tương tự trong quá khứ, và điểm quan trọng là ông Tập chỉ đề cập đến "các nhà lãnh đạo quốc gia" chứ không đề cập đến các chức vụ của đảng hoặc ủy ban trung ương.

Ở Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đồng thời là chủ tịch nước và chủ tịch Quân ủy trung ương ĐCSTQ, thường là cùng một người. Nhưng cũng đã có những lãnh đạo cấp cao trong thời gian ngắn từ chối nhượng bộ quyền lực trong quá khứ.

Ông Nakazawa cho biết hiếm có người cầm quyền nào dễ dàng nhường mọi quyền lực cho thế hệ trẻ và cũng không hoàn toàn rõ ràng về việc Tập Cận Bình sẽ nhượng lại quyền lực như thế nào trong tương lai.

Cho đến nay, ông Tập Cận Bình vẫn chưa nói về bất kỳ kế hoạch kế vị nào. Cuộc tranh luận về người kế nhiệm ông Tập Cận Bình vẫn nằm trong hộp đen như cách đây 5 năm.

Trước Đại hội toàn quốc lần thứ 19 của đảng vào năm 2017, ông Tập đã thanh trừng ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), khi đó là Bí thư tỉnh Trùng Khánh, người được coi là một nhà lãnh đạo thế hệ tiếp theo đầy triển vọng.

Việc ông Tôn bị thanh trừng được coi là dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình đã sẵn sàng nắm quyền trong một thời gian dài sắp tới.

Sau đó, ông Tập Cận Bình sẽ xác định địa vị của ông Đặng Tiểu Bình với tư cách là cựu lãnh đạo ĐCSTQ, và ông ấy sẽ có những sắp xếp gì trong việc đào tạo những người kế cận tiềm năng ?

Vấn đề người kế nhiệm ông Tập không phải là điểm chủ đạo

Nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất (Li Linyi) tin rằng trong "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20", vấn đề người kế nhiệm ông Tập không phải là mối quan tâm chính vì hai lý do.

Thứ nhất, dự đoán chính thống hiện nay là ông Tập sẽ không chỉ định người kế nhiệm tại hội nghị này.

Thứ hai, những khó khăn bên trong và bên ngoài mà ĐCSTQ đang phải gánh chịu là rất hiếm trong lịch sử của đảng này.

Một khi ông Tập tái đắc cử, nếu ĐCSTQ vẫn duy trì sức ì trước đây, rất khó để nói liệu sẽ có những sự kiện lớn trong 5 năm tới hay thậm chí là liệu sẽ có "Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 21" hay không. Bởi vì áp lực hiện tại và sự bất bình của công chúng trong xã hội Trung Quốc đang lên cao. Vậy thì không có ích gì khi thảo luận về vấn đề người kế nhiệm ông Tập Cận Bình.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Thế giới


BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: Mật mã của ĐCSTQ về người kế nhiệm ông Tập Cận Bình