Phát hiện khảo cổ: Thành cổ Angkor lớn gấp 800 lần Angkor Wat, lật đổ nhận thức khảo cổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Tất cả đồng nghiệp giật mình bởi tiếng kêu của Evans, tất cả đều nhìn vào màn hình, và tất cả đều ngây người kinh ngạc. Trên màn hình xuất hiện một thành phố lạ lẫm, nó lạ lẫm bởi vì nó lớn gấp 800 lần Angkor Wat.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Phát hiện thành cổ Angkor

Nhà khảo cổ Italy, Tiến sĩ Damian Evans đang làm việc căng thẳng trước máy tính. Ông và đội ngũ của mình mấy ngày trước đã dùng radar quang học hoàn thành công việc quét thành cổ Angkor của Campuchia, chính là khu vực xung quanh Angkor Wat nổi tiếng. Nhiệm vụ hiện tại chính là nhật tất cả những dữ liệu mà radar quét được, và dùng phần mềm tự động xây dựng mô hình 3D cho thành cổ Angkor.

Evans hoàn thành những dữ liệu cuối cùng thì thở một hơi dài nhẹ nhõm, một công việc nặng nề phức tạp cuối cùng cũng đã đi đến hồi kết rồi, giờ đây chỉ còn việc chờ phần mềm tự động tạo ra mô hình.

Evans đứng dậy lấy một ly cà phê Cao Miên, nhàn nhã nhấm nháp cà phê và trò chuyện với các đồng nghiệp.

Bỗng nhiên, Evans nhìn vào màn hình và kêu lên một tiếng lớn: “Không đúng rồi!”.

Tất cả đồng nghiệp giật mình bởi tiếng kêu của Evans, tất cả đều nhìn vào màn hình, và tất cả đều ngây người kinh ngạc. Trên màn hình xuất hiện một thành phố lạ lẫm, nó lạ lẫm bởi vì nó lớn gấp 800 lần Angkor Wat.

Diện tích Angkor Wat khoảng 1,62 km vuông, còn thành phố mô hình này lớn hơn nó 800 lần, tức là tương đương với diện tích thành phố London hiện nay.

Trên màn hình xuất hiện một thành phố lạ lẫm, nó lạ lẫm bởi vì nó lớn gấp 800 lần Angkor Wat. (Chụp video)

Đội ngũ của ông vội vàng kiểm tra các số liệu đã nhập vào máy tính, không có sự nhầm lẫn nào, nó chính là như thế. Evans bất giác hít một hơi dài: “Lẽ nào đây chính là chân tướng của thành cổ Angkor?”

Vô tình phát hiện ra Angkor Wat

Angkor Wat là di tích cổ được Liên hợp quốc liệt vào Di sản văn hóa thế giới. Đây là di tích do nhà thám hiểm người Pháp là Henri Mouhot phát hiện ra vào thế kỷ 19. Kết quả này có thể gọi là “Vô tâm cắm liễu liễu thành rừng”.

Mouhot vốn là một nhà tự nhiên học. Những năm đầu niên đại 1860, ông đến khu rừng nhiệt đới Campuchia để thăm dò tìm kiếm. Ý định ban đầu của ông là nghiên cứu sinh vật, hy vọng phát hiện ra nhiều loại côn trùng mới để xuất bản một quyển sách hình ảnh các loài côn trùng. Đang lúc Mouhot say mê bắt côn trùng, ông đi vòng qua mấy cái cây cổ thụ, vừa ngẩng đầu lên, ông bỗng giật mình kinh ngạc. Trước mắt ông xuất hiện một tòa lầu tháp cao lớn được xây dựng bằng đá. Mouhot rất bối rối, trong rừng rậm hoang vu này, sao lại có tòa tháp cao lớn hùng vĩ như thế này. Ông tự cấu vào tay mình, xác nhận là thực chứ không phải nằm mơ.

Ông tiếp tục tiến về phía trước, đi đến hết khu rừng rậm, bỗng xuất hiện một vùng đất thoáng đãng rộng lớn, một quần thể kiến trúc chùa miếu hùng vĩ nối tiếp nhau sừng sững trước mắt ông. Quần thể kiến trúc này chính là Angkor Wat. Toàn bộ quần thể kiến trúc phân thành 2 tầng trong, ngoài, một con sông bảo vệ thành hình chữ nhật vây quanh thành ngoài.

Khu vực thành ngoài, cây cối um tùm. Khu vực thành trong, chính là quần thể kiến trúc mà sau này gọi là Angkor Wat. Ở giữa khu thành trong là một tháp Phật hình hoa sen, xung quanh là các hành lang tầng tầng lớp lớp, và con sông bảo vệ thành. Nếu nhìn từ trên cao, hình dạng của toàn bộ Angkor Wat chính là hình của Mạn Đà La (Mandala).

Toàn cảnh khu vực đền Angkor Wat.
Toàn cảnh khu vực đền Angkor Wat. (Ảnh: Wikipedia)

Lai lịch của Angkor Wat

Mouhot kinh ngạc trước cảnh tượng hùng vĩ trước mắt, ông vội vàng đi hỏi các tăng lữ địa phương về tòa thành cổ và nguồn gốc quần thể kiến trúc. Những người địa phương trả lời rất kỳ lạ, họ nói rằng, kiến trúc này gọi là Angkor Wat, là tự nó mọc lên. Mouhot trợn mắt nói: “Các ông trêu tôi à”. Nhưng ông cũng không có đủ tinh lực để tiếp tục nghiên cứu sâu chân tướng quần thể kiến trúc này.

Sau khi trở về nước Pháp, Mouhot đã viết về chuyến du ký Campuchia, trong đó có thể hiện tình cảm kính ngưỡng đối với Angkor Wat, một tình cảm dạt dào như dòng sông thao thao bất tuyệt. Mouhot viết rằng: “Ngôi chùa hùng vĩ nhất trong những ngôi chùa miếu này có thể sánh ngang với Thánh điện của vua Solomon. Ngôi chùa này được một vị Michealangelo cổ đại nào đó xây dựng, hoàn toàn có thể sánh với kiến trúc đẹp nhất của châu Âu, nó hùng vĩ hơn bất kỳ kiến trúc cổ Hy Lạp hay cổ La Mã nào còn lưu lại đến nay".

6803157. sy475
Cuốn sách của Mouhot được bán trên Goodreads

Sách du kỳ phát hành năm 1863, lập tức gây tiếng vang lớn khắp châu Âu: Trong rừng rậm Đông Nam Á còn có kỳ quan hùng vĩ như thế này sao?!

Thế là từng đoàn các nhà thám hiểm và nhà khảo cổ châu Âu tới tấp đến khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á để quan sát nghiên cứu Angkor Wat. Cũng giống như Mouhot, họ đều sửng sốt không nói nên lời bởi những kiến trúc hùng vĩ phức tạp, và sự hòa hợp hoàn mỹ của kiến trúc và điêu khắc của Angkor Wat ẩn giấu trong rừng sâu. Trước kỳ quan kiến trúc cổ đại tuyệt đẹp này, họ chỉ biết bái phục tỏ lòng tôn kính mà không biết nói gì nữa.

Sau khi định thần lại, mọi người đưa ra câu hỏi Angkor Wat do ai, và khi nào được xây dựng. Người địa phương vẫn trả lời là: "Nó tự mọc lên”.

Tất nhiên, các nhà khảo cổ không thể nào thỏa mãn với câu trả lời này, và trong báo cáo nghiên cứu cũng không thể viết câu trả lời này được. Các nhà khảo cổ phát hiện ra rằng, trong bức tường bên trong Angkor Wat có khắc đầy chữ, thế là họ chà chữ đem về nghiên cứu. Kết quả phát hiện ra, đây là một loại chữ Phạn rất cổ, và là loại chữ Phạn mà các tăng lữ chuyên dùng.

Các nhà khảo cổ đã hợp tác với mộc học giả chữ Phạn người Pháp, phiên dịch chữ Phạn, cho thấy, từ thế kỷ thứ 9, tòa thành cổ này đã là thủ đô của đế quốc Cao Miên rồi. Từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15, có khoảng 38 vị vua đã trị vì quốc gia ở đây.

Không ai biết người nào đã xây dựng Angkor Wat, nhưng tại sao lại gọi là Angkor Wat? Trong tiếng Campuchia, Angkor nghĩa là “thủ đô”, Wat nghĩa là “chùa”, do đó Angkor Wat có nghĩa là Chùa Thủ Đô, hay Kinh Đô Tự.

Các nhà khảo cổ tiếp tục vùi đầu nghiên cứu những văn tự ở Angkor Wat, phát hiện ra một vị quốc vương tên là Suryavarman II. Ông được gọi là Thái Dương Vương, là người tài trợ chính cho Angkor Wat. Bức phù điêu của vị quốc vương này cũng xuất hiện trên bức tường đá trong chùa. Thế là các nhà khảo cổ cho rằng, vị Thái Dương Vương này có thể là người xây dựng chùa của Angkor Wat.

Phù điêu quốc vương tên là Suryavarman II, còn gọi là Thái Dương Vương. (Chụp video)

Suryavarman II sống vào thế kỷ 12, là một vị quân vương của Đông Nam Á, tương đương với cuối thời nhà Lý Việt Nam và cuối thời Bắc Tống Trung Quốc. Khi đó Campuchia có tên là Cao Miên (Còn gọi là Đế quốc Khmer). Vị Thái Dương Vương này có đội tượng binh lớn gồm hơn 100 con voi chiến, do đó ông đánh đâu thắng đó, đã chinh phục vùng đất rộng lớn gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Nam Việt Nam và một phần Vân Nam Trung Quốc.

Ông là người thích xây dựng, do đó quần thể chùa chiền hùng vĩ Angkor Wat này, được các nhà khảo cổ suy đoán là do Thái Dương Vương xây dựng. Thế là các nhà khảo cổ kết luận, tuy thành Angkor được xây dựng từ thế kỷ thứ 9, nhưng quần thể chùa chiền Angkor Wat được hoàn thành vào khoảng năm 1150.

Câu hỏi ai xây dựng Angkor Wat và khi nào coi như đã được giải quyết. Tuy nhiên lại nảy sinh ra vấn đề mới: Angkor Wat rốt cuộc là dùng làm gì? Là hoàng cung, chùa miếu tôn giáo, hay là lăng mộ?

Angkor Wat được sử dụng làm gì?

Những căn phòng của Angkor Wat rất nhỏ, khắp nơi đều là tượng Thần, nhìn không có vẻ là nơi con người cư trú. Do đó có thể loại trừ khả năng là hoàng cung.

Hoàng gia Cao Miên có tập tục xây dựng miếu trên núi, là từ đường để thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng là lăng mộ. Người Cao Miên cũng tin rằng, quốc vương là thể hiện của Thần vương: Thần và người hợp thành nhất thể. Vị Thái Dương Vương Suryavarman II này được mọi người cho là hóa thân của Thần Vishnu, một trong những vị Thần chính của Ấn Độ giáo, tức là Thần Vishnu nhập vào trú trong nhục thể của ông. Vị Thần chính được thờ cúng ở chùa Angkor Wat lại chính là Thần Vishnu. Do đó các nhà khảo cổ suy đoán, Angkor Wat là chùa miếu và lăng mộ của Thái Dương Vương.

Nhưng đây chỉ là suy đoán, vì trong lịch sử Cao Miên, có rất ít ghi chép rõ ràng về thời gian xây và quá trình dựng cũng như mục đích sử dụng của Angkor Wat. Thế là các nhà khảo cổ đành tìm trong tài liệu lịch sử ở các nước xung quanh, trong đó Trung Quốc là nước có ghi chép lịch sử mạnh nhất trên thế giới. Cuối cùng, họ cùng tìm ra tư liệu lịch sử có tên là “Chân Lạp phong thổ ký” do một người triều Nguyên tên là Chu Đạt Quan viết. Chân Lạp chính là Cao Miên, là tên phiên dịch từ thời Đường.

Trong sách này, Angkor Wat được gọi là Lỗ Ban Mộ, trong đó viết rằng, sau khi quốc vương chết, được mai táng trong tháp. Việc này khá giống với các tăng nhân sau khi chết, được hỏa thiêu rồi xương cốt được đưa vào chôn trong tháp.

Các nhà khảo cổ căn cứ vào ghi chép của Chu Đạt Quan, lại đưa ra kết luận rằng, Angkor Wat là lăng mộ hoàng gia.

Như vậy nguồn gốc lai lịch và mục đích sử dụng của Angkor Wat đã được các nhà khảo cổ học đưa ra câu trả lời rõ ràng rồi. Tuy nhiên, lại xuất hiện một vấn đề thứ 3

Làm thế nào để xây dựng được Angkor Wat?

Toàn bộ Angkor Wat được xây dựng bằng sa thạch màu đỏ, cộng thêm bức tường thành và con sông bảo vệ bên ngoài, tổng diện tích 1,62 km vuông. Vậy khối lượng xây dựng như thế nào?

Theo tính toán hiện đại, Angkor Wat cần sử dụng gần 300.000 người, xây dựng trong 30 năm. Lượng công việc này lớn hơn nhiều so với việc xây dựng Kim tự tháp Giza Ai Cập. Bởi vì Kim tự tháp Giza dự tính cần 100.000 lao công, và xây dựng trong thời gian 20 năm.

Những kết luận khảo cổ trên, từ lai lịch, người xây dựng, thời gian và phương thức xây dựng, mục đích sử dụng, đều do các nhà khảo cổ học đưa ra trước năm 2014, là thời điểm nhà khảo cổ học Evans có những phát hiện mới như nói ở đầu bài viết.

Nhưng những kết luận trên đến nay đã không đứng vững, bởi vì căn cứ theo dữ liệu mà Evans dùng radar quang học quét thu được, và thông qua phần mềm xây dựng mô hình 3D của thành cổ Angkor, thì quy mô của thành cổ không chỉ như vậy, nó vượt xa diện tích 1,62 km vuông - nơi tập trung các chùa miếu, nó rộng gấp 800 lần. Quy mô thành cổ Angkor này tương đương với thành phố London của nước Anh hiện nay, tức khoảng 1.583 km vuông.

Như kết quả suy tính cũ của các nhà khảo cổ, chỉ riêng khu vực chùa miếu Angkor Wat, khối lượng xây dựng đã gấp 4,5 lần khối lượng xây dựng Kim tự tháp Giza. Nếu tính tòa thành cổ với diện tích 1500 km vuông này, thì là con số khổng lồ.

Thế kỷ 12, châu Á có thành Khai Phong, Trung Quốc, và châu Âu có thành Constantinopolis của Đế quốc Byzantine (Đông La Mã), được công nhận là 2 thành phố phồn hoa lớn nhất thế giới vào thời đó. Diện tích thành Khai Phong của triều Bắc Tống là trên 50 km vuông, dân số trên 1 triệu người. Thành Constantinopolis có diện tích chưa đầy 20 km vuông, dân số từ 0,5 đến 1 triệu người.

Thành Constantinopolis của Đế quốc Byzantine. (Miền công cộng)

Khi đó Đế quốc Đại Tống và Đế quốc Byzantine là 2 quốc gia lớn mạnh nhất, mới có thể huy động nhân lực lớn để xây dựng đô thị hùng vĩ như thế. Khi đó Đế quốc Cao Miên tuy lớn mạnh, nhưng cũng chỉ có thể đứng bên rìa vũ đài chính trị thế giới, không thể nào sánh được với những Đế quốc Đại Tống, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Ả-rập được, làm sao có thể sáng tạo ra một thành phố phồn hoa phát triển và rộng lớn trên 1200 km vuông như thế này được. Điều này quả là chuyện cười.

Nếu thành Angkor hùng vĩ rộng lớn thực sự tồn tại trên mảnh đất Campuchia này, thế thì chỉ có thể nói là nó hoàn toàn không phải do Đế quốc Cao Miên xây dựng.

Những nghi vấn khác

Học giả nghiên cứu văn minh tiền sử Graham Hancock khi nghiên cứu Angkor Wat đã có phát hiện bất ngờ. Quần thể kiến trúc Angkor Wat được xây dựng chiểu theo 2 hiện tượng thiên văn lớn:

Thứ nhất: Mỗi năm vào ngày Xuân phân, nếu bạn đứng trên con đường lớn thông với trung tâm Angkor Wat chờ đón mặt trời mọc, bạn sẽ nhìn thấy mặt trời từ từ mọc lên vừa vặn ở chính giữa đỉnh ngọn tháp chính của quần thể kiến trúc, trông như một vầng ánh sáng vàng kim bao bọc đỉnh ngọn tháp, cảnh tượng rất tráng lệ và cũng rất thần kỳ.

Hiện tượng thiên văn thứ 2 là: Quần thể kiến trúc Angkor Wat đối ứng với vị trí chòm sao Thiên Long (Draco). Ngôi miếu Thần Angkor Wat vừa vặn nằm ở vị trí của 4 ngôi sao đầu của chòm sao Thiên Long. Một số kiến trúc tôn giáo quan trọng của thành Angkor, cũng đối ứng với các ngôi sao khác của chòm sao Thiên Long.

Điểm quan trọng nhất của phát hiện này là, Angkor Wat đối ứng với chòm sao Thiên Long, không phải ở vị trí hiện nay, mà là vị trí chòm sao Thiên Long 12500 năm trước.

Tại sao có sự sai biệt này? Đó là do hiện tượng tuế sai của trái đất tạo thành. Hiện tượng tuế sai nói đơn giản là, sau một thời gian dài, vị trí các chòm sao trên trời sẽ dịch chuyển. Ngay cả chòm sao Bắc Đẩu mà con người cho rằng không thay đổi vị trí, nó cũng có hiện tượng tuế sai, sau một thời gian lâu dài, nó cũng dịch chuyển vị trí. Nhưng quá trình dịch chuyển rất chậm, thường là cứ 72 năm thì thay đổi 1 độ, nên người thường dùng mắt thường sẽ không quan sát thấy được.

Chòm sao Thiên Long hiện nay và kiến trúc Angkor Wat trên trái đất không cách nào có thể đối ứng được. Hancock sử dụng phần mềm tính toán ngược thời gian, kinh ngạc phát hiện ra chòm sao Thiên Long 12500 năm trước hoàn toàn khớp với quần thể kiến trúc Angkor Wat hiện nay.

Hancock còn phát hiện ra rằng, kiến trúc Angkor Wat về sử dụng nguyên liệu đá và kỹ thuật xây dựng, có đặc điểm tương tự với những kiến trúc văn minh đá khổng lồ lâu đời hơn. Vật liệu chủ yếu của Angkor Wat là những tảng đá sa thạch đỏ hình chữ nhật, trọng lượng mỗi tảng khoảng 1 tấn. Tuy nhiên cũng có những tảng đá hình ngũ giác và các hình khác. Phương pháp xây dựng là xếp chồng lên nhau, không sử dụng bất kỳ chất kết dính nào, mà là dùng những tảng đá được mài chính xác rồi xếp lại với nhau, khe hở rất nhỏ, rất chắc chắn.

Kỹ thuật này tương tự như những kiến trúc đá lớn khác trên thế giới như tòa miếu Thần ở thung lũng khu Kim tự tháp Giza Ai Cập, và Nhà thờ Huaytará ở Peru. Từ những đặc trưng này, Hancock suy đoán được xây dựng từ thời văn minh đá khổng lồ cách nay 12500 năm.

File:Church, Huaytará, Huancavelica.jpg
Nhà thờ Huaytará ở Peru. (Wikipedia/common)

Bạn đọc có thể nói, nếu lịch sử của Angkor Wat có từ trên 10000 năm trước, tại sao nó lại là lăng mộ của Thái Dương Vương của Cao Miên thế kỷ 12? Tại sao lại điêu khắc đầy đề tài Thần thoại của Phật giáo và Ấn Độ giáo?

Thực ra, trong lịch sử, con người phát hiện ra những di tích cổ xưa, rất tự nhiên là tận dụng và cải tạo nó, để lại dấu ấn của họ, hiện tượng này thường thấy. Như tòa miếu Thần ở thung lũng khu Kim tự tháp Giza Ai Cập, là một kiến trúc cổ xưa hơn mà Pharaoh Khafre đã trực tiếp sử dụng, cải tạo một chút, và trở thành của ông ấy. Nhà thờ Huaytará ở Peru là chính quyền thực dân Tây Ban Nha đã xây dựng nhà thờ trên một nền móng kiến trúc đá khổng lồ lâu đời mà thành. Còn những kiến trúc đá khổng lồ nguyên bản do ai xây dựng, dùng để làm gì, thì hiện nay không cách nào làm rõ được.

Ví như ngôi đền Thần Jupiter ở Baalbek, Lebanon, nền móng của nó là 27 tảng đá khổng lồ xếp thành, trong đó 3 tảng lớn nhất, mỗi tảng dài 19-20 mét, rộng 4,5 mét, cao 3,6 mét. Với khối đá kích thước như thế này thì với công nghệ của con người hiện nay, muốn cắt gọt gia công và vận chuyển thì cũng cực kỳ khó khăn, làm sao thời kỳ Ma Mã cổ đại, thời kỳ ngôi đền được xây dựng, lại có thể xây dựng được. Do đó, nền móng này là đã có từ trước, và người La Mã chỉ xây dựng ngôi đền Thần Jupiter từ nền móng có sẵn này.

Ngôi đền Thần Jupiter ở Baalbek, Lebanon. (Wikipedia/ CC BY SA 3.o)

Quay trở lại với Angkor Wat. Một kịch bản khả năng là: kết cấu chủ thể của kiến trúc, thậm chí cả một phần điêu khắc vốn đã có từ trước thế kỷ 12, những người thống trị Đế quốc Cao Miên sau đó đã phát hiện ra, kinh ngạc trước sự hùng vĩ của nó, và cho rằng đây là Thần, Phật đã ban tặng kỳ quan này cho mình. Thế là trên nền tảng có sẵn đó đã tạo dựng thêm nhiều điêu khắc và hình vẽ, dùng để làm miếu thờ Thần và làm lăng mộ hoàng gia. Giống như người La Mã cổ đại trên cơ sở những tảng đá khổng lồ ở Baalbek đã xây dựng đền Thần Jupiter, để tôn vinh vị Thần chính của họ. Người Cao Miên cổ đại đã lưu lại điêu khắc hình tượng quốc vương Thái Dương Vương Suryavarman II của họ, cùng với những chữ Phạn.

Trung Hòa
Theo Wenzhao



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện khảo cổ: Thành cổ Angkor lớn gấp 800 lần Angkor Wat, lật đổ nhận thức khảo cổ