Quyết định cuộc đời của trẻ không phải thành tích học tập mà là 8 điều này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều quyết định cuộc đời của một đứa trẻ không phải thành tích học tập, mà là sự tu dưỡng nhân cách toàn diện.

Sự giáo dục ngay từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến con đường phát triển sau này của trẻ, sự giáo dục của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào cha mẹ, vậy giáo dục trong gia đình như thế nào mới tốt?

Rất nhiều cha mẹ thời nay đều cho rằng, giáo dục gia đình chính là tạo điều kiện để phát triển trí thông minh của trẻ, tức là ngay từ khi trẻ 4, 5 tuổi đã cho trẻ học ngoại ngữ, sau đó cho trẻ học đàn, rồi thuê gia sư giỏi về dạy cho trẻ... Họ hy vọng thành tích học tập của con sẽ phải thuộc loại giỏi, như vậy tương lai có thể vào trường đại học danh tiếng.

Nhưng thực tiễn đã chứng minh, đây là một sai lầm rất lớn đối với giáo dục gia đình, là hệ quả ngược trong quá trình giáo dục trẻ. Trên thực tế, giáo dục gia đình quan trọng nhất đó chính là kiến lập một nhân cách tốt đẹp cho con trẻ.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng, nếu một đứa trẻ thiếu kiến thức về cuộc sống, không có ước mơ, không biết cách tự bảo vệ bản thân và cũng không có khả năng giao tiếp với những người xung quanh... Thử hỏi đứa trẻ như vậy có thể phát triển toàn diện, ngay cả khi thành tích học tập xuất sắc đến mấy nhưng nếu không có kiến thức cơ bản về cuộc sống, chúng cũng rất khó làm nên chuyện.

Điều quan trọng nhất cần thay đổi đó chính là quan niệm giáo dục của cha mẹ. Vậy, giáo dục gia đình như thế nào mới đúng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu 8 điểm mấu chốt dưới đây.

Điểm mấu chốt thứ 1: Giúp trẻ tạo dựng tâm thái lạc quan

  1. Chấp nhận hiện thực là bước đầu tiên hướng tới sự lạc quan.
  2. Bồi dưỡng tính cách lạc quan, để cho trẻ học cách thản đãng khi đối diện với những bất hạnh trong cuộc sống.
  3. Để trẻ giữ một tâm thái bình hòa.
  4. Hãy cho trẻ hiểu, nếu đặt nhiều tinh lực vào những điều tiêu cực, trẻ sẽ không thể phát huy tốt những khả năng vốn có.
  5. Khiếu hài hước xem như là một kỹ năng nhỏ, nhưng kỳ thực là một “đại bản sự”.

Điểm mấu chốt thứ 2: Dạy trẻ học cách cảm ơn, sống bao dung

  1. Lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ sẽ khiến trẻ khổ một đời.
  2. Có tấm lòng yêu thương, trẻ sẽ có động lực để hướng đến những điều tốt đẹp.
  3. Những điều xấu ác sẽ dẫn đến tai họa, hãy hướng dẫn trẻ kịp thời cải chính.
  4. Kịp thời loại bỏ những hành vi xấu của trẻ.
  5. Chỉ khi trẻ biết cách cảm ơn người khác thì mới có thể trưởng thành.

Điểm mấu chốt thứ 3: Trau dồi lòng can đảm của trẻ khi đối diện với thất bại

  1. Nếu trẻ tự ti và yếu đuối, cha mẹ hãy dạy trẻ dùng thái độ tích cực khi đối mặt với thất bại.
  2. Bồi dưỡng và rèn luyện ý chí cho trẻ là điều không thể bỏ qua.
  3. Những đứa trẻ sợ thất bại sẽ rất khó hòa nhập với xã hội.
  4. Dạy cho trẻ có được sự tự tin.
  5. Đứa trẻ luôn đổ lỗi mỗi khi gặp thất bại, tương lai sẽ rất khó làm nên việc lớn.
  6. Hãy học cách khen trẻ đúng lúc, nhưng đừng lạm dụng và thái quá.

Điểm mấu chốt thứ 4: Dạy trẻ cách tự bảo vệ mình

  1. Dạy trẻ một số kiến thức cơ bản để sinh tồn và bảo vệ bản thân.
  2. Những đứa trẻ chỉ biết dựa vào cha mẹ sẽ không thể trưởng thành.
  3. Những đứa trẻ thiếu khả năng ứng xử sẽ dễ đối mặt với nguy cơ bị đào thải trong tương lai.
  4. Cha mẹ bao bọc con quá mức cũng đồng nghĩa với việc “làm hại” con.
  5. Hãy nâng cao khả năng miễn nhiễm cho trẻ và để trẻ học cách bình tĩnh khi đối mặt với cám dỗ.

Điểm then chốt thứ 5: Hãy để trẻ dám ước mơ

  1. Có mơ ước mới có thể sáng tạo.
  2. Đừng chê trách khi trẻ nói ra những mong ước tưởng chừng viển vông.
  3. Khi trẻ có mơ ước của mình, cha mẹ hãy cổ vũ trẻ từng bước hiện thực hóa ước mơ.
  4. Cha mẹ từ chối những câu hỏi “vì sao?” của trẻ cũng đồng nghĩa với việc cắt đi đôi cánh tư duy của chúng.
  5. Hãy thiện đãi với những sở thích của trẻ.
  6. Những đứa trẻ giỏi sáng tạo thường có trí tuệ phi thường.

Điểm then chốt thứ 6: Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp cho trẻ

  1. Những đứa trẻ biết giao tiếp sẽ có được nhiều mối quan hệ tốt.
  2. Trẻ giỏi ăn nói sẽ có thể khơi dậy sự quan tâm và chú ý của người khác một cách tốt hơn.
  3. Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng bản thân.
  4. Nếu trẻ dũng cảm nhận lỗi thì lỗi lầm đã sửa được một nửa.
  5. Khả năng hợp tác quan trọng hơn kiến thức.

Điểm mấu chốt thứ 7: Dạy con sử dụng tiền một cách hợp lý

  1. Trẻ tiếp xúc và học cách sử dụng tiền tiêu vặt càng sớm thì khi lớn lên sẽ biết cách chi tiêu khoa học.
  2. Cha mẹ cần giữ tiền lì xì của trẻ đúng cách.
  3. Bồi dưỡng thói quen tiết kiệm sẽ khiến trẻ hưởng lợi suốt đời.
  4. Hãy dạy trẻ cách câu cá, đừng chỉ đưa cá cho chúng.
  5. Sửa chữa tâm lý thích so sánh mù quáng của trẻ.

Điểm mấu chốt thứ 8: Giúp trẻ có nhận thức đúng đắn về bản thân

  1. Khuyến khích trẻ chủ động giao tiếp với người khác, bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
  2. Trẻ nhút nhát trong thời gian lâu dễ sinh ra mặc cảm về bản thân.
  3. Học cách trân trọng và tán dương người khác, từ đó bản thân sẽ học được cách trân trọng chính mình.
  4. Để trẻ tự khám phá thế mạnh của mình mỗi ngày.
  5. Để trẻ hiểu được rằng: Khi bản thân buông bỏ thì mới có thể đắc được.

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là giáo viên tốt nhất của trẻ. Trong quá trình giáo dục con cái, mỗi lời nói và việc làm của cha mẹ đều ảnh hưởng sâu sắc đến đứa trẻ, thậm chí quyết định cả cuộc đời của chúng.

Sự trưởng thành của trẻ là một quá trình không thể đảo ngược. Là người nuôi dạy con cái, cha mẹ càng phải coi trọng vai trò làm gương của mình từ mọi khía cạnh trong cuộc sống.

Theo Tống Vân - Aboluowang
Gia Hân biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Quyết định cuộc đời của trẻ không phải thành tích học tập mà là 8 điều này