Tác phẩm gốc - viên ngọc trai thế kỷ 17 của nữ họa sĩ thời kỳ Baroque đã được tái khám phá

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mới đây, "Họa thất của Quốc vương" ở Windsor, Anh, đã hào hứng công bố rằng bản gốc "Susanna và các trưởng lão" của Gentileschi, một nữ họa sĩ nổi tiếng người Ý thời kỳ Baroque, cuối cùng đã được khôi phục lại và đưa ra trưng bày cho công chúng.

Artemisia Gentileschi sinh ra trong một gia đình họa sĩ người Ý, do bị xâm hại tình dục khi còn là một cô gái, nên một số bức tranh sau này của cô bộc lộ xu hướng bạo lực và căm ghét đàn ông. Tuy nhiên, rất nhiều họa phẩm của bà có nội dung là nữ anh hùng, những câu chuyện tập trung vào phái nữ về truyền thuyết, Thần thoại, Thần dụ, Kinh Thánh. Bà là phụ nữ đầu tiên trở thành thành viên của Viện Mỹ thuật Firenze và Viện Nghệ thuật hội họa.

Susanna và các Trưởng lão của Artemisia Gentileschi vẽ năm 1638. Nguồn: Royal collection trust)

Tác phẩm "Susanna và các trưởng lão" được trưng bày tại "Họa thất của Quốc vương" ở Anh lần này là một tác phẩm của bà vẽ vào năm 1638-1639. Tác phẩm "Susanna và các trưởng lão" đầu tiên của bà, vẽ năm 1610, khi bà mới 17 tuổi. Ngoài ra bà còn 2 tác phẩm "Susanna và các trưởng lão" nữa, vẽ năm 1649 và 1650.

Tác phẩm "Susanna và các trưởng lão" đầu tiên của Artemisia Gentileschi vẽ năm 1609-1610, khi bà mới 17 tuổi. (Miền công cộng)
Susanna và các Trưởng lão của Artemisia Gentileschi vẽ năm 1649. (Miền công cộng)
Susanna và các Trưởng lão của Artemisia Gentileschi vẽ năm 1650. (Miền công cộng)

Anna Reynolds, nhà nghiên cứu tại Họa thất của Quốc vương nói: "Tác phẩm này đã nằm trong Bộ sưu tập Hoàng gia kể từ thời vua Charles I... nhưng hồ sơ về bức tranh đã bị thất lạc vào khoảng thế kỷ 18. Hơn nữa do không được bảo quản tốt nên bức tranh đã bị biến đổi màu sắc nghiêm trọng”.

Bức tranh sau này trở thành một phần trong bộ sưu tập hoàng gia của vua Charles I của Anh. Nhưng sau nhiều năm, do bảo quản kém nên nó dần bị người dân lãng quên. Trong những năm gần đây, nó được phát hiện lại khi các nhà quản lý nghệ thuật đang nghiên cứu và phân loại bộ sưu tập của Charles I. Sau đó, sau khi được các chuyên gia phục hồi cẩn thận, bức tranh đã được phục hồi sống động trở lại.

"Suzanne và các trưởng lão" là một câu chuyện được lấy từ "Cựu Ước của Kinh Thánh". Susanna xinh đẹp là vợ của một thương gia giàu có ở Babylon. Một ngày nọ, Susanna đang tắm thì bất ngờ phát hiện ra có hai trưởng lão đang nhìn trộm, và đang cố làm điều bất chính. Susanna rất tức giận. Các trưởng lão dọa sẽ hủy hoại danh tiếng của cô, ép buộc cô phải nghe theo họ. Susanna kiên quyết nghiêm khắc từ chối.

Các trưởng lão hèn hạ sợ bê bối của mình bị bại lộ nên đưa Susanna ra tòa, nói rằng cô đã dụ dỗ các trưởng lão và phạm tội thông dâm. Vụ án được giao cho nhà tiên tri Do Thái Daniel, Nhà tiên tri đưa hai trưởng lão đến các phòng khác nhau và yêu cầu viết lời khai của chính họ về quá trình họ thông dâm với Susanna. Kết quả là lời khai của hai người đàn ông này đầy sơ hở và mâu thuẫn. Daniel cuối cùng đã nhìn ra được thủ đoạn của các trưởng lão, và rửa sạch nỗi oan của Susanna.

Anna Reynolds nói: "Gentileschi là một trong những nghệ sĩ quan trọng nhất của thế kỷ 17. Cuối cùng, bà được vua Charles I thuê đến Anh, nơi bà đã trải qua một khoảng thời gian thú vị, và bức tranh này cho chúng ta biết thêm về những gì bà đã làm khi còn ở đó".

Năm 1638, Artemisia đã cùng cha đến London tại Cung điện Hampton Court, Charles I của Anh. Lý do bà đến Anh là vua Charles I đã mời bà đến, nên không thể từ chối. Vua Charles I là một nhà sưu tập họa phẩm đầy nhiệt tình, bộ sưu tập của nhà vua bao gồm họa phẩm Self-Portrait as the Allegory of Painting, bức tranh chân dung của Artemisia vẽ chính bản thân mình.

Artemisia Gentileschi - chân dung tự họa vẽ năm 1638-1639. (Miền công cộng)

Năm 1642, Artemisia đã rời Anh, khi Nội chiến Anh mới bắt đầu. Các nhà sử học nhận định rằng vào năm 1649, cô lại trở về Napoli, Ý. Thời gian này bà tiếp tục có 2 tác phẩm "Susanna và các trưởng lão" nữa năm 1649 và 1650, và nhiều họa phẩm khác.

Hoàng Mai biên dịch và tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Tác phẩm gốc - viên ngọc trai thế kỷ 17 của nữ họa sĩ thời kỳ Baroque đã được tái khám phá