Thế kỷ của Vua Mặt Trời (2): Những ngôi sao ở cung điện Versailles

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trên mái vòm xanh da trời, những Thiên Thần với đôi cánh trắng đang bay lượn khắp nơi, những Thiên Thần bé nhỏ đội mũ sắt vàng và theo cầm gươm, đồng thời các vị Thần trên núi Olympia đang lần lượt hạ xuống. Tất cả những điều này giống như trong một giấc mơ, giống như ai đó đang đặt các thiên thể xa xôi vào cung điện trên mặt đất này.

Cách khu rừng bao quanh không xa, có một khoảng sân hình bầu dục được thiết kế theo khung cảnh thời trung cổ. Hơn trăm quý tộc mặc trang phục như những hiệp sĩ trung cổ, cầm trên tay chiếc khiên và huy hiệu được chạm khắc các câu thơ màu vàng, cưỡi trên những con tuấn mã chậm rãi bước vào. Phía bên ngoài, hoàng hậu và các quý bà dưới mái vòm đang theo dõi màn trình diễn đậm chất cổ điển này. Và rồi tất cả đều hướng mắt đến một vị vua vô cùng tôn quý đang mặc một bộ trang phục lộng lẫy có màu đỏ ngọc ruby quý phái và một chiếc mũ cao trên đầu. Đó chính là vua Louis XIV vào năm 25 tuổi, khi ông đã nằm quyền chấp chính nước Pháp được ba năm.

Sau hàng dài đoàn ngựa hiệp sĩ là một chiếc xe ngựa mạ vàng cao lớn. Phía sau xe ngựa vàng là đội hình do con người, các loài thú kỳ quái, cây cỏ và trái cây tạo thành. Những đội hình này đại diện cho bốn thời kỳ: vàng, bạc, đồng, sắt; sự chuyển động của các hành tinh; bốn mùa và thời gian. Khi cuộc diễu hành lớn này đi qua vườn hoa của cung điện Versailles, một kỷ nguyên vĩ đại đã chính thức bắt đầu.

Khi màn đêm buông xuống, bốn nghìn ngọn nến được thắp sáng, cây cỏ trong vườn được chiếu sáng như ban ngày. Hai trăm người hầu hóa trang thành Thần rừng, nàng Tiên, người chăn cừu hay người hái nho, đưa các món ngon và rượu ngon từ khắp nơi lên bàn tiệc. Giữa lúc cao trào của buổi lễ, một sân khấu hình bán nguyệt từ từ được nâng lên.

Buổi tiệc này diễn ra vào năm 1664. Nhằm chúc mừng dự án mở rộng cung điện Versailles, một buổi lễ long trọng đã được cử hành trong 6 ngày. Trong lễ hội này, 600 quý tộc và quan lại Pháp được mời đến tham dự. Họ đã có những trải nghiệm chưa từng có và khó có thể tưởng tượng được. Lễ hội gồm các buổi biểu diễn múa ba lê, âm nhạc, các loài thú kỳ lạ, và một màn pháo hoa lung linh sáng rực giữa rừng cây và bầu trời đêm. Những tiết mục này đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ đối với quan khách. Tất cả mọi người đều có chung một dự cảm: một triều đại hoàn toàn khác biệt sắp bắt đầu. Vị vua trẻ tràn đầy sự tự tin và khí phách, mở ra trước mắt người xem một bức tranh văn hóa hoành tráng, một bức tranh mà trước đây chưa ai từng dám mơ ước.

Cung điện Versailles trên mặt đất

Năm 1682, Vua Mặt Trời đã chuyển triều đình đến cung điện Versailles trong lúc cung điện vẫn đang trong quá trình xây dựng. Sau khi mở ra cánh cửa lớn điêu khắc những tia sáng mặt trời, đi qua hàng nghìn tượng điêu khắc và đài phun nước, bước vào những đại sảnh mang tên của các hành tinh: sao Thổ, sao Thủy, sao Kim. Trên mái vòm xanh da trời, những Thiên Thần với đôi cánh trắng đang bay lượn khắp nơi, những Thiên Thần bé nhỏ đội mũ sắt vàng và theo cầm gươm, đồng thời các vị Thần trên núi Olympia đang lần lượt hạ xuống. Tất cả những điều này giống như trong một giấc mơ, giống như ai đó đang đặt các thiên thể xa xôi vào cung điện trên mặt đất này.

undefined
Lâu đài Vaux-le-Vicomte (Ảnh: Wikipedia)

Có một con kênh lớn chạy qua trục nam-bắc trong khuôn viên của cung điện. Ở phần cuối của kênh, có một hồ nước lớn, nơi vị Thần Apollo lái chiếc xe ngựa mặt trời xuất hiện trên mặt nước, báo hiệu một ngày mới. Vị Thần Mặt Trời sẽ lái chiếc xe ngựa hùng vĩ bay ngang qua bầu trời, mang ánh sáng chiếu rọi khắp thế gian.

凡尔赛宫太阳王骑马雕像。(章乐/大纪元)
Bức tượng Vua Mặt Trời cưỡi ngựa tại Cung điện Versailles. (Ảnh: Chương Lạc / Epoch Times)

Thiết kế này giống như nhắc nhở chúng ta rằng: ngôi nhà thật sự của chúng ta không ở trên mặt đất, mà ở trên trời cao kia. Cung điện Versailles, được xây dựng với rất nhiều tâm huyết, đã mang các hành tinh xa xôi và các vị Thần trở lại nhân gian. Không thể phủ nhận rằng đó là một món quà hết sức hào phóng dành cho nhân loại.

Dưới sự chỉ đạo của Vua Mặt Trời, các nghệ sĩ từ nhiều quốc gia đã tạo ra hàng loạt tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ miêu tả những cảnh tượng ở nhân gian và trên cả trên trời. Cung điện Versailles đã trở thành một sân khấu lớn để các nghệ sĩ thể hiện tài năng. Các tác phẩm nghệ thuật hoành tráng có ở mọi ngóc ngách, kết hợp với bóng mát của cây cỏ, những hàng cột và những tấm gương vàng trong Phòng Gương, tạo nên một tuyệt tác thể hiện sự hòa quyện giữa nghệ thuật và thiên nhiên.

法国宫廷挂毯,描绘1660年22岁的路易十四率护卫出游涉猎。(Juliet Zhu/大纪元)
Một tấm thảm cung đình Pháp mô tả Louis XIV 22 tuổi dẫn đoàn hộ vệ đi săn vào năm 1660. (Juliet Zhu/The Epoch Times)

Là vị vua quyền lực nhất châu Âu thời bấy giờ, vua Louis XIV đã mở cửa lớn của Cung điện Versailles để nhân dân tự do vào tham quan. Điều duy nhất những người tham quan cần làm là đội một chiếc mũ dạ trên đầu và đeo kiếm ở bên hông. Khi lang thang trong khoảng sân rộng vô cùng tráng lệ này, nếu may mắn, những người tham quan có thể gặp được vị vua tinh tế và tao nhã, đội một chiếc mũ tròn lớn, trên mũ đính những chiếc lông vũ đầy màu sắc. Lúc đó, họ có thể đưa ra những lời thỉnh cầu với đức vua. Vua Louis XIV có một ước mơ: Đó là cung điện Versailles xa hoa không chỉ là dành riêng hoàng gia, mà còn là của tất cả người dân.

Vua Mặt Trời đã cố gắng gieo lòng tự hào về đất nước cho nhân dân nước Pháp . Không lâu sau đó, mọi người đều nhận thấy rằng Pháp, từ một nước từng bị nước Ý xem là man rợ, đang dần biến thành một cường quốc văn hóa được châu Âu đang noi theo.

凡尔赛宫路易十四全身雕像(章乐/大纪元)
Bức tượng toàn thân của vua Louis XIV tại cung điện Versailles. (Ảnh: Chương Lạc / Epoch Times)

Những điệu múa cung đình

Giống như nam giới ở thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại sẽ tham gia thi đấu đấm bốc hàng ngày tại sân đấu, trong triều đình của vua Louis XIV, hàng tuần sẽ có ít nhất buổi vũ hội hoá trang. Đối với những người thời đó, cơ thể là một tác phẩm nghệ thuật cần phải bảo vệ cẩn thận. Sự cân bằng của cơ thể, động tác xoay vòng, và cách di chuyển tay chân trong không gian đều phản ánh phẩm chất bên trong của một người. Mỗi buổi sáng, sau khi hoàn thành bài học cưỡi ngựa, vua Louis XIV sẽ học múa. Và như thế, các quý tộc cũng bắt đầu xem múa là một phần trong cuộc sống của mình.

Đối với người dân trong thời đại này, vũ đạo thể hiện những phẩm chất lý tưởng như sự thông minh, dũng khí, sự hài hòa và tiết chế. Sự xuất hiện của các bức tượng điêu khắc trong khu vườn của cung điện Versailles cũng không phải là ngẫu nhiên: họ đã lựa chọn các vị Thần trong Thần thoại Hy Lạp làm hình mẫu lý tưởng để hoàn thiện bản thân. Những vũ điệu được biểu diễn thể hiện sự trang trọng và thanh lịch, cố gắng tiến gần hơn đến Thần tính.

Trong các buổi tiệc hoàng gia, các quan cận thần cần phải thành thạo các điệu múa. Để làm được điều này, ngoài việc thể hiện vẻ duyên dáng, họ còn phải có một tâm hồn nhạy bén, bởi vì độ khó của các điệu múa xã giao trong triều đình của vua Louis XIV không thua kém gì những màn biểu diễn chuyên nghiệp. Ở những buổi tiệc này, trước mặt đức vua và tất cả các thành viên trong hoàng gia, từng cặp quý tộc sẽ múa cùng nhau. Mỗi động tác của họ đều được quan sát tỉ mỉ. Trong cuốn hồi ức của Saint-Simon, có chép lại câu chuyện về một người có động tác múa vụng về. Người này đã trở thành trò cười cho những người xung quanh. Họ vây quanh phủi tay, chế giễu, tạo nên một cảnh ồn ào. "Người này đã nhanh chóng biến mất. Và một thời gian dài sau đó, anh ta không còn xuất hiện trước mặt mọi người".

Ở Pháp, ngay cả việc khom người chào và đứng một chân trước một chân sau cũng đã chứa đựng nội hàm vượt qua những quy tắc lễ nghi thông thường. Phong cách tao nhã của các quý tộc và quan viên người Pháp, cách nói chuyện cũng như trang phục lộng lẫy, cách cúi đầu chào và các nghi thức lễ nghi như đang múa khiến đại sứ từ các quốc gia khác vô cùng kinh ngạc. Trong bức tranh vẽ về cuộc gặp gỡ giữa vua Philip IV của Tây Ban Nha và vua Louis XIV, chúng ta có thể thấy rõ vẻ cao quý của toàn bộ triều đình Pháp so với khách mời. Bởi vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi nhiều vị vua châu Âu đã đưa tiếng Pháp vào chương trình học ở những trường dành cho quý tộc và biến tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính thức trong triều đình của họ.

Trước khi vua Louis XIV cho phép dân thường tham gia múa ba-lê, môn nghệ thuật này chỉ thuộc về giới quý tộc. Múa ba-lê giống như một loại ngôn ngữ mà giới quý tộc phải nắm vững. Vua Louis XIV có lúc từng thể hiện sự thất vọng khi thấy các quan cận thần không coi trọng môn nghệ thuật này. Năm 1661, đức vua Louis XIV thành lập Học viện Múa Hoàng Gia. Từ đó, những điệu múa ba-lê đơn giản ra đời ở Ý đã từ từ phát triển và trở thành một hệ thống hoàn thiện. Trong suốt ba trăm năm sau đó, ba-lê trở thành một hệ thống nghệ thuật độc nhất vô nhị, hàng đầu trên toàn cầu, thể hiện đỉnh cao vẻ đẹp của cơ thể con người.

Sự đóng góp của Vua Mặt Trời Louis XIV trong lĩnh vực mua ba-lê không chỉ dừng lại ở đó. Khi Bach còn là sinh viên ở Lüneburg, ông thường nghe một ban nhạc đến từ Pháp biểu diễn nhạc ba-lê của triều đình Louis XIV. Bach đã học hỏi kỹ năng của các nhạc sĩ Pháp và cùng với các đồng nghiệp ở Weimar chép lại các bản nhạc Pháp. Đồng thời, một số nhạc sĩ Đức học nhạc ở triều đình của Louis XIV dưới sự hướng dẫn của Jean-Baptiste Lully đã mang phong cách ouverture của Pháp vào âm nhạc Đức. Kết quả là những nhạc sĩ vĩ đại như Johann Sebastian Bach, George Frideric Handel, Henry Purcell, và nhiều người khác đã mở ra kỷ nguyên hoàng kim của âm nhạc Baroque.

Ngoài ra, Jean-Baptiste Lully đã thêm phần hợp xướng và ba-lê vào các vở opera, tạo nên một dạng mới của hình thức nghệ thuật opera Pháp. Trong các vở hài kịch của mình, Molière đã kết hợp ba-lê và âm nhạc, tạo ra một loại hình nghệ thuật rất thịnh hành vào thời điểm đó. Từ âm nhạc, kịch nghệ, vũ đạo cho đến văn học, những tài năng của nước Pháp đã mở ra tiềm năng vô hạn của nghệ thuật.

Cùng với những đổi mới trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, xung quanh vị Vua Mặt Trời có còn rất nhiều thay đổi khác. Những quan chức mạnh mẽ và cứng đầu đã phải thể hiện tuân phục dưới uy quyền của nhà vua, xem sự ân sủng của đức vua là vinh dự của mình. Họ sống trong cung điện Versailles có hơn 700 phòng và 100 mẫu đất xung quanh. Họ là những người đầu tiên nghe lời của đức vua mỗi sáng sau ngài thức dậy. Vua Louis XIV đã dùng văn hóa, nghi lễ và danh dự để thuần phục quý tộc và hoàng gia trên lãnh thổ của mình. Nếu nhớ lại cuộc nổi dậy Fronde khi vua Louis XIV còn rất nhỏ thì việc tỉ mỉ lên "kế hoạch thuần hóa" của ông là một hành động thông minh và cần thiết hơn bao giờ hết.

"Thượng Đế cho con làm vua. Chỉ cần con có ý định tốt, Ngài sẽ ban cho con sự thông tuệ". Đó là lời dạy của vua Louis XIV cho các thế hệ sau. Rõ ràng Vua Mặt Trời có sự thông thái trời ban mà hiếm vị vua nào sánh kịp. Chúng ta có thể thấy rằng chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp được xây dựng trên một cơ cấu văn hóa khéo léo, kết hợp với chủ nghĩa cổ điển trên khắp cả nước.

Molière, Molière!

Nếu không có những vở hài kịch sắc sảo của Molière như "Tạo Hóa" (Tartuffe), "Sự Thái Độ" (The Misanthrope), "Người Tri Thức" (The Bourgeois Gentleman) và nhiều tác phẩm khác, các lễ hội tại cung điện Versailles sẽ mất đi một phần quan trọng. Trên sân khấu bán nguyệt nổi tiếng ở khu vườn của cung điện Versailles, bản chất phức tạp của con người được tiết lộ và được gột rửa trong những tràng cười vui vẻ.

Khi còn trẻ, Molière đi lang bạt khắp nơi với một đoàn kịch và có lúc còn bị bắt giam vì nợ nần của đoàn. Đến Paris, Molière nhận được sự chú ý và ưu ái của vua Louis XIV. Trong buổi lễ mừng thời đại mới tại cung điện Versailles vào năm 1664, hai vở hài kịch ba-lê của Molière đã vô cùng nổi bật. Đoàn kịch do ông chỉ đạo đã trở thành Đoàn kịch Hoàng gia, biểu diễn tại Nhà hát Hoàng gia Paris. Sự châm biếm sắc sảo của Molière đã lật tẩy những lớp mặt nạ của con người, bộc lộ sự giả dối của giới chức tôn giáo và một xã hội cố tỏ ra vẻ thượng lưu. Trong những vở kịch ngẫu hứng và ngạo đời của Molière, sự giả tạo của con người được đặt dưới ánh đèn sân khấu, và ông trở thành mục tiêu tấn công của những người khác. Để bảo vệ Molière, vua Louis XIV đã trở thành nhà tài trợ và người bảo vệ cho ông.

Để tiết kiệm chi phí, Molière thường biểu diễn ngay khi đang ốm. Khi đang mắc bệnh lao phổi, Molière vẫn lên sân khấu diễn vai chính trong vở "Người bệnh tưởng" (The Hypochondriac). Ông đã che giấu những tràng ho nặng của mình trong tiếng cười của khán giả. Trong khi đang biểu diễn, Molière bất ngờ ho ra máu rồi ngã quỵ, nhưng ông vẫn kiên nhẫn hoàn thành buổi diễn. Sau khi vở diễn kết thúc, Molière được đưa về nhà và qua đời vài giờ sau.

Biểu tượng nguy nga lộng lẫy của cung điện Versailles dường như ẩn chứa mong muốn mọi người giữ sự thành thật trong tâm. Chỉ có như vậy, danh tiếng của cung điện Versailles mới có thể không phai mờ và trường tồn đến tận ngày nay. Trong cuộc đời nghệ sĩ đầy bi kịch của Molière, chúng ta thấy được sự tỏa sáng của thời đại Louis XIV. Chính việc sống hết mình, không tiếc nuối, đã viết nên trang sử tuyệt vời của thời đại này.

凡尔赛宫最大最富丽堂皇的大厅:镜廊章乐。(章乐/大纪元)
Đại sảnh lớn nhất, tráng lệ nhất trong cung điện Versailles: Phòng Gương (Chương Nhạc/ Epoch Times)

Nước cộng hòa nghệ thuật châu Âu

Là một vị thần bảo hộ nghệ thuật, Vua Mặt Trời đã thu thập một lượng lớn các tác phẩm của thời kỳ Hy Lạp - La Mã và thời kỳ Phục Hưng. Vào năm 1683, chỉ sau hai năm kể từ khi chuyển đến cung điện Versailles, thành phố Arles đã tặng bức tượng điêu khắc "Venus của Arles" cho vua Louis XIV. Đồng thời, vua Louis XIV còn mở rộng sưu tập của Bảo tàng Louvre và mở cửa cho công chúng vào tham quan. Hiện nay, Bảo tàng Louvre đã trở thành một trong bốn bảo tàng nghệ thuật hàng đầu trên thế giới.

Ngoài ra, vua Louis XIV còn thành lập Viện Âm nhạc Hoàng gia, Viện Khoa học, Đài thiên văn, và học viện điêu khắc, hội họa đầu tiên để nuôi dưỡng các tài năng nghệ thuật (năm 1663). Vua Louis XIV cũng đưa Viện hàn lâm Pháp do vua Louis XIII sáng lập lên đến đỉnh cao. Các viện học này không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu thời bấy giờ mà còn định hình cho những trào lưu về nghệ thuật và tư tưởng ở châu Âu trong tương lai. Những nghệ sĩ lớn theo phong cách Tân cổ điển như Jacques-Louis David đã được đào tạo tại Viện Hội họa. Về sau Viện hàn lâm Pháp cũng thu hút các những nhân tài quan trọng như Voltaire hay Montesquieu, đây là những người đã có ảnh hưởng rất lớn đối với nền văn minh của nhân loại.

Đồng thời, vua Louis XIV đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra toàn châu Âu, trao rất nhiều phần thưởng và tài trợ cho những nghệ sĩ, nhà khoa học, triết học, và thiên văn học từ các quốc gia khác. Với Vua Mặt Trời, nghệ thuật hoàn toàn không có ranh giới. Ông đã giúp đỡ những tài năng hàng đầu trên mọi lĩnh vực để họ có thể tập trung sáng tạo nghệ thuật.

Dưới sự tác động của vua Louis XIV, cung điện Versailles và Paris đã thu hút những tài năng hàng đầu từ các quốc gia khác, sức nóng của phong trào này đã lan tỏa ra khắp châu Âu. Những nhà văn thơ thành thục tiếng Pháp như Nicolas Boileau-Despréaux và nhà viết kịch bi kịch cổ điển Jean Racine đều là những nhà sử gia trong cung điện của vua Louis XIV. Sau này Jean Racine còn trở thành thư ký của vua. "Họa sĩ đầu tiên của vua" Charles Le Brun chịu trách nhiệm vẽ tranh trần nhà và thiết kế nội thất tại trong cung điện Versailles, là người đặt nền móng cho phong cách lộng lẫy của vua Louis XIV. Đài phun nước Apollo ở khu vườn trong cung điện Versailles do thợ điêu khắc người Ý Jean-Baptiste Tuby tạo nên, và nhạc sĩ nổi tiếng trong thời cận đại Marc-Antoine Charpentier đã viết nhạc cho con trai của đức vua và cho các vở kịch như "Người bệnh tưởng" của Molière và nhiều tác phẩm khác.

Trong số nhiều tài năng ở Paris, có một người rất đặc biệt. Ông vừa là một nhà triết học, một nhà toán học và còn là một nhà ngoại giao. Đó chính là Leibniz. Leibniz từng có một nhiệm vụ ngoại giao rất đặc biệt là thuyết phục vua Louis XIV không tấn công Hà Lan và Đức mà tấn công Ai Cập. Là một nhân viên ngoại giao của nước Đức, Leibniz không phải là một người quá sùng bái vua Louis XIV, ông từng nói một cách khách quan rằng: "Louis XIV là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử".

凡尔赛宫最大、最富丽堂皇的大厅镜廊。许多壁画讲述太阳王的重要事件。这一幅是“国王下令同时进攻荷兰最强的地方中的四个”。(章乐/大纪元)
Phòng Gương là đại sảnh lớn nhất và lộng lẫy nhất trong cung điện Versailles. Tại đây có nhiều bức tranh tường kể về các sự kiện quan trọng của Vua Mặt Trời. Đây là bức tranh "Đức vua ra lệnh tấn công bốn điểm mạnh nhất của Hà Lan cùng lúc" (Chương Nhạc/ Epoch Times)

Leibniz, con người 26 tuổi tài năng này đã đến thủ đô của Vua Mặt Trời và hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao. Đây là nơi các nhiều thế lực đang giao tranh trong bóng tối. Leibniz tự nguyện đóng vai trò là người kết nối giữa các học giả châu Âu. Không lâu sau, chúng ta sẽ nhận ra rằng trong vở kịch lớn sắp diễn ra của lịch sử thế giới, nhà triết học này với nhiều suy nghĩ tuyệt vời này đã dũng cảm thực hiện những lý tưởng của mình, đóng vai trò như một chất xúc tác, tạo ra những nét vẽ đầy sáng tạo và quý giá.

Trong thời điểm này, lý tính của con người đã đạt đến mức độ trưởng thành. Mặc dù vào thời kỳ Phục Hưng, tinh thần và hình ảnh của xã hội vẫn còn khá nghèo nàn, nhưng châu Âu đã bắt đầu biểu hiện một diện mạo hoàn toàn mới dưới sự tác động của văn hóa Pháp. Với một diện mạo mới hoàn toàn, châu Âu đã bước lên vũ đài của nền văn minh nhân loại.

Hạ Đảo - Epoch Times
Đức Nhân biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Thế kỷ của Vua Mặt Trời (2): Những ngôi sao ở cung điện Versailles