Trên đường giáo dục con cái, cha mẹ đã mắc nợ việc “giáo dục chậm”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có một hiện tượng trong xã hội ngày nay là một số cha mẹ vì muốn con mình giành chiến thắng ở vạch xuất phát nên bằng mọi cách cho con học trước, cho con tham gia các khóa đào tạo khác nhau. Nhưng trẻ con có quy luật lớn lên của riêng nó, cũng giống như hoa nở vào thời kỳ nhất định, chỉ có tuân theo quy luật của cuộc sống thì mới có thể lớn lên khỏe mạnh, nếu dùng sức quá mức thì kết quả sẽ lợi bất cập hại.

Dạy học đúng năng lực là trạng thái giáo dục tốt nhất

Ông Chu Chí Văn, giáo sư tại Đại học Quốc gia Đài Loan, từng nói: “Trong giáo dục, không thể bỏ rơi bất kỳ đứa trẻ nào”.

Bản thân giáo sư Chu Chí Văn cũng hiểu sâu sắc về điều này, cô con gái lớn Cầu Nhi của ông là một cô gái "chậm chạp" hơn những đứa trẻ khác kể từ khi được sinh ra.

Khi còn nhỏ, Cầu Nhi không giỏi bằng em gái - người kém cô hai tuổi, về khả năng quan sát từ ngữ và cảm xúc, những bài thơ cổ mà cha mẹ dạy, Cầu Nhi nhớ rồi lại quên, sau một thời gian dài, cô cũng đã thuộc được 2 bài thơ cổ đơn giản.

Khả năng hiểu biết về việc làm của cô bé cũng rất kém, cô bé sẽ hiểu phòng chăm sóc sức khỏe (phòng bảo kiện) là “phòng bảo kiếm”, vì vậy cô bé thường gây ra những việc nực cười. Dù cha mẹ dốc sức dạy bảo nhưng cô vẫn còn xa so với mong đợi.

Mặc dù Chu Chí Văn và vợ đều là trí thức cấp cao. Tuy nhiên, lại sinh ra một đứa trẻ như vậy, dù có hối hận nhưng vợ chồng Chu Chí Văn vẫn không từ bỏ con gái của mình.

Để bảo vệ lòng tự trọng của Cầu Nhi, cha mẹ cuối cùng đã chọn một trường học bình thường cho cô bé.

Ở trường, điểm của Cầu Nhi không như mong đợi, hai vợ chồng đã cẩn thận thiết kế một kế hoạch dạy kèm theo tình hình thực tế của cô, để điểm của Cầu Nhi có thể đạt đến mức trung bình.

Để không làm tổn thương lòng tự trọng của con gái, họ chưa bao giờ tỏ ra sốt ruột, mà lặng lẽ đợi hoa nở. Cuối cùng, bố mẹ đã nhận được một kết quả khiến họ bất ngờ.

Trong một lớp đào tạo piano, giáo viên đã khen ngợi Cầu Nhi có một "phong thái kiện tướng", nghĩa là so với những đứa trẻ khác, cô bé chơi piano mạch lạc hơn và có hiểu biết.

Họ nhìn thấy ưu điểm của con gái, vô cùng phấn khởi, khuyến khích con gái theo học trường âm nhạc chính quy, Cầu Nhi đã cực kỳ dũng cảm vượt qua bao khó khăn, điều đó thật đáng khen gợi, ngày càng tiến xa hơn trong âm nhạc.

Mặc dù có một số trắc trở trong quá trình đó nhưng tất cả đều được Cầu Nhi khắc phục được từng chút một.

Rõ ràng, trái tim mạnh mẽ của Cầu Nhi không thể tách rời sự giáo dục kiên nhẫn của cha mẹ, nếu cha mẹ thiếu kiên nhẫn với con gái, những đứa trẻ chậm phát triển sẽ khó có đủ tự tin để vượt qua khó khăn.

Một nhà giáo dục nổi tiếng từng nói: “Giáo dục chậm thực ra là cho trẻ nhiều không gian và cơ hội hơn để từ từ vẽ ra bản thiết kế cuộc đời của chính mình. Những khúc quanh mà trẻ đã đi qua trên con đường trưởng thành chỉ là một khung cảnh khác trên đường đời. Miễn là đứa trẻ tràn đầy tự tin trong lòng, cuối cùng đến một ngày nào đó nó sẽ tự chạy trên đường.

Vì vậy, nếu con của chúng ta không được thông minh, thậm chí “hơi khờ khạo” thì cũng đừng vội từ chối con, hãy cho con thời gian, yên lặng chờ đợi, quan tâm chăm sóc con, và tin rằng một ngày nào đó con sẽ thành công, sẽ mang lại cho cha mẹ một kết quả hài lòng.

Hãy cho con thời gian, yên lặng chờ đợi. (Pixabay)

Cha mẹ càng lo lắng, con cái càng bất lực

Cha mẹ yêu quý con cái hãy cho chúng một kế hoạch sâu rộng. Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ vì ham lợi trước mắt mà quên đi tương lai lâu dài cho con cái.

Cô bé Lâm Diệu Khả nhờ hát ca khúc trong Thế vận hội Olympic 2008 mà trở nên nổi tiếng. Sau đó, người mẹ sợ "độ nổi tiếng" của con gái chưa đủ nên để cô con gái nhỏ xuất hiện tại các hoạt động của bệnh viện hiếm muộn, cô đóng cảnh tình cảm với nam diễn viên 37 tuổi khi chưa đầy 13 tuổi.

Có nhiều người đã khuyên bảo: "Đứa trẻ này nên dừng lại một chút, hãy cứ làm một đứa trẻ thực sự, đến trường và lớn lên một cách bình thường”.

Thật đáng tiếc khi câu nói này rơi ra ngoài tai của cha mẹ Lâm Diệu Khả. Họ nóng lòng cho con gái học múa, học hát để cô có thể tỏa sáng trên sân khấu mà mọi người đang mong chờ.

Nhưng buổi biểu diễn của cô thực sự rất xấu hổ, mười tám điệu nhảy đều là cẩu thả, mỗi một điệu nhảy chỉ học một chút. Trong chương trình "Mùa thanh xuân", vì không thể hoàn thành bài tập cô giáo giao, cô bé đã khóc lớn ngay tại chỗ.

Khi Lâm Diệu Khả 18 tuổi, cô chưa tận hưởng niềm vui của tuổi trưởng thành, nhưng cô đã trở thành đối tượng bị cư dân mạng "chế nhạo", vì liên tiếp thi trượt các trường Điện ảnh Bắc Kinh, Kinh kịch Trung Quốc, Kinh kịch Thượng Hải và Nhạc viện Trung ương.

Từ một cô gái dễ thương trẻ trung ngây thơ đến một thanh niên 18 tuổi, Lâm Diệu Khả đã nỗ lực vượt lên trên bao khó khăn, nhưng cô ấy đã bị chế nhiễu đến cùng. Nhưng hãy nghĩ kỹ lại, đây có thực sự là lỗi của Lâm Diệu Khả không?

Có người nói: “Lúc đó cô ấy còn quá nhỏ để biết rằng tất cả những món quà mà số phận ban tặng đều đã bị tiêu hết trong bóng tối”.

Bậc cha mẹ mong muốn con cái thành công nhanh chóng, phải nhớ rằng khi họ nhận được hoa và tràng pháo tay ngay từ đầu, có thể sẽ tặng cho con mình món quà tồi tệ khi trưởng thành.

Tuy nhiên, một số bậc cha mẹ vì ham lợi trước mắt mà quên đi tương lai lâu dài của con cái.

Nhà giáo dục người Mỹ John Dewey từng phê phán các bậc cha mẹ sốt sắng muốn con sớm thành tài: “Thấy con nhà người ta đạt giải nhất, thì điên cuồng chuẩn bị kho đề thi cho con mình”; "Thấy con nhà người ta đa tài đa nghệ, thì bạt mạng đưa con mình theo học các lớp năng khiếu khác nhau”.

Cha mẹ mong con hóa rồng không có gì sai, nhưng những đứa trẻ "gà" quá mức sẽ khiến chúng không kham nổi gánh nặng, khi sớm phải gánh "sức nặng cuộc đời" đáng lẽ không thuộc về chúng.

Làm cha mẹ, nếu mù quáng tìm kiếm điều tốt đẹp nhanh chóng, thì cũng giống như nắm cát trong tay, càng nắm chặt thì càng chảy ra nhanh, việc giáo dục con cái cũng vậy. Cha mẹ càng lo lắng thì càng hạn chế sự tiến bộ của trẻ và khiến trẻ càng bất lực.

Cha mẹ càng lo lắng thì càng hạn chế sự tiến bộ của trẻ và khiến trẻ càng bất lực. (Pixabay)

Giáo dục trẻ chậm mới dễ tiến xa

Trên mạng có một bà mẹ không bao giờ bắt con cái phải trưởng thành nhanh, nhưng lại dễ dàng cho cả ba đứa con đến Đại học Stanford.

Cô ấy tên là Trần Mỹ Linh, từng là một ca sĩ nổi tiếng, sau khi làm mẹ, cô ấy đã gác lại sự nghiệp và chuyên tâm nghiên cứu giáo dục, cuối cùng cô ấy đã thành công nuôi dạy cả ba người con trở thành thạc sĩ học thuật.

Trong thế giới làm cha mẹ của Trần Mỹ Linh, bạn sẽ thấy rằng từ duy nhất là "bình tĩnh". Cô không bao giờ đặt ra cái gọi là thời gian biểu cho con: “Làm mà chơi, chơi mà học” là triết lý giáo dục mà cô đã thấm vào con từ nhỏ.

Vì vậy, khi trời mưa, Trần Mỹ Linh sẽ gác lại tất cả mọi thứ và đưa con đến công viên chơi với những chiếc lá, để xem chiếc lá của ai trôi nhanh nhất và xa nhất trong nước. Sau đó khi trẻ đang chơi hăng say cô hỏi trẻ: Con có biết vì sao trời mưa không?

Trần Mỹ Linh cho rằng, khiến trẻ không phân biệt được giữa học và chơi là cách tốt nhất để kích thích hứng thú học tập của trẻ.

Khi trẻ có ý thức tự giác tìm ra câu trả lời, trẻ có thể bơi trong thế giới khám phá tri thức mà không bao giờ biết chán.

Trần Mỹ Linh không bao giờ đăng ký cho con tham gia các lớp học thêm, cô thà tiết kiệm phí học thêm và cùng con đi du lịch khắp nơi. Ví dụ, con trai lớn của cô thích cá, cô đã từng đưa đứa trẻ đến thăm mọi thủy cung ở Nhật Bản...

So với vô số bậc cha mẹ đã cố gắng hết sức để cải thiện điểm số của con mình từ khi còn nhỏ, Trần Mỹ Linh đã để con mình lớn lên trong niềm vui.

Cô coi giáo dục là công cụ để các con theo đuổi ước mơ, bởi cô luôn tin chắc rằng: Chỉ khi trong tim đứa trẻ có ước mơ, trái tim nó mới tràn ngập ánh nắng, cho dù thất bại, đứa trẻ cũng không nản lòng, nó sẽ lấy lại dũng khí và tiếp tục bước đi.

Trong cuốn sách “Giáo dục chậm” có một quan điểm như vậy: Giáo dục chậm không phải là chậm về thời gian mà là thả lỏng tâm hồn.

Cho phép trẻ làm những việc thuộc về giai đoạn trưởng thành của chúng là cách giáo dục tốt nhất.

Nhiệm vụ lớn nhất của tuổi thơ không phải là lớn lên, mà là "chơi".

Những trò chơi tự do tưởng chừng như vô tư đó thực chất là những khả năng mà trẻ đã tích lũy được từ thời thơ ấu: giao tiếp xã hội, giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề... Những điều không thể học được trên lớp này lại là vũ khí quan trọng nhất cho sự trưởng thành của trẻ trong tương lai.

Nhiệm vụ lớn nhất của tuổi thơ không phải là lớn lên, mà là "chơi". (Pixabay)

Người ta nói rằng việc nuôi dạy con cái của chúng ta thực sự giống như dắt một ốc sên đi dạo.

Đúng vậy, trong cuộc sống, chúng ta luôn vội vã làm mọi việc, và khi bạn dắt một con ốc sên đi dạo, cuộc sống sẽ chậm lại.

Sự lớn lên của trẻ cần có nắng mưa sương gió, cần dinh dưỡng và cần sự chăm sóc cẩn thận của chúng ta, cả quá trình này là một quá trình từ từ và chậm rãi.

Trong quá trình nuôi dạy con từ từ, chúng ta hãy cùng con lớn lên và lần lượt gặt hái những điều bất ngờ và cảm động.

Vương Hòa - Aboluowang
Lý Ngọc biên dịch

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Trên đường giáo dục con cái, cha mẹ đã mắc nợ việc “giáo dục chậm”