Tu viện được chạm khắc trên vách đá vào thế kỷ thứ 4 cất giữ 'ngọn giáo Thánh' đâm cạnh sườn Chúa Giêsu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo Kinh thánh, họ phải chắc chắn rằng Ngài đã chết. Đó là lý do tại sao Đội trưởng La Mã Longinus được kêu gọi giơ ngọn giáo lên và đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu khi Ngài bị treo trên thập tự giá vào đêm Ngài bị đóng đinh. Và theo John, nó ngay lập tức hút máu và nước. Chúng ta được biết Chúa Giêsu đã được chôn cất như thế nào - và đã sống lại trên cuộc hành trình về Thiên đàng - nhưng ngọn giáo đó lại đi vào một hành trình khác.

Truyền thuyết kể rằng cách ngọn đồi đó ở Jerusalem, phía Đông Biển Đen hàng trăm dặm về phía Bắc, có một dòng suối thiêng trong một hang động. Nó được tôn thờ vào thời ngoại giáo, nhưng ngay cả khi đạo Thiên chúa lan rộng khắp vùng Armenia, thì truyền thống cũ vẫn tồn tại. Nhiều thế kỷ trôi qua, hang động này trở thành một tu viện có tên là Airivank - nghĩa đen là "tu viện hang động" trong tiếng Armenia - vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4.

Tu viện Airivank ngày nay không còn gì nữa. Tuy nhiên, một cụm nhà thờ và tu viện bằng đá vẫn đứng sừng sững ở đó, tất cả được xây dựng vào đầu thế kỷ 11. Công trình kiến trúc trang trí công phu này, được đẽo một phần từ vách đá sống, nằm trong một thung lũng tuyệt đẹp dọc theo Sông Azat trên Dãy núi Geghama, cách thủ đô Yerevan của Armenia 45 phút về phía Đông. Một số là cấu trúc bằng đá độc lập. Một số chỉ kết nối một phần. Một số khác là những căn phòng được chạm khắc hoàn toàn trong núi. Sự tinh xảo và tác động trực quan thật bắt mắt.

Geghard Monastery, east of Armenia's capital city, Yerevan. (takepicsforfun/Shutterstock)
Tu viện Geghard, phía Đông thủ đô Yerevan của Armenia. (Ảnh: takepicsforfun/Shutterstock)
A map shows Geghard Monastery located along the Azat River, east of Yerevan, Armenia. (Screenshot/Copyright TerraMetrics, LLC; Google Maps)
Bản đồ cho thấy Tu viện Geghard nằm dọc theo sông Azat, phía Đông Yerevan, Armenia. (Ảnh chụp màn hình/ Bản quyền TerraMetrics, LLC; Google Maps)

Cụm nhà thờ nằm ở cuối con đường dài dẫn lên thung lũng sông. Ngày nay, nơi này được gọi là Geghard - hay "Geghardavank", trong tiếng Armenia có nghĩa là "Tu viện của ngọn giáo".

Sứ đồ Giu-đe được cho là đã mang ngọn giáo đâm Chúa Giê-su đến địa điểm thiêng liêng phía Bắc này. Được coi là một di vật, và hiện được trưng bày tại Bảo tàng Kho báu Etchmiadzin ở Armenia.

The spear that pierced the side of Jesus, known today as the "Holy Lance," is conserved at the Treasure of Etchmiadzin Museum in Armenia(Public domain); (Inset) "Crucifixion," possibly by Hermann Schadeberg, between 1410 and 1415.(Public domain)
Ngọn giáo đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu, ngày nay được gọi là "Thánh thương", được bảo tồn tại Bảo tàng Kho báu Etchmiadzin ở Armenia (Ảnh: Phạm vi công cộng); (Hình nhỏ bên trái) “Sự kiện đóng đinh” có thể là của Hermann Schadeberg, trong khoảng thời gian từ 1410 đến 1415. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
(Left) An Armenian woman sells sweet bread along the trail to Geghard Monastery; (Right) Travelers purchase local sweet Armenian treats during a visit to Geghard Monastery. (Left: YuG/Shutterstock; Right: YuG/Shutterstock)
(Trái) Một phụ nữ Armenia bán bánh mì ngọt dọc đường dẫn đến Tu viện Geghard; (Phải) Du khách mua các món ngọt địa phương của người Armenia trong chuyến viếng thăm Tu viện Geghard. (Ảnh trái và phải: YuG/ Shutterstock)

Với những vách đá cao chót vót, lịch sử phong phú và kiến trúc tinh tế, Tu viện Geghard hiện là nơi thu hút khách du lịch đến khám phá và phiêu lưu. Đi dọc theo con đường mòn, du khách sẽ gặp những hàng phụ nữ bán bánh ngọt, những quả óc chó thơm ngon tẩm mật nho (món tráng miệng gọi là sujukh) và đồ ăn nhẹ làm từ trái cây sấy khô mỏng dẹt.

Với những bức tường đá dày và các tòa tháp bao quanh ba mặt của tu viện quay về hướng Nam, một chiếc trống đá hình trụ - hay mái vòm - với mái hình nón nhô lên từ trung tâm, làm nổi bật khung cảnh. Phía Bắc rộng mở của Tu viện Geghard có một vách đá dựng đứng. Bước qua cổng phía Tây hình vòm của bức tường, du khách sẽ đối diện với một tòa nhà vuông vức, mạnh mẽ, trông khá chắc chắn trong cụm. Đây không phải là nhà thờ có tháp nhọn mà được nối với phía Tây của nó.

An aerial view of Geghard Monastery, located in Armenia. (volkova natalia/Shutterstock)
Một góc nhìn từ trên không của Tu viện Geghard, ở Armenia. (Ảnh: volkova natalia/ Shutterstock)
A gavit structure attached to the main church of Geghard Monastery, in Armenia. (Karen Faljyan/Shutterstock)
Một cấu trúc gavit gắn liền với nhà thờ chính của Tu viện Geghard, ở Armenia. (Ảnh: Karen Faljyan/ Shutterstock)

Trông giống như một phòng tập thể dục của trường học, đây là một gavit - một nơi tụ họp được xây dựng theo truyền thống ở phía Tây của một số nhà thờ cổ từ thế kỷ 10 và 11. Được xây dựng từ năm 1215 đến năm 1225, gavit kiên cố này có phần bên trong ấn tượng hơn: Bốn cột đá đồ sộ, đứng độc lập chiếm ưu thế ở trung tâm. Chúng đỡ một mái đá có lỗ ở giữa để đón ánh sáng. Chính tại đây là nơi tiếp đón những người hành hương - có lẽ họ đến để xem ngọn giáo đã đâm thủng Đấng Cứu Rỗi của họ. Ngày nay, nó được thắp sáng bằng nến khi du khách chiêm ngưỡng.

Công trình xây dựng thật ấn tượng. Bề mặt bên ngoài cổng phía Tây có một bức hình vòm được trang trí tinh xảo bằng những hình chạm khắc hoa. Lỗ trần trung tâm được bao bọc bởi một mái vòm và cấu trúc thạch nhũ xuống bốn cột. Phong cách trần mái vòm với cửa sổ trời này được lặp lại xuyên suốt cụm và mang đậm chất Armenia.

Inside the gavit of Geghard Monastery in Armenia. (Kirill Skorobogatko/Shutterstock)
Bên trong gavit của Tu viện Geghard ở Armenia. (Ảnh: Kirill Skorobogatko/ Shutterstock)
A portal crown with ornate carvings in the ceiling of the gavit at Geghard allows natural light to enter. (frantic00/Shutterstock)
Các hình chạm khắc trang trí công phu trên trần gavit tại Tu viện Geghard cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào. (Ảnh: frantic00/ Shutterstock)

Cùng thời điểm gavit được xây dựng, nhà thờ chính - nhà thờ có mái hình nón - Nhà nguyện Katoghike cũng được xây dựng vào năm 1215. Nhà nguyện được xây dựng bởi anh em Zakare và Ivane cùng với các tướng lĩnh của Nữ hoàng Tamar của Georgia, người đã giành lại phần lớn Armenia từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ. Trong thời kỳ trước đó, tu viện này từng chịu thiệt hại nặng nề dưới thời vua Ả Rập, bị cướp bóc và xâm phạm vào thế kỷ thứ 10.

Trên cửa chính của Nhà nguyện Katoghike có một mặt tường hình bán nguyệt được trang trí lộng lẫy hình những cây lựu. Bên ngoài có chạm khắc hình chim bồ câu và sư tử tấn công bò, được cho là tượng trưng cho quyền lực của hoàng tử đang trị vì khi đó. Khắp nhà nguyện này còn có những hình chim, hoa thị và đầu động vật được chạm khắc tinh xảo. Bên trong, ánh sáng mặt trời được chiếu qua các cửa sổ trên cao, đặt bên trong mái vòm tròn. Một mái vòm bằng đá đơn giản phía trên đóng vai trò làm trần nhà. Với sơ đồ hình chữ thập có cánh bằng nhau, các nửa cột xếp thẳng hàng với căn phòng. Một mái vòm với một bàn thờ nằm ​​ở phía Đông, một cánh cửa dẫn vào gavit nằm ở phía Tây, và một đường hầm ở phía Bắc vẫy chào du khách bước vào lòng núi.

The main church of Geghard Monastery in Armenia. (Diego Delso/CC BY-SA)
Nhà thờ chính của Tu viện Geghard ở Armenia. (Ảnh: Diego Delso/CC BY-SA)
An ornately carved tympanum over the door of the main church at Geghard in Armenia. (ArtNat/Shutterstock)
Bề mặt tường hình bán nguyệt được chạm khắc tinh xảo trên cửa nhà thờ chính ở Tu viện Geghard, Armenia. (Ảnh: ArtNat/ Shutterstock)

Cả hai tòa nhà, nhà nguyện chính và gavit, hầu hết đều đứng độc lập, một phần lưng tựa vào vách đá.

Tuy nhiên, có lẽ phần ấn tượng nhất của tu viện không được nhìn thấy, hoàn toàn nằm sâu trong vách đá. Có nhiều nhà nguyện nhỏ hơn với kiểu mái vòm tương tự được đào hoàn toàn dưới lòng đất, cho thấy các thợ thủ công người Armenia không chỉ có thể tạo ra những tác phẩm kiến trúc tuyệt vời mà còn có thể đẽo chúng thành những bức tường đá kiên cố.

Nhà thờ đầu tiên được đẽo gọt, hoàn thành vào giữa thế kỷ 13, với trần hình vòm chỉ có thể nhìn thấy từ bên trong. Những hình chạm khắc kỳ diệu bao phủ bề mặt đá hàng thế kỷ. Nối với nhà thờ này từ phía Nam là một lối đi dẫn đến phía Bắc của gavit. Giống như nhiều căn phòng nhỏ khác ở Tu viện Geghard, nhà thờ đẽo gọt này không có cột đứng độc lập; các bức tường được lót đơn giản bằng nửa cột hoặc cột chống. Trong các hầm và nhà nguyện khác nhau của Tu viện Geghard, người ta thấy những mái vòm và khu nhà phụ có cánh bắt chéo, mái vòm với bàn thờ và các hình chạm khắc trang trí công phu.

A female traveler sits in the interior of the main church in Geghard Monastery. (Davit Mohrabyan/Shutterstock)
Một nữ du khách ngồi bên trong nhà thờ chính ở Tu viện Geghard. (Ảnh: Davit Mohrabyan/ Shutterstock)
A carving, thought to be the 13th-century church owner's coat-of-arms, depicts lions in chains and an eagle clasping a lamb. (Odessa25/Shutterstock)
Một bức chạm khắc, được cho là huy hiệu của chủ nhà thờ thế kỷ 13, mô tả những con sư tử bị xích và một con đại bàng đang cắp một con cừu. (Ảnh: Odessa25/ Shutterstock)

Khi các nhà thám hiểm đi sâu vào, họ sẽ thấy thời gian đã ảnh hưởng như thế nào. Động đất đã tàn phá nhiều phần, công trình kiến trúc xuất hiện những vết nứt, đống đổ nát, thậm chí sụp đổ nhiều nơi. Tuy nhiên, nhiều tác phẩm chạm khắc có lịch sử phong phú vẫn tồn tại.

Điều đáng quan tâm là một hầm mộ nhỏ với hình ảnh đầu sư tử được chạm khắc với một sợi dây xích ở hàm quấn quanh cổ của hai con sư tử khác hướng về phía người xem. Đuôi của chúng thể hiện biểu tượng ngoại giáo - xuất hiện dưới dạng rồng thay vì đuôi. Bên dưới chúng là một con đại bàng dang rộng đôi cánh đang cắp một con cừu bằng móng vuốt của nó. Có lẽ đây là huy hiệu của Công chúa Proshian, người đã mua tu viện vào nửa sau thế kỷ 13.

A large burial vault at Geghard called the Upper Jhamatun was entirely carved out of the solid rock cliff in 1288. (Sergey Chirkov/Shutterstock)
Một hầm mộ lớn ở Tu viện Geghard có tên là Upper Jhamatun được tạc hoàn toàn từ vách đá rắn chắc vào năm 1288. (Ảnh: Sergey Chirkov/ Shutterstock)
A portal in the Upper Jhamatun at Geghard allows natural light to illuminate the fully excavated interior within the mountain. (Davit Mohrabyan/Shutterstock)
Một cổng ở Hầm mộ Upper Jhamatun tại tu viện Geghard cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu sáng toàn bộ phần bên trong ngọn núi được khai quật. (Ảnh: Davit Mohrabyan/ Shutterstock)

Tuy nhiên, nhà thờ chạm khắc lớn nhất không liên kết với phần còn lại của Tu viện Geghard. Cách gavit một quãng về phía Bắc, được bao bọc hoàn toàn bởi vách đá, một hầm chôn cất có tên là Upper Jhamatun, được xây dựng vào năm 1288, chứa lăng mộ của Hoàng tử Merik và Grigor. Mặc dù ít phô trương hơn những căn phòng còn lại, nhưng âm thanh từ căn phòng đồ sộ này lại tạo cảm giác ớn lạnh, với 4 cây cột trung tâm được chạm khắc và 8 cây cột bán nguyệt xung quanh cũng mang đến cảm giác siêu thực, kỳ quái. Người ta kể rằng một bài hát của một tu sĩ đơn độc ở đây vang lên như một dàn đồng ca.

Khachkars depicting crucifix motifs are mounted along the cliffside at Geghard Monastery in Armenia. (Xavier Llauger Dalmau/Shutterstock)
Khachkars - tấm bia tưởng niệm được chạm khắc - mô tả họa tiết cây thánh giá được gắn dọc theo vách đá tại Tu viện Geghard ở Armenia. (Ảnh: Xavier Llauger Dalmau/ Shutterstock)
Khachkars hewn from the living rock at Geghard Monastery in Armenia. (Anton_Ivanov/Shutterstock; Irina Solonina/Shutterstock)
Khachkars - tấm bia tưởng niệm được chạm khắc - được đẽo từ đá sống tại Tu viện Geghard ở Armenia. (Ảnh: Anton_Ivanov/ Shutterstock; Irina Solonina/ Shutterstock)

Rời khỏi đây, du khách lại hít thở không khí trong lành bên ngoài. Từ trên cao, du khách bắt đầu đi xuống cầu thang được đẽo từ đá sống uốn lượn xuống phần còn lại của cụm.

Khi đi xuống, du khách có thể quay lại núi, ngước nhìn lên và thấy vô số phiến đá có hình cây thánh giá xếp dọc theo vách đá. Đó là những tấm bia tưởng niệm - những đồ vật thờ cúng chạm khắc tỉ mỉ được gọi là khachkars. Một số chi tiết phức tạp đến mức người ta khó có thể tìm thấy được hai cái giống nhau. Chạm khắc Khachkar từ lâu đã là một truyền thống của người Armenia, với hơn 50.000 tài liệu ghi chép. Những bức chạm khắc này được nhìn thấy khắp nơi ở Tu viện Geghard.

Đối với một số người, việc chiêm ngưỡng những biểu tượng tâm linh sùng kính này có thể gợi nhớ đến cái đêm mà Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giêsu, rời bỏ trần gian này mãi mãi.

Theo Michael Wing - The Epoch Times

Cao Nguyên biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Tu viện được chạm khắc trên vách đá vào thế kỷ thứ 4 cất giữ 'ngọn giáo Thánh' đâm cạnh sườn Chúa Giêsu