10 bí quyết nuôi dưỡng trẻ mà các bậc cha mẹ nhất định phải học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nuôi dạy con cái có thể nói là công việc khó khăn và ý nghĩa nhất của các bậc cha mẹ trên đời. Trong xã hội hiện đại đầy cám dỗ, bạo lực, các bậc cha mẹ nên làm thế nào để đồng hành và hướng dẫn con cái đến một con đường trưởng thành, lành mạnh và phong phú.

Sau đây là 10 lời khuyên của chuyên gia dành cho các bậc cha mẹ, và những hiểu lầm phổ biến trong việc nuôi dạy con cái, được trích từ trang web cuộc sống của Mỹ "Lifehack". Chúng rất sâu sắc và thực tế.

  1. Lắng nghe

Tích cực lắng nghe. Khi trẻ nói, hãy nhìn vào mắt trẻ, không ngắt lời trẻ và đừng thay đổi tư thế khi nói chuyện. Nếu con bạn chưa hỏi ý kiến ​​của bạn, đừng bày tỏ ý kiến ​​của bạn. Nhưng bạn có thể hỏi, chẳng hạn như: "Con nghĩ có thể làm gì về vấn đề này?", hoặc "Con cảm thấy thế nào về vấn đề này?"

Lắng nghe những gì con bạn muốn nói sẽ thúc đẩy chúng tiếp tục giao tiếp với bạn. Nếu mọi cuộc trò chuyện đều là thuyết giảng, đứa trẻ sẽ cảm thấy bản thân thấp kém và bị tước đoạt quyền lợi. Sử dụng thời gian 2 người đang ở bên nhau (chẳng hạn như khi đi xe hơi hoặc đi ăn), cố gắng mở lòng lắng nghe suy nghĩ của con mình một cách lặng lẽ.

  1. Để con bạn thấy bạn mắc lỗi

Con người có sự khéo léo và tiềm năng. Những người thành công bởi vì họ có thể chịu được sự thất bại rồi đứng dậy. Dạy dỗ bằng lời nói sẽ không hiệu quả bằng cách hướng dẫn thông qua hành động. Làm vậy để con bạn hiểu rằng, phạm lỗi là một quá trình trưởng thành cần thiết, và thỉnh thoảng hãy để chúng xem bạn mắc lỗi như thế nào, chẳng hạn như làm cháy cơm hoặc ngã khi chơi bóng.

Đôi khi bạn đưa ra một cách giáo dục tiêu cực cho con mình, bạn cũng có thể đối mặt với lỗi lầm của mình một cách thiện chí và biến nó thành một cách giáo dục tích cực. Ví dụ, nếu bạn cáu gắt với con và quát mắng con, đừng quá ân hận vì bản thân đã mất kiểm soát cảm xúc trước mặt con. Bạn có thể nói với con: “Mẹ không muốn la mắng khi tâm trạng con đang tệ, xin lỗi con, mẹ đã sai rồi".

Trẻ em cần biết đúng - sai, có khả năng phân biệt điều tốt và xấu, và đánh giá xem chúng nên kết giao với ai. Đó là cách chúng học và cha mẹ phải dạy chúng. (Photographee.eu/Shutterstock)
Trẻ em cần biết đúng - sai, có khả năng phân biệt điều tốt và xấu, và đánh giá xem chúng nên kết giao với ai. Đó là cách chúng học và cha mẹ phải dạy chúng. (Photographee.eu/Shutterstock)
  1. Khoan dung trẻ em gây rắc rối và mắc lỗi

Trên thực tế, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ, học từ sai lầm là nhanh nhất. Vì vậy, việc để trẻ đi xe buýt không đúng điểm dừng, hoặc để trẻ làm đổ sữa văng ra sàn nhà là những sai lầm để bé rút kinh nghiệm. Nhà tâm lý học trẻ em JoAnn Deak nói rằng, khi một đứa trẻ được nhận sự hỗ trợ và khích lệ khi lần đầu tiên không làm được việc tốt, chúng sẽ sẵn sàng hơn để tiếp tục nghĩ cách làm tốt hơn. Những đứa trẻ như vậy sẽ bộc lộ ra khả năng giải quyết vấn đề và vượt qua khó khăn của mình. Đây cũng là cơ sở quan trọng cho những thành tựu sau này của trẻ.

  1. Cùng nhau đi dã ngoại

Một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý Môi trường cho thấy, các hoạt động ngoài trời có thể khiến mọi người vui vẻ. Cho dù đó là đi bộ đường dài, đi xe đạp, bơi lội, chèo thuyền hay dắt chó đi dạo, những hoạt động tự nhiên này có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Hiệp hội Động vật Hoang dã Quốc gia Hoa Kỳ, ngoài việc thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ, các hoạt động ngoài trời còn có thể tăng trí tưởng tượng và sự tập trung tốt hơn, giảm sự hung hăng và cải thiện kết quả học tập.

  1. Dạy trẻ biết ơn

Đại học California tại Berkeley đã thực hiện nghiên cứu phát hiện ra rằng, lòng biết ơn có thể làm tăng hạnh phúc cho bản thân. Cha mẹ có thể tạo ra một môi trường như vậy để tạo thành thói quen cho trẻ. Chẳng hạn như sử dụng khoảnh khắc cả gia đình quây quần bên nhau vào bữa tối, mọi người cùng ngồi lại chia sẻ điều tốt nhất hoặc biết ơn nhất trong ngày của mình. Trong những gia đình có thói quen ăn tối cùng nhau, trẻ em thường khỏe mạnh hơn rất nhiều.

  1. Khen ngợi những gì trẻ đã làm chứ không phải bản thân trẻ

Con người có một xu hướng tiêu cực, đó là những điều xấu trong cuộc sống luôn ghi nhớ nhiều hơn những điều tốt đẹp. So với những cảm xúc tích cực như hy vọng, khuyến khích và cao hứng, những cảm xúc tiêu cực như tức giận và sợ hãi sẽ tiết ra các chất không tốt gây ảnh hướng tới thân thể.

Nhà tâm lý học Carol Dweck phát hiện ra rằng, khi con người ta nghe thấy những điều tiêu cực, trong lòng họ phải tự xoa dịu chính mình 7 lần để giảm bớt sự tác động. Nhưng chúng phải được thể hiện một cách thật cụ thể để đạt được một kết quả tốt nhất.

Khi được khen thông minh, trẻ sẽ rất vui, nhưng khen không cụ thể dễ gây hiểu lầm cho trẻ, vô tình tạo cho trẻ một quan niệm “làm việc dễ dàng mới là thông minh, những việc khó phải chăm chỉ thì là không thông minh”. Như vậy, sẽ làm cho các bé không chịu nếm trải cái khổ và khó khăn trong công việc.

Khi khen con, bạn nên khen con về kế hoạch, nỗ lực và kỹ năng của con. Khi bé phải đối mặt với những điều khó khăn, bạn có thể giúp bé nhớ lại những gì bản thân đã làm trước đó để tăng cường sự tự tin và ý chí tích cực của các bé.

  1. Hãy tạo ra một môi trường đầy niềm vui

Có một câu nói: "Con người không vì già đi mà không chơi, mà là vì không chơi nên mới già đi". Phần tuyệt vời nhất của tuổi thơ là vui vẻ. Dạy con trèo cây, cùng con hóa trang thành siêu nhân hay tổ chức một sự kiện gia đình để con vui, càng “ngốc nghếch” càng tốt. Để mang đến cho trẻ một tuổi thơ đầy hạnh phúc, chúng ta phải luôn làm cho trẻ cười.

  1. Dạy trẻ trở nên tử tế

Thiện tâm có hai phần: Yêu bản thân và yêu người khác.

Làm thế nào để dạy trẻ yêu bản thân? Đầu tiên là thể hiện tình yêu của bạn một cách vô điều kiện.

Một số bậc cha mẹ sẽ nói với con rằng: "Nếu con ngoan, mẹ sẽ yêu con" hoặc "Nếu con yêu mẹ, mẹ sẽ yêu con". Đừng coi tình yêu thương như là hình phạt khi trẻ làm điều xấu, vì bé sẽ nghĩ rằng: Khi có một hành vi xấu nào đó, bé không đáng được bạn yêu thương. Chuyên gia nuôi dạy con cái Thomas Gordon tin rằng, tốt nhất bạn không nên nói câu “Nếu con yêu mẹ, con sẽ không làm như vậy”. Trong trường hợp này, đừng liên kết tình yêu của bạn với hành vi xấu của bé. Hãy thể hiện tình yêu thương vô điều kiện với bé, các bé mới có thể thực sự học được cách yêu thương bản thân mình nhiều hơn.

Yêu thương người khác là phần thứ hai. Dạy bé cách thông cảm và quan tâm đến người khác, đồng thời mời bé tham gia tình nguyện và giúp đỡ người khác. Hãy nói cho bé biết bạn may mắn như thế nào khi được sống ở nơi này và có nhiều thứ như vậy, để bé biết ơn những điều đã được coi là đương nhiên.

Khi đứa trẻ cần được khẳng định nhất, một lời khen ngợi kịp thời sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin và động lực.
Khi đứa trẻ cần được khẳng định nhất, một lời khen ngợi kịp thời sẽ khiến trẻ tràn đầy tự tin và động lực.
  1. Thể hiện tình yêu với trẻ em thông qua đụng chạm cơ thể

Hệ thống giác quan của con người (thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những động chạm cơ thể như nắm tay, tựa vai, ôm và hôn có tác dụng kỳ diệu trong việc thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần.

  1. Dẫn dắt bé bằng việc bản thân mình phải làm gương để quản lý cảm xúc của bé

Có một vùng não chịu trách nhiệm điều hòa cảm xúc gọi là “vỏ não trước trán”. Do vỏ não trước trán của bé dưới 20 tuổi chưa phát triển hoàn thiện nên khả năng quản lý cảm xúc còn chưa sâu, dễ bị ảnh hưởng bởi sự dạy dỗ của ba mẹ.

Ví dụ, nếu một đứa bé muốn ăn bánh quy trước bữa ăn tối, và bạn từ chối, bé sẽ bắt đầu tỏ ra gượng gạo và thì thầm khó chịu rồi bật khóc. Tất nhiên, nếu bạn là một người mới làm cha mẹ, bạn nên chú ý tại thời điểm này. Lúc này, bạn không thể nhượng bộ bé chỉ vì sợ phiền phức. Nếu không trẻ sẽ lặp lại những chiêu trò tương tự trong tương lai.

Ngoài ra, điểm quan trọng nhất là phản ứng cảm xúc của cha mẹ có thể lây nhiễm cho bé. Nếu bạn tỏ ra lo lắng khi con thất vọng vì bị từ chối, thì sự lo lắng của bạn sẽ trở thành tấm gương xấu và đi vào tâm trí trẻ. Hãy nhớ rằng: Trước mặt bé, bạn nên thể hiện những phản ứng cảm xúc phù hợp (chẳng hạn như bình tĩnh và điềm đạm), để trẻ có thể học cách tự chủ cảm xúc tích cực từ bạn.

Huy Hải
Theo Epochtimes

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

10 bí quyết nuôi dưỡng trẻ mà các bậc cha mẹ nhất định phải học