Bí ẩn của màu sắc truyền thống (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo các ghi chép cổ, trong các nền văn minh cổ đại đó, con người tôn trọng vàng, nhưng thái độ này không liên quan gì đến lòng tham tiền bạc hiện đại, mà có nguồn gốc từ sự kính ngưỡng đối với Thần.

Xem lại: Phần 1

Màu của máu và lửa

Theo quan điểm y học, cảm thụ thần kinh của con người đối với màu sắc khác nhau thì giống nhau, do đó sẽ có những điểm tương đồng về văn hóa. Khi hỏi một người phương Tây ở đâu có đầy màu đỏ trong những câu chuyện truyền thống phương Tây, câu trả lời phổ biến nhất là: một là chiến trường đầy máu, và một nơi khác là địa ngục lửa thiêu rừng rực.

Màu đỏ trong văn hóa phương Tây chủ yếu bắt nguồn từ hai yếu tố chính là máu và lửa, tuy ý nghĩa biểu tượng khác nhau nhưng xét về tổng thể, màu này mang lại cho con người cảm giác tiêu cực hơn là tích cực. Ngay cả một số biểu đạt vốn được sử dụng ở mặt chính diện, thì cũng luôn có mang một số yếu tố phụ diện. Ví dụ, Hồng y Giáo chủ (Cardinal) trong Giáo hội Công giáo có trang phục màu đỏ, người ta nói rằng màu này tượng trưng cho máu mà Chúa Giê-su đã đổ ra cho tất cả chúng sinh, và tượng trưng cho bảo huyết của các tín hữu đổ máu, đồng thời đại biểu cho sự quyết tâm của các tín đồ dẫu xả thân đổ máu vì tín ngưỡng cũng không từ bỏ. Mặc dù đây là một lời giải thích chính diện, nhưng bản thân việc đổ máu cũng sẽ khiến mọi người cảm thấy khó chịu.

Những người làm việc trong lĩnh vực mỹ thuật thậm chí có thể nhìn thấy biểu hiện văn hóa của màu này trong tên gọi của một số chất màu nhất định. Bất cứ ai hiểu biết một chút về vật liệu học hội họa đều biết rằng, khi nhìn thấy tên “Mars Red” và “Mars Black” trong chất liệu màu, thì có nghĩa là chất liệu màu có chứa thành phần oxit sắt. “Sao Hỏa” (Mars) ở đây thực chất là tên của Mars – Thần Chiến tranh của người La Mã, tương ứng với nguyên tố sắt trong vật liệu học.

Ảnh: Bức tượng Mars, vị Thần chiến tranh của người La Mã, được làm vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất hoặc đầu thế kỷ thứ hai sau Công nguyên và hiện đang ở Musei Capitolini ở Rome, Ý.

Vậy tại sao Thần Chiến tranh của người La Mã lại tương ứng với sắt? Bởi vì trong thời kỳ hoàng kim của Thần thoại La Mã, con người đã bước vào thời kỳ đồ sắt, trong các cuộc chiến tranh thời đó, vũ khí được làm bằng sắt, người ta sẽ đổ máu trong chiến tranh, và máu người cũng chứa sắt. Vì vậy, về phương diện văn hóa, thuật ngữ “cuộc chiến tranh sắt máu” rất xứng đáng với tên gọi.

Để ý kỹ hơn, máu người có màu đỏ vì nó chứa một lượng lớn huyết sắc tố, và thành phần chính của huyết sắc tố là sắt. Vũ khí làm bằng sắt dễ bị gỉ sau khi dính máu, và rỉ sét cũng có màu đỏ… Do đó, trong văn hóa phương Tây thời kỳ đầu, Thần Chiến tranh Mars của người La Mã tương ứng với màu đỏ, đồng thời, màu đỏ cũng tượng trưng cho chiến tranh.

Hàng xóm của Trái đất là sao Hỏa, có oxit sắt phân bố rộng rãi trên bề mặt, khiến hành tinh này có màu đỏ. Bởi vì màu đỏ rực lửa này, sao Hỏa còn được đặt tên theo “Mars” trong các ngôn ngữ phương Tây, do đó, có một mối quan hệ tương ứng giữa hai loại này trong chiêm tinh học phương Tây.

Cuộc chiến giữa máu và lửa của con người vốn đã khá phụ diện, và phụ diện hơn nữa là màu máu và lửa trong địa ngục. Thiên Chúa giáo có nhiều mô tả về địa ngục cháy rực lửa gây ấn tượng mạnh cho mọi người, nó cũng được thể hiện trong một số lượng lớn các tác phẩm nghệ thuật, điều này càng củng cố khái niệm địa ngục màu đỏ trong tâm trí mọi người.

Hình ảnh minh họa mô tả Địa ngục trong từ điển bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo “Hortus deliciarum” (Hortus deliciarum) thế kỷ 12, vào khoảng năm 1180. Địa ngục trong bức tranh đầy rẫy những ngọn lửa hoành hành, điều này thể hiện nhận thức của người phương Tây về môi trường địa ngục thời bấy giờ.

Ngoài ra còn có một loại sinh vật tầng thấp liên quan đến lửa địa ngục. Chúng vốn là một loại ác thú có thể phun lửa âm ở địa ngục phương Tây. Tuy nhiên, khi thời đại Thần thoại đã qua đi, sự mất mát liên tục của các loại kiến ​​thức siêu phàm, cùng với sự không thống nhất về tên của các vật cổ đại của các quốc gia phương Tây khác nhau, đã gây ra nhiều nhầm lẫn về nhận thức, và việc dịch thuật trên cơ sở này thậm chí còn hỗn loạn hơn. Chúng ta có thể thấy chỉ riêng trong tiếng Anh, có rất nhiều tên gọi khác nhau như Dragon, Wyvern, Amphiptere, Lindwurm, Wyrm, Drake,… dành cho những loài động vật gần giống với chúng khiến người ta nhầm lẫn. Người bình thường không thể phân biệt được nhiều loài động vật kỳ dị nhưng giống nhau đến vậy, vì vậy cái tên phổ biến nhất là gọi con quái vật phun lửa địa ngục này là “Dragon”, dịch ra là “Long” (Rồng) trong chữ Hán.

File:Heaven and hell dragon detail by Durer 1498 (582x800).jpg

Quái thú phun lửa ở địa ngục (hell dragon), được dịch là Rồng phương Tây. (Phạm vi công cộng)

Tuy nhiên, con rồng trong quan niệm của người phương Đông không giống như vậy, vì vậy nhiều người cho rằng “Dragon” không nên dịch thành “rồng”, và một số người gọi nó là “rồng phương Tây”. Nhưng trên thực tế, hình tượng con rồng phương Tây tương tự như trong các tác phẩm điện ảnh và truyền hình ngày nay là do quá khứ dịch nhầm, và ở thời đại xa hơn, hình tượng con rồng trong nghệ thuật phương Tây không khác lắm so với hình ảnh con rồng phương Đông. Có thể thấy, quái thú phun lửa địa ngục và rồng thực chất là hai loài hoàn toàn khác nhau.

Được khai quật vào năm 1969 trong tàn tích của thành phố cổ đại Hy Lạp Kaulon gần Caulonia, Ý, hình rồng được làm bằng tranh ghép và được làm vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên.

Từ “Dragon” có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Draco”, có nghĩa là một con rắn lớn hoặc một loài động vật sống dưới nước giống rắn lớn. “Draco” được viết là “Dragon” trong tiếng Pháp cổ, và nó đã được giới thiệu sang tiếng Anh vào đầu thế kỷ 13 và vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Từ thời Hy Lạp cổ đại đến thời Trung cổ, đã có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật về chủ đề rồng, nhiều trong số những con rồng được miêu tả là những con vật có thân dài chứ không phải là những con thằn lằn lớn với đôi cánh như dơi trong suy nghĩ của người phương Tây ngày nay.

Bức phù điêu Byzantine thế kỷ 12 về Thánh George giết con rồng, có thể thấy con rồng được chạm khắc là một con vật giống hình con rắn.

Thánh George giết con rồng trong bức bích họa ở Dorfkirche Ankershagen, Đức, được vẽ vào thế kỷ 13. Tuy bức tranh thô nhưng có thể thấy con rồng trong bức tranh giống với con rồng của phương Đông.

Ngoài ra còn có một mô tả rất sống động về con rồng trong “Kinh thánh Khải Huyền”. Trong “Khải Huyền 12: 3” nói rằng “có một con rồng lớn màu đỏ”; “Khải Huyền 12: 9” cũng viết: “Con rồng lớn là con rắn cổ đại, tên của nó là ma quỷ, và nó cũng được gọi là Satan. Nó mê hoặc cả thế giới”.

Cũng có thể thấy từ mô tả trong “Tận thế” rằng vì con rồng đỏ lớn được đề cập ở đây là một con rắn cổ đại, nó có hình dạng giống con rắn dài, giống như hình dạng của con rồng phương Đông, chứ không phải là “con rồng phương Tây” như những người hiện đại nghĩ.

Là phần cuối cùng của Kinh Thánh Tân Ước, “Khải Huyền” chủ yếu nói về những lời cảnh báo cho tương lai. Từ thảm họa lớn liên tiếp cho đến ngày phán xét cuối cùng, khung cảnh của ngày tận thế được miêu tả đều gây sốc. Nhiều người biết rằng con rồng đỏ là hiện thân của cái ác, bởi vì Kinh Thánh nói rất thẳng: con rồng lớn màu đỏ là quỷ Satan. Cần biết rằng, khi bị rồng đỏ mê hoặc đồng nghĩa với cái chết vĩnh viễn trong địa ngục, và khi rồng độc đỏ mê hoặc thế giới hỗn loạn, mọi người trên toàn thế giới phải đối mặt với sự lựa chọn sinh tử cuối cùng.

Vàng, màu vàng kim và màu vàng

Nếu bất kỳ màu nào có thể được công nhận phổ biến theo truyền thống của các quốc gia khác nhau, thì màu đó phải là màu vàng kim. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người nghĩ ngay đến tiền khi nhìn thấy chữ “vàng kim”, thậm chí có người còn cố tình từ chối màu này để tỏ thái độ coi thường đồng tiền. Còn có người khi thấy màu vàng kim liền lập tức đưa ra đánh giá “khoe khoang”, “giàu nhanh”… Việc đánh giá đó thực ra là không cần thiết. Trên thực tế, những người không chấp trước tiền bạc thì có thái độ bình hòa đối với sự giàu có, và họ sẽ không hễ thấy vàng là liên tưởng đến tiền như một phản xạ. Tất nhiên, trong xã hội kinh tế, vàng thực sự liên quan đến sự giàu có. Nhưng từ xưa đến nay, vật chất này vẫn luôn chiếm được vị trí cao trong xã hội loài người, đến nỗi mọi thành viên của nhân loại đều phải công nhận giá trị của nó, cũng không phải là vô duyên vô cớ.

Shenrab Miwo là vị tế tư cao cấp của học phái thứ 13 của nền văn minh Mu, người sáng lập Bon giáo Tây Tạng (Chụp màn hình)

Ngay từ thời kỳ đầu của xã hội nguyên thủy hay giai đoạn sơ khai của nền văn minh, mọi nơi trên thế giới đều coi vàng là một vật liệu quý giá. Theo các ghi chép cổ, trong các nền văn minh cổ đại đó, con người tôn trọng vàng, nhưng thái độ này không liên quan gì đến lòng tham tiền bạc hiện đại, mà có nguồn gốc từ sự kính ngưỡng đối với Thần.

Với kết quả của những di tích và tư liệu lịch sử tương đối phong phú để nghiên cứu, cộng đồng học thuật có sự hiểu biết tương đối thống nhất về lý do tại sao Ai Cập cổ đại, một trong bốn nền văn minh cổ đại, lại coi trọng vàng: nhờ văn hóa Thần truyền lâu đời hàng nghìn năm, người Ai Cập cổ đại đã truyền thừa được một Thiên cơ từ nền văn minh huy hoàng của họ – vàng là mảnh xác của thân thể Thần, có đặc tính vĩnh hằng không mục nát.

Từ không gian bề mặt, loại mảnh xác của sinh mệnh cao tầng rơi xuống rải rác từ các vụ nổ siêu tân tinh hoặc va chạm sao neutron, từ trên trời rơi xuống, rơi xuống phàm trần, nguồn gốc của nó là vượt ra ngoài tầng thứ của nhân loại, và nó hoàn toàn khác với các nguyên tố kim loại thông thường. Khoa học hiện đại đã sản xuất được rất nhiều vật liệu công nghệ cao, đã thử nghiệm “vàng nhân tạo” nhiều lần, nhưng vẫn chưa thể tạo ra dù chỉ một gam vàng thật, vì bản chất là tồn tại ở cõi trời.

Thuật giả kim chân chính cổ đại (Alchemia) yêu cầu nhà giả kim thuật phải đạt được trình độ am hiểu rất cao về tâm tính, nếu không thì không có khả năng thành công. “Hòn đá hiền triết” (Lapis Philosophorum, còn được dịch là “Hòn đá triết gia”) từ tên gọi đã nói rõ rằng, các thuật sĩ cần phải tu thành “nhà hiền triết”, “nhà triết học”. “Nhà triết học” ở đây cũng không phải nhà triết học trong khái niệm của người hiện đại. Tôi đã nói về thuật ngữ Philosophia trong “Thần thoại hỗn loạn và tư tưởng triết học truyền thống” , nó có nghĩa là “tình yêu trí tuệ”.

Theo nghĩa này, các triết gia chính là người huệ ngộ lĩnh ngộ được “tình yêu trí tuệ”, cũng chính là người giác ngộ trong tu luyện phương Tây. Trong lịch sử, một số người theo học thuật giả kim không nhận được bất kỳ sự chân truyền nào, nhưng xuất phát từ tâm lý tham lam, thông qua một số thí nghiệm hóa học thô thiển hoặc một chút mánh khóe trần tục, họ đã cuồng vọng muốn có được khả năng biến đá thành vàng, ảo tưởng rằng dựa vào kỹ thuật trần tục để chế tạo ra vật chất ở cấp độ của Thần Phật, thế thì làm sao có thể được?

Trong giới tu luyện, ý nghĩa hàm chứa của vàng và các khái niệm trong kinh tế học hay vật lý hiện đại đã cách nhau một trời một vực. Các mô tả về Thần Phật trong văn hóa truyền thống phương Đông đều liên quan đến vàng: Tượng Phật trong các ngôi chùa thường dùng “y phục vàng kim”, vì Phật là “thân vàng kim”. Ngày xưa, các Đạo sĩ nói về việc luyện “Kim đan”, tu thành “Kim Tiên”. Những lý thuyết này trùng khớp với cách hiểu của người Ai Cập cổ đại, khái niệm “vàng” của Thần Phật đó từ lâu đã vượt ra ngoài Tam giới và không còn trong Ngũ hành, nên không thuộc về vàng ở trong Ngũ hành.

Tượng Phật Thích Ca trong Chùa Vàng Myanmar. (Nguồn wikipedia)

Vàng ở thế gian tuy không nguyên chất bằng ở cao tầng, nhưng xét cho cùng cội nguồn linh thiêng của nó rất khác so với trần tục, chính vì vậy, vàng từ xa xưa đã được coi là vật có khả năng xua đuổi tà ma. Cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cũng viết rằng nó có thể “trấn tinh thần, kiên cốt tủy, thông lợi ngũ tạng tà khí”. Vàng được coi là biểu tượng của cảnh giới cao, vượt qua khái niệm “ngũ sắc” đã đề cập trước đó, mang đặc tính linh thiêng, cao thượng, tôn quý. Đồng thời, vàng có tính ổn định và kết cấu mềm mại phi thường, điều này cũng mang lại cho nó ý nghĩa biểu tượng của màu vĩnh viễn, ổn định và trung hòa.

Từ quan điểm màu sắc học, màu vàng kim thực sự được tạo ra bởi nhiều màu sắc khác nhau thay đổi từ từ mà ra. Một cảm giác màu sắc tổng thể dựa trên kết cấu của vàng, chứ không phải là một màu đơn sắc thông thường. Tuy nhiên, vì tông màu tổng thể hơi vàng nên mọi người rất dễ liên tưởng cả hai với nhau. Chất được gọi là “vàng” và màu được gọi là “vàng kim”. Chất vàng được liên kết với màu vàng.

Tác phẩm “Thích danh” của Lưu Hi đời Đông Hán viết: “Màu vàng, lay động, như đung đưa, giống như màu của ánh sáng mặt trời.” Người xưa kính Trời biết mệnh, thì tự nhiên cũng coi trọng loại ánh sáng từ trên trời xuống và tỏa sáng khắp trái đất. Trong “Thông điển” đời Đường cũng có một câu nói rằng “màu vàng là sắc màu đẹp trung hòa, màu vàng mang đức của Trời, thuần mỹ nhất”. Có thể thấy, trong mắt người xưa, màu vàng là màu sắc mỹ lệ tượng trưng cho trung chính bình hòa, mang đức từ Thiên thượng, là màu sắc thuần mỹ nhất. Các kiến trúc, mái nhà của Hoàng cung, Thái miếu, và các tòa nhà hoàng gia khác của nhà Minh và nhà Thanh còn sót lại ngày nay đều được xây dựng bằng màu vàng kim, cũng là nguyên nhân này.

Tương truyền Lỗ Ban từng trợ giúp hậu nhân hoàn thiện các công trình kiến trúc, ví như, Giác Lâu của Cố Cung. Hình ảnh chụp Giác Lâu của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. (Nguồn ảnh: Lennon/ Wikipedia)
Hình ảnh chụp Giác Lâu của Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. (Nguồn ảnh: Lennon/ Wikipedia)

Ngoài việc thừa hưởng đức của Trời ra, Trái đất nói chung cũng có màu vàng, đúng như “Thuyết văn giải tự” thời Đông Hán đã nói: “Màu vàng là màu của đất”. Trái đất thuộc Thổ. Vì vậy trong ngũ hành cũng liên hệ giữa Thổ và màu vàng. Do ngũ hành đồng thời đối ứng với ngũ phương, nên “ngũ sắc” nói trên, trong văn hóa truyền thống còn được gọi là “ngũ phương chính sắc”, tức là màu xanh lam của phương Đông (tương ứng với hành Mộc), màu đỏ của phương Nam (tương ứng với hành Hỏa), màu trắng ở phương Tây (tương ứng với hành Kim), màu đen ở phương Bắc (tương ứng với hành Thủy) và màu vàng ở trung tâm (tương ứng với hành Thổ).

Màu vàng là màu trung tâm và chính thống, là màu trên thì kế thừa đức của Trời, dưới thì tiếp với đức của Đất, vì vậy nó được coi là màu sắc trung hòa chính thống đứng trên tất cả các màu. Đồng thời trong “Kinh Dịch” có câu nói “Hoàng thường, nguyên cát “, tức là nói đến trang phục màu vàng là điềm lành, vì vậy long bào của hoàng đế Trung Hoa đã dần dần sử dụng màu sắc tốt lành này, đặc biệt là từ thời nhà Tùy và nhà Đường, long bào màu vàng luôn được coi trọng và đã trở thành một truyền thống.

Xem tiếp: Phần 3

Trung Hòa
Theo Arnaud H. - Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn của màu sắc truyền thống (Phần 2)