Bóng ma 'Cách mạng tháng 10' trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ: Lợi dụng truyền thông gây thù hận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng 10 năm 2020 được cho là tháng mang đầy bất ngờ cho thế giới, và cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Tuy nhiên, đằng sau “Bất ngờ tháng Mười”, người ta đã thấy bóng dáng của “Cách mạng Tháng Mười”.

Có một câu nói quen thuộc ở Trung Quốc: “Một tiếng pháo nổ của Cách mạng Tháng Mười đã mang chủ nghĩa Mác-Lênin đến Trung Quốc”. Trong sách giáo khoa của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), "Cách mạng Tháng Mười" được mô tả là: cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi đầu tiên trong lịch sử nhân loại... nỗ lực đầu tiên nhằm xây dựng một xã hội công bằng và thịnh vượng.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô tan rã, giới sử học Nga đã khôi phục lại sự thật: "Cách mạng Tháng Mười" thực chất là một "cuộc chính biến", và quan điểm này hiện đã được viết thành sách giáo khoa.

Lịch sử ở một giai đoạn nào đó, có lẽ trắng đen điên đảo, nhưng những hành vi tội ác xét cho cùng, như cây kim trong bọc lâu ngày cũng lộ ra, luôn có ngày sự thật sẽ được đưa ra ngoài ánh sáng.

Sự thật về "Cách mạng tháng Mười": Truyền thông tạo hận thù và chớp thời cơ phát động "đảo chính"

Năm 1917, Lenin lợi dụng truyền thông để gây thù hận, xúi giục “Cách mạng Tháng Mười” và lật đổ chính phủ Nga.
Năm 1917, Lenin lợi dụng truyền thông để gây thù hận, xúi giục “Cách mạng Tháng Mười” và lật đổ chính phủ Nga. (Getty)

Năm 1917, Sa hoàng Nga thoái vị, quyền lực được chuyển giao cho Duma Quốc gia (Quốc hội) và một chính phủ lâm thời được thành lập theo quy định của Hiến pháp. Từ đó, Nga sau đó có thể tiến tới một quốc gia hợp hiến bình thường.

Trong cuốn "Lịch sử nước Nga trong thế kỷ 20 (1894 ~ 2007)" do Andrei Borisovich Zubov chủ biên, chỉ ra rằng Lê-nin đã nhận 50 triệu Mác Đức và trở về Nga để bí mật tiến hành một cuộc đảo chính.

Khi đoàn tàu vào nhà ga Phần Lan ở Peterburg và cửa mở từ bên ngoài, Lê-nin rất ngạc nhiên khi thấy bên ngoài có một đoàn người đang chào đón. Ông ta ngay lập tức có bài phát biểu và đưa ra khẩu hiệu "Hòa bình và Bánh mì".

Lê-nin đã lợi dụng triệt để quyền tự do mà nhân dân Nga vừa giành được, dùng số tiền do quân Đức cung cấp, lập tức chạy hơn bốn mươi ấn phẩm và báo chí, tuyên truyền chủ trương bình đẳng tự do, đòi phá bỏ trật tự cũ, chủ trương căm thù giai cấp. Báo Pravda, có lượng phát hành lớn nhất, đã trở thành công cụ định hướng dư luận chính, ảnh hưởng đến đông đảo công nhân, binh lính và người dân. Bất kỳ đảng phái nào nếu không có sự tài trợ như vậy, và không có lượng phát hành lớn thì không thể có tác động lớn.

Chính phủ lâm thời đã cảm nhận được những thay đổi đang diễn ra và có được bằng chứng chắc chắn qua các cuộc điều tra nên đã ra lệnh truy nã Lê-nin với danh nghĩa là gián điệp Đức. Đứng trước tình hình đó, Lê-nin đã phải phát động một cuộc đảo chính.

Chính phủ lâm thời đã cảm nhận được những thay đổi đang diễn ra và ra lệnh truy nã Lê-nin với danh nghĩa là gián điệp Đức. Đứng trước tình hình đó, Lê-nin đã phải phát động một cuộc đảo chính.
Chính phủ lâm thời đã cảm nhận được những thay đổi đang diễn ra và ra lệnh truy nã Lê-nin với danh nghĩa là gián điệp Đức. Đứng trước tình hình đó, Lê-nin đã phải phát động một cuộc đảo chính. (Getty)

Cái gọi là "Cách mạng Tháng Mười" không phải là bối cảnh vĩ đại của cuộc tấn công Cung điện Mùa đông như trong phim điện ảnh. Mà tình huống thực tế là chưa đầy 2.000 chiến binh Bôn-sê-vích đã chiếm giữ các thành trì chiến lược trong toàn thành phố Petrograd, và một số lực lượng vũ trang đã sử dụng cách thức bức vua thoái vị. Trên thực tế, tàu tuần dương Aurora không bắn đạn thật vào thời điểm đó mà bắn đạn pháo hoa. Do Chính phủ Lâm thời ủng hộ dân chủ và tự do, có vũ khí trang bị yếu nên đã không phản kháng.

Truyền thông bị Lê-nin điều khiển đã làm chao đảo dư luận xã hội, sử dụng khẩu hiệu chấm dứt chiến tranh, đem lại hòa bình và bánh mì cho nhân dân, mang lại ảnh hưởng to lớn cho Đảng Cộng sản Lê-nin. Vào thời điểm đó, xã hội Nga không có cách nào để chống lại cuộc cách mạng đó. Đây là chân tướng của “Cách mạng Tháng Mười”.

Học giả Anfiergiyev nói: "Trước khi những người Bôn-sê-vích lên nắm chính quyền, họ đã hứa đem tới tự do cho người dân, đất đai thuộc về nông dân, và các nhà máy thuộc về công nhân. Tất cả những khẩu hiệu đó không bao giờ được thực hiện. Sau Cách mạng Tháng Mười năm 1918, người dân đã ngay lập tức cảm thấy bị lừa dối".

Đến nửa đầu năm 1921, mọi quyền tự do báo chí, tự do hội họp, tự do ngôn luận đều bị coi là "liều thuốc giết người" và "tự sát". Vào năm 1922, Lê-nin cũng tuyên bố tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng rằng: "Bất kỳ người nào tuyên truyền công khai chủ nghĩa Menshevik đều phải bị xử tử tại tòa án của chúng tôi”.

Vào năm 1922, Lê-nin cũng tuyên bố tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng rằng: "Bất kỳ người nào tuyên truyền công khai chủ nghĩa Menshevik đều phải bị xử tử tại tòa án của chúng tôi”.
Vào năm 1922, Lê-nin cũng tuyên bố tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng rằng: "Bất kỳ người nào tuyên truyền công khai chủ nghĩa Menshevik đều phải bị xử tử tại tòa án của chúng tôi”. (Getty)

Các kênh truyền thông bị đồng Mác Đức mua chuộc đã tạo dư luận và thao túng dư luận cho Lê-nin, nhưng cuối cùng những kẻ "cổ súy" các kênh truyền thông này lại bị Lê-nin lưu đày, và bị thảm sát. Các nhà độc tài lo lắng nhất về những công cụ mà họ dùng để trấn áp người dân, bởi vì họ sợ nhất là những công cụ này sẽ quay lại cắn trả họ.

Từ năm 1918 đến tháng 2 năm 1922, cơ quan mật vụ "Cheka" đã giết gần 2 triệu người. "Cheka" được chỉ thị: "Không cần phải tìm bất kỳ bằng chứng nào khi thẩm vấn bị cáo. Chỉ để người bị bắt trả lời về thân phận, học vấn hoặc nghề nghiệp, là có thể quyết định họ sống hay chết. Đây là thực chất của khủng bố đỏ".

Mặt khác, Liên bang Xô Viết của Lê-nin nhanh chóng trở thành một quốc gia hợp pháp hóa đồng tính luyến ái, phong trào nữ quyền, bao gồm nhiều vận động viên khỏa thân, đã trở nên phổ biến ở Liên Xô thời kỳ đầu. Một lượng lớn những người lang thang thành thị và những người vô sản lưu manh bị thu hút vào cái gọi là hàng ngũ cách mạng. Những người Bôn-sê-vích sở hữu tài sản và là lực lượng cạnh tranh với quyền lực chính trị truyền thống, với những tín đồ Chính thống giáo truyền thống xung quanh.

Vào ngày 21 tháng 1 năm 2016, nhân kỷ niệm 92 năm ngày mất của Lê-nin, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng những tư tưởng của Lê-nin cuối cùng đã dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Nó trông giống như một quả bom hạt nhân được đặt dưới tòa nhà "Nước Nga". Sau đó, quả bom hạt nhân đã phát nổ.

"Bất ngờ Tháng Mười": Bóng dáng của "Cách mạng Tháng Mười"

Tổng thống Trump dẫn dắt Hoa Kỳ trong trận chiến quyết định chống lại chủ nghĩa cộng sản. (Nguồn ảnh: Getty Images)
Tổng thống Trump dẫn dắt Hoa Kỳ trong trận chiến quyết định chống lại chủ nghĩa cộng sản. (Nguồn ảnh: Getty Images)

Tháng 10 năm 2020 được cho là tháng mang đầy bất ngờ cho thế giới, và cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Tuy nhiên, đằng sau “Bất ngờ tháng Mười”, người ta đã thấy bóng dáng của “Cách mạng Tháng Mười”.

Các thủ pháp của ông Biden và các thế lực đứng sau rất nhất quán với cái gọi là "Cách mạng Tháng Mười" và thành lập Liên bang Xô Viết mà năm đó Lê-nin phát động: tập trung vào tuyên truyền, chiếm lĩnh dư luận, và gây ra thù hận.

Ngay từ năm 2016, khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông đã nói: “Chúng ta tôn thờ Chúa, không tôn thờ chính phủ”. Vì vậy, để đối phó với ông Trump - người đã cố gắng hết sức để khôi phục truyền thống và tát cạn đầm lầy, chính phủ ngầm (các nhóm lợi ích) đã bắt đầu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông để không ngừng công kích, chửi bới, xé nát dư luận và dân ý, vạch tội vô căn cứ và giả dối về việc ông Trump “thông đồng với Nga”, tạo ra sự thù hận phân biệt chủng tộc. Kể từ đầu năm nay, giới truyền thông đã không ngừng đổ lỗi cho ông Trump về đại dịch. Trên thực tế, ông Trump đã nhanh chóng cho ngừng các chuyến bay.

Những ngôn từ mang màu sắc “tuyên truyền” đặc biệt này đã khơi dậy sự bất mãn của khá nhiều người dân đối với Tổng thống Trump.

Kể từ cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11, đã có vô số phiếu bầu bị gian lận. Những lá phiếu bầu ông Trump bị vứt vào thùng rác, làm giả và đếm trong phòng kiểm phiếu tối đen. Họ trơ trẽn và không e dè, chính những người này đã bị truyền thông thao túng và nghĩ rằng vứt bỏ phiếu bầu ông Trump là đúng!

Các thủ đoạn gây hận thù vẫn chưa dừng lại. Trong cuộc tuần hành ở Washington vào ngày 14/11, hàng trăm nghìn người ủng hộ ông Trump đã có mặt ở thủ đô Washington của Mỹ để bảo vệ tính công bằng của cuộc bầu cử Mỹ. Tuy nhiên, theo miêu tả bôi nhọ của các kênh truyền thông dòng chính của Mỹ, những người ủng hộ ông Trump đã được miêu tả là các phần tử nổi loạn xã hội có thể sử dụng bạo lực. Khi màn đêm buông xuống, "Antifa" (nhóm người ủng hộ theo chủ nghĩa xã hội) lao ra đường và tấn công những người ủng hộ ông Trump đang đi bộ một mình, nhưng các kênh truyền thông dòng chính lại không nói một lời nào.

Có sự phối hợp và nhất trí chưa từng có trong việc dẫn hướng dư luận

Khi Tổng thống Trump tổ chức cuộc họp báo lần đầu tiên để kêu gọi bầu cử công bằng, ba hãng truyền thông lớn của Mỹ là ABC, CBSMSNBC đã thực sự dùng đến "những thủ đoạn thông thường của ĐCSTQ" - cắt bỏ chương trình phát sóng trực tiếp.

Vào ngày 11 tháng 11, tờ New York Post của Hoa Kỳ đã đăng một bài báo trên trang nhất với tiêu đề "Các quan chức Tổng tuyển cử phát hiện: Không có gian lận trên cả nước". Trước nạn gian lận tràn lan khắp nước Mỹ, thì họ lại làm ngơ.

Facebook và Twitter thậm chí còn sử dụng "cây gậy kiểm duyệt bài phát biểu kiểu ĐCSTQ" một cách trắng trợn hơn, dán nhãn gần như tất cả các bài đăng của Tổng thống Trump bằng nhãn đặc biệt. Hơn nữa, bài đăng của mọi người sẽ bị gắn nhãn nếu hễ có nhắc đến từ Biden, Trump và cuộc tổng tuyển cử.

Cuộc bầu cử tuy vẫn chưa kết thúc, nhưng ông Biden được giới truyền thông gọi là "tổng thống đắc cử". Cũng trong thời gian chính phủ chuyển tiếp, đảng Dân chủ cực tả còn đưa ra danh sách đen, sẵn sàng trừng phạt đội ngũ của Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông.

Những người ủng hộ ông Biden trực tiếp giăng biểu ngữ và viết: "Chủ nghĩa tư bản đang giết chết chúng ta. Hãy đấu tranh cho lựa chọn chủ nghĩa xã hội".

Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (trái) - người tích cực ủng hộ phong trào chủ nghĩa xã hội tại Hoa Kỳ. (Getty)
Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez (trái) - người tích cực ủng hộ phong trào chủ nghĩa xã hội tại Hoa Kỳ. (Getty)

Điều gì xảy ra nếu ông Biden được bầu? Liệu những kẻ bạo lực đường phố như "Antifa" có biến thành lực lượng vũ trang bạo lực dưới sự kích động của lòng thù hận? Nguồn gốc của phong trào cộng sản - Cách mạng Công xã Paris ở Pháp, chẳng phải chỉ là một đám lưu mạnh vô sản đập phá Paris thành đống hỗn độn sao?

Sự sụp đổ hoàn toàn của phe cộng sản Đông Âu trong thế kỷ trước đã cho nhân loại thấy rằng chủ nghĩa cộng sản cuối cùng sẽ phá sản. Ở một vài nước cộng sản còn sót lại trên thế giới ngày nay, Bắc Triều Tiên, Cuba, và Trung Quốc, những lời nói dối và bạo lực kiểu Lê-nin trong “Cách mạng Tháng Mười” diễn ra khắp nơi, dân chúng như đang sống trong những cái lồng lớn, và cảnh sát mật vụ như hình với bóng, dù là các tầng lớp giàu có, hay những người bình thường, đều không có được cảm giác an toàn.

Đây là lý do tại sao hàng trăm triệu người ở Trung Quốc đại lục chú ý đến cuộc bầu cử Hoa Kỳ: chỉ có ông Trump lãnh đạo chính phủ mới dám thách thức ĐCSTQ và mới dám nói nói “Chúng tôi từ chối chủ nghĩa xã hội”. Cuộc bầu cử Hoa Kỳ nhận được hơn 10 tỷ lượt nhấp chuột trên Weibo, là minh chứng rõ cho vấn đề này.

Đây cũng là điểm khác biệt giữa "Bát ngờ Tháng 10" và "Cách mạng tháng 10". Tại khắp nơi trên thế giới, người dân đều đang kêu gọi chính nghĩa. Một người Úc ủng hộ ông Trump đã dùng máy bay phun sương để vẽ lên bầu trời: "Trump 2020".

Từ cuộc tổng tuyển cử có thể thấy được nhân tâm, thiện - ác là do chính bản thân mỗi người định đoạt. Trong hoàn cảnh dường như hỗn loạn này, tất cả mọi người đều đang trong thiện - ác mà thể hiện bản thân. Bề ngoài, nó là một cuộc tranh chấp đảng phái, nhưng về bản chất nó là cuộc chiến Chính - Tà. Mọi người đều đang lựa chọn, và mọi người đều đang đặt định tương lai của chính mình!

Minh An
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Bóng ma 'Cách mạng tháng 10' trong cuộc tổng tuyển cử Mỹ: Lợi dụng truyền thông gây thù hận