Cỗ máy bất tử được hoàn thành 95%

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tác dụng của cỗ máy Integratron giúp tế bào tăng các ion âm, thực ra là tăng điện tử cho gốc tự do để các nguyên tử bị thương khôi phục lại bình thường. Vậy là con người có thể chống lại lão hoá. Việc tăng điện tử cho gốc tự do đúng nghĩa là ‘nạp điện’ chứ không phải hão huyền.

Câu chuyện về cỗ máy bất tử

Năm 1978, nhà văn kiêm nhà nghiên cứu UFO và kỹ sư hàng không George Van Tassel bị bệnh tim đột ngột qua đời tại California. Ông là một trong những kỹ sư máy bay nổi tiếng nhất trong ngành hàng không thời bấy giờ. Có người còn cho rằng ông có thể sánh ngang với nhà bác học thiên tài Tesla. Ông Tassel khi qua đời đã để lại một căn nhà bí ẩn, nó trông giống như ngôi nhà tuyết của người Eskimo, nhưng nó chưa được hoàn thành và nó cũng được chính ông thiết kế. Căn nhà này hiện nay là một điểm tham quan du lịch rất đặc biệt, không phải bởi vì hình dáng kỳ quái của nó, mà điểm đặc biệt của nó là không phải dùng cho con người ở mà được thiết kế làm một cỗ máy, gọi là máy gia tốc tích phân (Integratron).

Cỗ máy này rất thần kỳ bởi ông Tassel từng tuyên bố nó có thể phản trọng lực và còn mở được cánh cửa thời gian, không gian. Đặc biệt nhất là nó có khả năng giúp con người trẻ hoá, cải lão hoàn đồng. Hơn nữa Tassel công bố ông đã hoàn thành 95% cỗ máy.

Nói tới đây, có người sẽ tự hỏi phản trọng lực có phải giống như mọc cánh thành Tiên, bay lên trời không? Cải lão hoàn đồng chẳng phải đồng nghĩa với giữ mãi tuổi thanh xuân sao? Nghe vậy thì phải chăng đây là cỗ máy biến người thành Tiên? Liệu đây có phải là một chiêu lừa đảo?

Gọi là ‘cỗ máy bất tử’ kỳ thực quả là một mục tiêu quá thách thức. Nhưng nếu gọi nó là cỗ máy chống lão hoá, kéo dài tuổi thọ thì có vẻ khả thi hơn.

Cách nói của nhà di truyền học: Lão hoá là bệnh

Năm nay trông như 20 tuổi, năm sau như 18 tuổi. Đây không chỉ là mơ ước của các cô gái mà là của cả nhân loại. Ngăn ngừa lão hoá luôn là lĩnh vực hàng đầu được giới khoa học ưu tiên nghiên cứu. Gần đây, một chuyên gia di truyền học nói rằng lão hoá là một loại bệnh. Hơn nữa nó không phải là loại bệnh không thể chữa được, mà nó có thể chữa trị được. Lời của ông có nghĩa là con người hoàn toàn có thể sống thọ hơn, giữ mãi được thanh xuân và ước mơ đó có thể trở thành sự thật.

Con người hoàn toàn có thể sống thọ hơn, giữ mãi được thanh xuân và ước mơ đó có thể trở thành sự thật. (Ảnh: Pixabay)

Chuyên gia di truyền học đó là Giáo sư David Sinclair, ông phụ trách phòng thí nghiệm của Đại học Havard, chuyên nghiên cứu vấn đề vì sao con người lão hoá. Theo lý luận của ông, con người thừa hưởng hai loại tín tức từ cha mẹ gọi là thông tin di truyền biểu sinh. Trong tế bào con người có một hệ thống phát ra chỉ lệnh chính xác, chỉ huy hơn 2 vạn gen trong tế bào lúc nào mở, lúc nào đóng, lúc nào cần phát huy tác dụng. Tuy nhiên, theo thời gian, hệ thống chỉ huy này bắt đầu xảy ra lỗi, có khi không thể mở ra được đúng gen vào đúng thời điểm. Ví dụ như cặp song sinh thừa hưởng từ mẹ thông tin di truyền biểu sinh hoàn toàn giống nhau. Về lý thuyết thì cặp song sinh đó phải trông giống hệt nhau. Nhưng thực tế không phải như vậy. Chúng ta thấy rằng dù cặp song sinh lúc bé trông rất giống nhau, nhưng càng lớn lại càng không giống và mọi người có thể dễ dàng nhận ra, người thì béo hơn, người thì gầy hơn, người thì già hơn, người thì trẻ hơn. Bởi vì qua thời gian vận hành của hệ thống di truyền biểu sinh của hai người có sự khác nhau. Ông Sinclair cho rằng sự kiểm soát của hệ thống chỉ lệnh di truyền biểu sinh có vấn đề, không vận hành cùng một tốc độ nữa; và ông nói rằng đó là bệnh và phải điều trị.

Lý luận của ông là việc có thể bảo trì hệ thống di truyền biểu sinh không xảy ra lỗi trong thời gian bao lâu thì con người có thể duy trì thanh xuân dài bấy nhiêu. Nếu như có thể duy trì cho nó vĩnh viễn không xảy ra lỗi thì sẽ mãi mãi có được tuổi trẻ. Điều này nghe có vẻ như mơ mộng hão huyền?

Trường sinh bất lão: từ truyền thuyết tới hiện thực

Thực ra, đó là khoa học hiện đại nối gót ước mơ trường sinh từ thời cổ xưa. Khi giở các truyền thuyết cổ đại trên thế giới, có rất nhiều ví dụ về trường thọ. Ví dụ, tại bảo tàng Ashmolean của Anh quốc, ta có thể thấy danh sách các vị vua Sumer khắc trên cột đá. Danh sách này vô cùng thần kỳ, bởi nó cho thấy 8 vị vua thống trị Sumer trong khoảng thời gian 241.000 năm. Tính bình quân, mỗi vị vua sống thọ tới hơn 3 vạn năm tuổi. Đương nhiên, đây là một ví dụ rất cao. Một ví dụ thấp hơn chính là trong “Kinh Thánh”, Noah từng nói rằng mình sống hơn 800 năm. Còn có Bành Tổ của Trung Quốc - là cháu chắt của hoàng đế Chuyên Húc. Bành Tổ cũng sống khoảng 800 tuổi. Nhưng điều không ngờ được là Bành Tổ thọ vài trăm tuổi lại có tướng mạo như của người khoảng 50 tuổi, thực sự là ông giữ mãi được thanh xuân. Con người ngày nay chỉ coi những câu chuyện này như truyền thuyết thần thoại, hoang đường, nhưng có những trường hợp khác chúng ta không thể bỏ qua.

Bành Tổ của Trung Quốc - là cháu chắt của hoàng đế Chuyên Húc. Bành Tổ cũng sống khoảng 800 tuổi. (Ảnh minh họa: Tinhhoa.net)

Cùng với việc con người hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới sinh vật đã phát hiện ra những sinh vật sống lâu vượt xa những gì trước đây chúng ta từng biết, chúng cũng giống như chúng ta, cùng sống trên trái đất. Trong động vật có vú, loài sống lâu nhất được biết tới hiện nay là cá voi đầu cong. Ban đầu, con người cho rằng tuổi thọ trung thông thường của chúng là trên 30 năm, cũng khá gần giống với con người, và cũng không phải là đặc biệt. Nhưng sau khi liên tục bắt được những con cá voi đầu cong sống lâu năm hơn, những nhận thức trước kia của con người mới bị lật đổ.

Trong những con cá voi đầu cong bắt được, có 5% trên 100 tuổi, cao nhất lên tới 211 tuổi. Làm sao có thể biết được tuổi của chúng? Chính là xác định thông qua một loại chất axit amin tích tụ trong mắt của chúng. Tất nhiên điều này không có nghĩa là chỉ có 5% cá voi đầu cong sống trên 100 tuổi mà có thể là những con cá voi non thì dễ bị con người bắt được hơn do chúng còn ít kinh nghiệm. Có thể tỷ lệ những con cá voi trên trăm tuổi trong bầy còn cao hơn những gì chúng ta biết. Năm 2007, tại Alaska, người ta bắt được một con cá voi đầu cong, trong cổ họng mắc một đầu cây giáo đánh cá được chế tạo từ năm 1890, có nghĩa là con cá đã mang theo cái đầu giáo này sống qua 117 năm. Động vật xương sống thọ nhất được biết tới là cá mập xanh, tuổi trưởng thành của nó là 150, tuổi bình quân là 200 tuổi.

Năm 2016, người ta phát hiện một con cá mập xanh cái, tuổi của nó ước tính từ 392-512. Đây là kết quả có được khi đo carbon phóng xạ trong mắt con cá này. Vì vậy, trong các động vật xương sống, ngoài con rùa mà chúng ta thường biết là sống lâu, còn có một số loài nữa. Từ góc độ di truyền học, các nghiên cứu hiện nay cho thấy trường thọ không phải do một gen quyết định, mà là dựa trên một nhóm gen hoạt động trên một hoặc nhiều dây chuyền, cùng khởi tác dụng. Người ta nói rằng một gen bất tử có thể tự cô lập một mình, điều này dường như là không thể. Hơn nữa, con người có quan điểm khác nhau.

Giống như giáo sư Sinclair đề cập ở trên, ông là nhà khoa học hàng đầu về điều trị chống lão hoá. Ông cho rằng lão hoá là kết quả của việc mất thông tin di truyền biểu sinh. Dĩ nhiên nguyên nhân thực sự rất phức tạp và cần thêm nghiên cứu mới có thể hiểu được rõ. Nhưng trong vài chục năm gần đây, con người đã phát hiện ra các giống loài sống lâu, vốn trong quá khứ chúng chỉ tồn tại trong truyền thuyết. Mà cá voi đầu cong và cá mập xanh không phải là loài mới được phát hiện vài chục năm gần đây, nhưng cùng với sự tiến bộ của sinh vật biển và kỹ thuật đánh bắt của con người phát triển, mới phát hiện ra các sinh vật này sống lâu hơn những gì chúng ta từng biết và cũng có thể đã lật đổ những gì chúng ta biết trước đây. Những phát hiện này đã khiến chúng ta nhìn tin hơn là những kỳ nhân có tuổi thọ vài trăm năm là có thật.

Cá voi đầu cong có tuổi thọ trung bình lên tới 200 năm (Ảnh: Miền công cộng)

Máy chống lão hoá hoạt động thế nào?

Kỳ thực, nhà khoa học Van Tassel đề cập ở trên chế tạo cỗ máy Integratron nhờ được truyền cảm hứng, và quá trình này cũng rất có ý nghĩa. Tại sa mạc Mojave miền Tây nước Mỹ có một tảng đá lớn cao bằng toà nhà 7 tầng, có diện tích 540m2. Nó được xem là tảng đá lớn nhất Bắc Mỹ, là đá Thần của thổ dân địa phương. Tương truyền, tảng đá này có năng lượng phi thường. Một lần, ở trước tảng đá, Tassel thầm nghĩ muốn ngồi thiền, và ông cho biết mình nhận được linh cảm cần phải chế tạo cỗ máy bất tử này. Sau này, câu chuyện đó được đưa vào cuốn tiểu thuyết “Hội đồng 7 ánh sáng’ (The council of 7 lights) của ông. Ý tưởng về cỗ máy bất tử này rất hấp dẫn, cơ bản là dù cho con người có già tới mấy, chỉ cần bước vào cỗ máy này sẽ cải lão hoàn đồng, giữ được thanh xuân mãi mãi. Khi biết tới ý tưởng này, nhà tài phiệt Howard Robard Hughes đã hào phóng quyên góp. Vì không phải lo lắng về tài chính, Tassel có thêm động lực và lập tức thuê vùng đất xung quanh tảng đá lớn của sa mạc Mojave. Ông đưa vợ và 3 con tới đó ở cùng và bắt đầu xây dựng cỗ máy Integratron.

Nguyên lý của cỗ máy bất tử là gì? Van Tassel cho rằng tế bào cơ thể con người có tần số rung động đặc biệt. Nếu như tần số rung động của trường điện từ bên ngoài cơ thể và tế bào sinh học giống nhau, nó có thể sạc đầy cho tế bào. Vì thế, ý tưởng của ông là cần tạo ra trường điện từ băng thông rộng mạnh mẽ, tạo ra cộng hưởng với tần số tế bào cơ thể. Như thế có thể nạp đầy cho tế bào cơ thể giống như sạc đầy pin. Ông nhận định rằng sau khi tế bào cơ thể nạp đầy, có thể tăng các ion âm chống oxy hóa, từ đó chống lại lão hoá. Nghiên cứu hiện đại củng cố thêm ý tưởng của Tassel. Nguyên nhân chủ yếu của lão hoá là do bề mặt da xuất hiện gốc tự do (Free radicals). Đây là khái niệm phổ biến trong thẩm mỹ hiện đại.

Gốc tự do là gì? Đó chính là nguyên tử bị mất một electron, đồng nghĩa với nguyên tử bị thương. Mà nguyên tử bị thương sẽ đánh cắp các điện tử từ các nguyên tử xung quanh, khiến chúng cũng bị thương và trở thành gốc tự do. Khi gốc tự do nhiều lên, tế bào sẽ phải liên tục tiến hành nhiệm vụ khôi phục và chế tạo các nguyên tử bị tổn thương, khi đó bề mặt da sẽ xuất hiện lão hoá, vết đốm và nếp nhăn. Tác dụng của cỗ máy Integratron giúp tế bào tăng các ion âm, thực ra là tăng điện tử cho gốc tự do để các nguyên tử bị thương khôi phục lại bình thường. Vậy là con người có thể chống lại lão hoá. Việc tăng điện tử cho gốc tự do đúng nghĩa là ‘nạp điện’ chứ không phải hão huyền.

Tassel nói rằng cỗ máy bất tử của ông được khai sáng và nhận được linh cảm từ sinh mệnh trí huệ. Cụ thể sinh mệnh này trông như thế nào và đã nói với Tassel những gì thì Tassel không mô tả chi tiết mà chỉ nói rằng ý tưởng về cải lão hoàn đồng này của mình đến từ một câu nói trong Kinh Corinthian của ‘Thánh Kinh” là kẻ thù bị tiêu diệt cuối cùng là cái chết. Trong quá trình chế tạo cỗ máy bất tử, ông thường xuyên đọc thầm câu nói đó và tin chắc rằng mình đã đi được 95% quãng đường tới mục tiêu. Tạo hình của Integratron là một kết cấu hai tầng hình bán nguyệt, với đường kính 13m, chiều cao 10m. Bên trong toà nhà ông còn thiết kế máy phát sóng điện từ, nhưng nó chưa được thiết kế xong thì Tassel đột nhiên bị bệnh tim và qua đời. Mặc dù ông khẳng định cỗ máy đã hoàn thiện 95% nhưng cũng không thể kiểm chứng được. Hiện tại cỗ máy chỉ còn lại vỏ ngoài nhưng tình cờ trở thành thiết bị trị liệu âm thanh (dùng âm thanh để trị bệnh). Bởi vì, người ta phát hiện ra bên trong không gian kỳ lạ này phát ra âm thanh có thể giúp con người ngồi thiền nhập tĩnh. Và có ba chị em đã mua căn nhà này và cải tạo nó thành ‘trung tâm điều trị bằng âm thanh’. Hàng năm có rất nhiều người đến, bước vào căn phòng nhỏ và tiếp nhận điều trị bằng âm thanh. Năm 2018, nơi đây được chọn là thắng cảnh lịch sử quốc gia.

Cỗ máy bất tử của Tassel (Jessie Eastland / Wikipedia)

Cho dù là cỗ máy bất tử chưa được hoàn thành của Tassel, hay công trình nghiên cứu y học chống lão hóa đương đại, thì đều không đưa ra được chỉ số khách quan về kéo dài tuổi thọ. Nghĩa là những người đã tới điều trị sẽ sống thọ đến bao nhiêu tuổi, mới được tính là khoa học và có ý nghĩa thống kê.

Cỗ máy bất tử thiếu gì?

Không có tiêu chuẩn khách quan nhưng dĩ nhiên nếu tất cả những người tham gia điều trị này đều sống trên 120 tuổi, thì rõ ràng đó là cỗ máy trường sinh kỳ diệu. Nhưng thực tế không thể đưa ra tiêu chuẩn cao như thế. Trong nhóm người thọ dưới 100 tuổi, mỗi người có thể sống được bao nhiêu năm một cách tự nhiên là sự khác biệt mang tính cá thể hóa cao. Ngày nay, những người sống trên 100 tuổi trên thế giới đều có. Ví dụ, năm 1997, cụ bà cao tuổi của Pháp - Jeanne Calment qua đời thọ 122 tuổi, hay cụ bà người Nhật Kane Tanaka đã 118 tuổi và giờ vẫn rất minh mẫn và có hy vọng phá vỡ kỷ lục về sống lâu nhất thế giới. Nhưng những người sống lâu này đều tóc bạc phơ, da nhăn nheo, họ chỉ sống lâu chứ không duy trì được vẻ thanh xuân. Với điều kiện dinh dưỡng, tập quán sức khỏe và vệ sinh của con người ngày nay cao hơn các thế kỷ trước rất nhiều, nên tuổi thọ bình quân của con người thực sự cũng dài hơn. Tuy nhiên, con người vẫn còn xa mới đạt được mức độ tuổi thọ như Noah, Bành Tổ trong truyền thuyết.

Vậy người xưa có đúc kết gì về bí mật từ những bậc trường thọ sống từ 700-800 năm tuổi này? Trong thiên tố vấn “Thượng Cổ Thiên Chân luận” của “Hoàng Đế Nội kinh”, Hoàng đế đã đề cập tới vấn đề rằng: “Ta nghe nói rằng người thời thượng cổ đều có tuổi thọ trên 100, động tác linh hoạt, trông không già. Còn con người hiện đại mới tới 50 tuổi, cử chỉ động tác đã thấy suy nhược. Liệu đó có phải do thời đại khác nhau tạo nên như thế không? Hay là con người ngày nay không biết dưỡng sinh?”

Về vấn đề này, Kỳ Bá trả lời Hoàng đế rằng: “Nếu muốn trường thọ cần hiểu được sự biến hoá của âm dương, sống tuân theo quy luật vũ trụ, cũng là cần phải biết Đạo và tu Đạo. Trong cuộc sống cần thực hiện nguyên tắc của Thiên đạo. Như vậy mới được hưởng phúc sống lâu, và không chỉ thế mà còn giữ được thanh xuân, thể lực, động tác cũng không bị già yếu”.

Do đó nếu muốn thực sự trường thọ, không chỉ sống rất lâu mà còn giữ được sự thanh xuân, cổ nhân cho rằng chỉ chăm chút về khía cạnh thân thể là chưa đủ, còn cần sự thăng hoa về tinh thần. Ngộ đạo và thăng hoa về tinh thần chính là 5% vô cùng quan trọng mà cỗ máy bất tử còn thiếu.

Minh An
Theo Wenzhaostudio



BÀI CHỌN LỌC

Cỗ máy bất tử được hoàn thành 95%