Gương người xưa: Không thể coi nhẹ lời thề

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời xưa, việc lập lời thề là vô cùng nghiêm túc trang trọng, hướng tới Thiên Địa Thần linh mà biểu thị quyết tâm, mong Thần Phật chứng giám cho hành vi của mình, thưởng thiện phạt ác.

Cổ nhân khi phát thệ thường cầm một cành cây, sau khi phát thệ xong thì bẻ gãy cành cây đi, biểu thị nếu vi phạm thệ ước thì sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc như cái cành cây bị gãy này.

Vi phạm thệ ước vạn tiễn xuyên tâm

Trong “Tùy Đường diễn nghĩa” “Hưng Đường truyện” có ghi câu chuyện: Tần Quỳnh và người em họ La Thành, dạy cho nhau hai tuyệt kỹ võ công gia truyền là “La gia thương” cùng “Tần gia giản” (thương, giản là tên gọi hai loại vũ khí thời cổ), đồng thời phát thệ là không giấu nghề.

Tần Quỳnh thề rằng: “Nếu có giấu chút gì, tất bị thổ huyết mà chết!”.

Khi Tần Quỳnh dạy tới tuyệt kỹ “Tán thủ giản”, tâm bỗng sinh một niệm, sợ cậu em sau nay sẽ vượt mình, nên không dạy hết.

La Thành thề rằng: “Nếu có giấu chút gì, tất chết vì loạn tiễn xuyên thân!”, nhưng khi dạy đến tuyệt kỹ gia truyền lại sợ anh giỏi hơn mình, nên giấu tuyệt kỹ “Hồi mã thương” không dạy.

Hai người đều không lưu tâm đến chuyện này, La Thành trong một lần giao chiến với Tô Định Phương, bị trúng gian kế, đơn độc bị vây hãm vào đầm lầy bên sông, bị loạn tiễn bắn chết. Vị tướng trẻ bách chiến bách thắng mới 23 tuổi đã bị chết ứng với lời thề của mình như vậy đó!

Tần Quỳnh sau này, khi tỷ võ với Uất Trì Cung để đoạt ấn soái, lúc nâng đỉnh do quá sức đã thổ huyết mà chết.

Uất Trì Cung bến trái và Tần Quỳnh bên phải - hai người làm tả hữu Môn Thần. (tổng hợp từ wikipedia)

Lời thề không phải chuyện đùa, cho dù Tần Quỳnh và La Thành đều là anh hùng hào kiệt, do vi phạm thệ ước mà bị trừng phạt, một vị thổ huyết chết, vị kia bị vạn tiễn xuyên thân.

Không thực hiện thệ ước, bị mù hai mắt

Trong biến cố lịch sử “Tĩnh Khang chi biến”, Tống Khâm Tông Triệu Hằng cùng cả vạn cung tần, quan viên bị quân Kim bắt làm tù binh đưa về nước Kim. Sau đó Tống Khâm Tông nghị hòa với nước Kim, Hoàng hậu Hiển Nhân được thả về. Lúc chia tay, Tống Khâm Tông nắm tay hoàng hậu khóc mà rằng: “Ta nếu có thể về, ta sẽ xây cho nàng cung Thái Ất, thế là mãn nguyện rồi, không mong muốn gì hơn.”

Hiển Nhân hoàng hậu nói: “Thiếp sau khi trở về, nếu không nghĩ ra cách để đưa Ngài quay về, thì sẽ bị mù mắt!”.

Đây là lời hứa, cũng là thệ ngôn của Hoàng hậu.

Sau khi trở về, Hiển Nhân hoàng hậu tâu chuyện này lên Tống Cao Tông, thấy Cao Tông không có ý muốn đưa Khâm Tông về, nên không dám nói thêm, việc này vì thế mà dừng tại đây.

Không lâu sau, hai mắt của hoàng hậu Hiển Nhân bị mù, đi khắp nơi tìm thầy thuốc chữa trị mà không khỏi.

Có một Đạo sĩ dùng thuật châm cứu, mắt trái bà liền sáng trở lại. Hoàng hậu mừng quá, nhờ Đạo sĩ chữa nốt cho con mắt còn lại, Đạo sĩ nói: “Sau này bà dùng một mắt nhìn thôi, còn con mắt kia là ứng nghiệm lời hứa của bà đó!”

Lời hứa đâu chỉ là hình thức, “nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy” (một lời nói ra, xe bốn ngựa kéo đuổi không kịp), cần chịu trách nhiệm về lời nói của mình, Đạo Trời cùng Thần Phật công chính vô tư giám sát từng lời nói, từng cử chỉ của thế nhân, người người bình đẳng, không phân biệt cao thấp quý tiện.

Vứt bỏ thệ ước, hai hoàng tử chết thảm

Hai vị hoàng tử Ân Giao và Ân Hồng trong “Phong Thần diễn nghĩa”, theo lời thầy xuống núi giúp Chu phạt Trụ. Trước khi hạ sơn, Ân Hồng hứa với sư phụ Xích Tinh Tử: “Đệ tử nếu có ý khác, tứ chi sẽ thành tro bụi.”

Ân Giao cũng hướng về sư phụ Quảng Thành Tử mà thề: “Nếu đệ tử trái lời, sẽ bị cày nát thân.”

Quảng Thành Tử mang các loại bảo bối đưa cho Ân Giao.

Sau khi hạ sơn, Ân Giao, Ân Hồng không trợ Chu phạt Trụ, trái lại giúp Trụ phạt Chu. Ngờ đâu lời thề ứng nghiệm thành thật.

Về sau, Ân Hồng tuyệt mệnh trong Thái Cực đồ của Lão Tử, tứ chi bị tan thành tro bụi.

Còn Ân Giao bị mấy vị đại Tiên kẹp chặt trong núi cao, bị cày thân tan nát. Cả hai đều ứng nghiệm với lời thề của họ.

Hai vị tiên Xích Tinh Tử và Quảng Thành Tử thấy đồ đệ của mình bị chịu quả ác, bất giác rơi lệ, có ý muốn giải cứu, nhưng biết rõ Thiên ý là không thể vi phạm, chỉ có thuận theo Thiên ý mà hành thì mới được Trời che chở.

Trong “Phong Thần diễn nghĩa” Thân Công Báo phát thệ với Nguyên Thủy Thiên Tôn rằng, nếu ông ta tiếp tục vi phạm Thiên ý mà giúp Trụ hành ác, thì sẽ phải lấy thân mà bịt hải nhãn (mắt biển). Khi Thân Công Báo hành ác làm càn, đã bị báo ứng đúng như thế.

Khương Tử Nha và Thân Công Báo. (Ảnh tổng hợp từ wikipedia)

Tôn Kiên ứng thệ, chết dưới đao tên

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, liên quân 18 lộ chư hầu tiến công Đổng Trác. Tôn Kiên đánh bại Đổng Trác chiếm lĩnh Lạc Dương, lấy được ngọc tỷ (ấn của vua) trong giếng ở phía nam thành. Nhưng Tôn Kiên lại không thừa nhận, trước mặt Viên Thiệu và chư hầu, Tôn Kiên thề rằng: “Tôi mà có ngọc tỷ truyền quốc, thì sẽ chết dưới đao tên!”

Sau này, khi Tôn Kiên truy kích Hoàng Tổ bộ tướng của Lưu Biểu, trúng mai phục chết trong đao tiễn, ứng nghiệm với lời thề.

Vì bốn thỏi bạc, bị sét đánh chết

Vào tháng 6, năm thứ 57 Càn Long nhà Thanh, huyện An Đông có sản phụ sắp sinh, mời bà đỡ tới. Bà đỡ buổi tối nghỉ lại nhà sản phụ, sáng hôm sau mới đi.

Cha mẹ đứa trẻ cảm tạ Thần Phật đã bảo hộ cho mẹ tròn con vuông, đi lấy tiền bạc cất trong cái gối, để mua vật phẩm cúng tế. Phát hiện bốn thỏi bạc đã không cánh mà bay. Do bà đỡ khi ngủ dùng gối này, nên ông chồng đi tới nhà bà đỡ hỏi chuyện, bà đỡ một mực không nhận, còn phát thề độc: “Nếu tôi lấy trộm bạc, sẽ bị Trời giáng sét đánh chết!”

Qua vài ngày, thiên không bỗng nhiên chớp giật sấm kêu, một tiếng sét nổ vang trời, thấy trên chỗ đất trống trong thôn một thi thể bị cháy đen thui, trên tay còn cầm đĩnh bạc, chính là bà đỡ kia bị sét đánh chết rồi!

Thiên lý chiêu chiêu bất khả khi.” (Thiên lý rành rành không thể coi thường), một lời thệ ước vừa ra, lập tức được Trời Đất ghi lại. Chỉ có hành thiện tích đức, đoái hiện thệ ước của mình mới có thể tránh được tai họa.

Thái Bình
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Gương người xưa: Không thể coi nhẹ lời thề