Người hiểu được định luật cây nấm mới là người thực sự xuất sắc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đằng sau một người ưu tú, có nhiều câu chuyện chưa được kể, dù đã phải trải qua những chặng đường chông gai nhưng vẫn bị vùi dập. Nhưng dù hoàn cảnh có tồi tệ đến đâu, người đó vẫn không bao giờ từ bỏ bản thân.

Định luật cây nấm

Có một hạt giống lạ âm thầm rơi xuống góc tối nhất, không ai để ý tới nó, chỉ có không khí lạnh và đất bùn bẩn làm bầu bạn với nó.

Mãi cho đến một ngày, hạt giống này biến thành cây nấm xoè ô, nổi bật giữa những đám hoa cỏ dại xung quanh. Thậm chí có người còn ngạc nhiên thốt lên rằng trên đời không ngờ lại có thứ đẹp đẽ đến vậy.

Đây chính là định luật cây nấm nổi tiếng.

Đằng sau một người ưu tú, có nhiều câu chuyện chưa được kể, dù đã phải trải qua những chặng đường chông gai nhưng vẫn bị vùi dập. Nhưng dù hoàn cảnh có tồi tệ đến đâu, người đó vẫn không bao giờ từ bỏ bản thân.

Nếu nói rằng một người có sức mạnh phi thường, thì đó chính là họ đã dành cả đời để thay đổi bản thân, giống như một cây nấm, lột xác hết lần này đến lần khác, cho đến khi vận mệnh tỏa sáng.

Nấm Nâu Trên Cỏ Xanh

Giống như một cây nấm, lột xác hết lần này đến lần khác, cho đến khi vận mệnh tỏa sáng. (Ảnh pexels)

Âm thầm tích năng lượng, có tầm nhìn bao quát

Nhà soạn nhạc đại tài người Đức Sebastian Bach sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc.

Mẹ qua đời khi ông mới 9 tuổi, và vào năm sau đó cha ông cũng qua đời. Để học nhạc, ông đã một mình đi bộ hơn 400 km từ quê nhà đến Hamburg học.

Vào thời điểm đó, người anh trai có chút thành tựu nhỏ lại không sẵn lòng giúp đỡ ông, thậm chí còn không cho ông xem nhạc phổ. Vì thế, Sebastian Bach đã tự sao chép các bản nhạc bằng tay trong hơn nửa năm.

Không chỉ có vậy, khi nộp đơn xin vào vị trí chơi đàn organ tại Nhà thờ St. Jacob ở Sandhausen, ông còn bị ức hiếp và vị trí này được giao cho người khác.

Trên trang mạng có người hỏi: “Làm thế nào để thưởng thức âm nhạc của Bach?”
Và trong đó câu trả lời được tán thưởng nhiều nhất là: “Cuộc sống bình lặng? Đó là do bạn thiếu sự chuyên chú”.

Chỉ những người kiên trì “Bám chặt núi xanh chẳng buông lơi” mới có thể thực sự hiểu được âm nhạc của Bach. Khi tĩnh tâm xuống lắng nghe, và nghe đi nghe lại nhiều lần, tâm hồn con người sẽ dung hòa vào cùng với âm nhạc.

Nhiều người thích âm nhạc vì nó nghe êm tai và bồi đắp trí tuệ. Nhưng ít ai biết con người sáng tạo ra âm nhạc đã phải trải qua bao nhiêu đêm cô đơn, hơn nữa đem những trải nghiệm cuộc đời gửi gắm vào những nốt nhạc.

Quá trình tích lũy sức mạnh còn tuyệt vời hơn nhiều so với khoảnh khắc bay vươn lên trời cao. Dù là tinh hoa của bất kỳ nghề nghiệp nào thì điều này luôn đúng.

Vì vậy, một người thực sự mạnh mẽ chắc chắn đã từng đi qua thời khắc đen tối nhất của cuộc đời.

Hình: Chân dung Johann Sebastian Bach, cha đẻ của âm nhạc phương Tây do họa sĩ vẽ tranh chân dung người Đức Elias Gottlob Haussmann vẽ năm 1748

Dần dần trưởng thành, không ai tán thưởng thì giữ mình thanh khiết tự trân trọng mình

Vào thời nhà Tấn, có một người thích vẽ tranh, tên là Cố Trường Khang. Ông vẽ rất nhiều nhân vật, nhưng sau vài năm, ông không vẽ mắt.

Có người hỏi ông, tại sao ông không vẽ mắt?

Ông nói: “Nơi thực sự sinh động nhất của con người, chính là ở con mắt”

Cố Trường Khang vẽ một bức chân dung cho người nổi tiếng, nhưng lại thêm ba sợi râu trên mặt người này, quả là “vẽ rắn thêm chân”.

Có người giễu cợt ông.

Ông đáp rằng: “Đó mới là biểu hiện của tài năng và tri thức, nó vừa vặn thích hợp”.

Những người xem tranh nhìn lại ba sợi râu bỗng nhiên cảm thấy nhân vật này quả thực có thần thái hơn.

Tể tướng đương triều Tạ Thái Phó khen ngợi: “Tranh của Cố Trường Khang chưa từng có trong lịch sử loài người”.

Mỗi người đều có những đặc điểm khác nhau, và không phải người bên cạnh lúc nào cũng có thể cảm thụ được. Nếu chiều lòng người khác một cách mù quáng, hoặc sợ hãi hoàn cảnh xung quanh, thì sẽ đánh mất chính mình.

Cây nấm ở trong góc tối, quá trình sinh trưởng của nó ít được chú ý đến nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nó. Đây chính là một tinh thần “giữ mình thanh khiết tự trân trọng mình”.

“Hoành khán thành lĩnh trắc thành phong” (Nhìn ngang thành dãy, nhìn nghiêng thành đỉnh). Khi từ phía đông mà nhìn núi thì là rừng rậm, còn nhìn từ phía tây thì đó là vách núi. Làm sao ta có thể so sánh chúng với nhau?

Một không gian mở có thể được sử dụng để xây nhà, hoặc cũng có thể làm công viên, trồng cây, đào ao cá... Ta cần tự mình suy xét và lựa chọn, không cần để ý quá tới những phán xét của mọi người.

Ảnh lưu trữ miễn phí về ánh sáng ban ngày, ban ngày, bình dị

Cây nấm ở trong góc tối, quá trình sinh trưởng của nó ít được chú ý đến nhưng điều này không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của nó. (Ảnh pexels)

Dần dần thành công, không phải để so sánh với người khác, mà vượt qua chính bản thân trong quá khứ

Nhà văn Hemingway từng nói: “Hối hận vì những sai lầm của bản thân và cố gắng không lặp lại những sai lầm tương tự một lần nữa, đó mới là sự hối lỗi và thức tỉnh thực sự. Vượt trội hơn người khác không phải là cao quý. Sự cao quý thực phải là tốt hơn bản thân trong quá khứ”.

Ngày hôm qua còn là nơi bùn lầy, hôm nay cỏ dại đã mọc. Người đến người đi nhưng không ai quan tâm, thậm chí còn giẫm đạp lên cỏ dại. Tuy nhiên, bùn thực sự đã được cải thiện và nó trở nên có sức sống.

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp những chuyện như thế này: Khi trẻ nhỏ cùng nhau ăn cơm, người lớn bàn tán với nhau, so sánh xem trẻ nào có thành tích tốt hơn, xem trẻ có sở trường gì.

Khi so sánh với người ở vị trí cao hơn, thì thấy tự ti và rất thất vọng; khi so sánh với người ở vị trí thấp, thì sẽ tự hào về bản thân và rất phô trương.

Ta chỉ có thể so sánh với chính bản thân mình và mỗi ngày tiến bộ lên một chút, đó là một niềm vui bất ngờ.

Mỗi người đều có năng khiếu khác nhau, điều kiện gia đình khác nhau, môi trường sống khác nhau, suy cho cùng thì con người là khác nhau.

Thành công không đo bằng tiền bạc và địa vị, mà đo bằng nội tâm có phong phú, giàu có và tinh thần kiên định không lay chuyển.

Đối với một người có vấn đề về chỉ số IQ và thể chất, nếu người đó học được nói, thì đó đã là thành công của họ. Tại sao phải yêu cầu người đó trở thành người có địa vị xã hội? Nó chỉ đơn giản là làm khó cho họ mà thôi.

Thành công không đo bằng tiền bạc và địa vị, mà đo bằng nội tâm có phong phú, giàu có và tinh thần kiên định không lay chuyển. (Ảnh: Epoch Times)

Âm thầm trở nên tốt đẹp hơn, dù có trở ngại nào, hãy nên vui mừng vì điều đó

Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy sau khi hái nấm thì sau một thời gian mưa sẽ mọc ra một cây nấm mới.

Cũng có một số cây nấm bị giẫm nát, rồi hôm sau lại đứng thẳng lại, hoặc mọc ra một số cây nấm từ rễ.

Con người, chúng ta phải chịu những thất bại, nhưng chúng ta cần mạnh mẽ không lùi.

Nên biến những nỗi đau trở thành một động lực tích cực để tiến lên phía trước. Đây không phải là để đối kháng lại với người khác, mà là để có trách nhiệm với chính mình.

Có thể thành tựu bản thân hay làm bản thân gục ngã, đều chính là “bản ngã”. Chỉ cần bạn kiên trì trở nên tốt hơn thì bạn sẽ cao lớn hơn và trở thành tia sáng trong vùng tối.

***

Nhà văn Đài Loan Long Ứng Đài từng nói: “Tất cả những lần ngã đều là những bài thực hành cần thiết, bởi chỉ khi thực sự ngã, bạn mới thực sự biết cách đứng dậy trở lại. Vấp ngã vốn đã là một bài kiểm tra”.

Mỗi người đều không phải là thiên tài, và cũng không có thành công từ trên trời rơi xuống, chỉ có không ngừng lặng lẽ nỗ lực, và trải qua “thời kỳ nấm” của cuộc đời thì người ta mới có thể thành công.

Chúng ta cần biết rằng, điều khiến một người đứng lên không phải là đôi chân mà chính là lý tưởng, trí tuệ, sự kiên trì và bền bỉ của người đó.

Đứng lên từ phồn hoa sẽ sớm bị phồn hoa nhấn chìm, đứng lên từ nơi tăm tối mới là luôn xuất sắc.

Minh An
Theo aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Người hiểu được định luật cây nấm mới là người thực sự xuất sắc