Những tăng nhân, chân nhân hàng phục hổ dữ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong lịch sử, một số nhà sư Phật giáo và đạo nhân Đạo giáo đã triển hiển thần tích, hàng phục hổ dữ, cứu giúp người dân.

Loài hổ với dáng đi oai vệ, tiếng gầm như sấm, quả thực là một con thú uy vũ dũng mãnh. Từ thời cổ đại, nó được tôn xưng là “vua của trăm thú”. Dưới cái nhìn của thế nhân, mãnh hổ quả thật là hình tượng của uy vũ, xưa nay tượng trưng cho quyền uy tối thượng, và tướng người có khí độ của bậc vương giả. Tuy nhiên, điều khiến thế giới thấy rõ hơn là hổ có thể hại người, ăn thịt người, nên ngoài đời, người ta cũng coi hổ là một đại họa cần phải loại bỏ.

Tựu chung lại, hổ vừa là loài thú đem lại may mắn, vừa có mặt dũng mãnh, vừa có mặt nguy hiểm đáng sợ. Nếu đúng như vậy thì trong dân gian, một số người có thể khuất phục và chế ngự được hổ, phải có khả năng phi thường. Những nền văn hóa Phật giáo và Đạo giáo này đã ảnh hưởng đến sự sáng tạo nghệ thuật, và nghệ thuật kiến ​​trúc của các triều đại trước đây. Nhiều bức tranh và di tích lịch sử mô tả công việc của các nhà sư.

Truyền kỳ về tăng nhân phục hổ của nhà Phật

Sách Thái Bình Quảng Ký quyển thứ 97 có ghi lại chuyện của thiền sư Không Như.

Khi Thiền sư Không Như còn trẻ, ông đã khao khát một đời sống Phật giáo, sau vài lần gian khổ, ông cũng đã đến được núi Lục Hồn và tu hành trong một ngôi chùa.

Trên núi rất nhiều mãnh thú, nhưng kể cả hổ trước mặt ngài cũng không dám làm gì, mà đối với ngài tỏ ra rất ngoan ngoãn. Có lần, Không Như thiền sư vô tình trông thấy cọp và heo rừng đang đánh nhau. Ngài chỉ xua tay đuổi chúng đi và nói: “Thí chủ ơi, chư vị không cần phải đánh nhau đâu”. Ngay lập tức cọp và heo rừng liền bỏ đi. Người dân rất kính trọng và không có ai dám khinh mạn Thiền sư.

Vào thời Bắc Ngụy, có 1 lần, Tăng Trù Pháp Sư ở núi Vương Ốc thấy hai con hổ đang gầm thét tranh đấu, muốn dùng thanh thế áp chế nhau.Tăng Trù liền đi thẳng vào và cắm chiếc tích trượng vào giữa hai con hổ. Nhìn thấy vị hòa thượng từ bi trước mặt, hai con hổ dường như cảm thấy xấu hổ liền cúi đầu và sau đó chạy mất.

Con Hổ, Mèo, Hoang Dã, Thú Vật, Động Vật Ăn Thịt
Tăng Trù Pháp Sư ở núi Vương Ốc thấy hai con hổ đang gầm thét tranh đấu, muốn dùng thanh thế áp chế nhau. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Vào thời Tây Tấn, khi hòa thượng Thiên Trúc là Kỳ Vực vào Trung Quốc. Khi qua sông ở Tương Dương, người lái thuyền thấy ông là một nhà sư ăn mặc rách rưới, nên không cho ông xuống thuyền.

Khi thuyền sang bờ bên kia, mọi người ngạc nhiên khi thấy nhà sư nọ đã qua sông, đằng trước có hai con hổ đang đi như chỉ đường cho ngài. Con hổ bịt tai và cụp đuôi, rất ngoan ngoãn. Sư Kỳ Vực giống như đang vuốt ve một con thú cưng, ông chạm vào đầu của con hổ và con hổ bỏ đi.

Người dân hai bên bờ xem hình ảnh kỳ dị người và cọp nối đuôi nhau đi, và họ cũng đi theo Kỳ Vực thành một hàng.

Thiên Sư chế ngự hổ, nhiếp tà quy chính

Trong văn hóa tín ngưỡng Đạo giáo, Trương Thiên Sư đã cưỡi hổ để xua đuổi tà ma cho người dân. Trong quyển 18 của "Lịch thế chân Tiên bất tử thông giám" ghi lại rằng, khi Thiên sư Trương Đạo Lăng thời nhà Hán tu hành và luyện đan, thường có rồng xanh và hổ trắng vây quanh lò luyện đan.

Sau khi ông tu thành, một năm nọ, phía Tây thành Phòng Lăng xuất hiện Thần Bạch Hổ, nhưng lại thích uống máu người, Để tồn tại, người dân địa phương sẽ giết một người mỗi năm để hiến tế Thần Bạch Hổ. Trương Thiên Sư thương hại dân chúng, nên đã thu phục Bạch Hổ, dùng thần lực dạy cho nó cải tà quy chính, giải trừ tai nạn cho bách tính.

Kể từ thời nhà Tống, mỗi năm vào dịp Tết Đoan Ngọ, người ta dùng ngải cứu làm thành một con hổ, gọi là ngải hổ. Mỗi hộ gia đình đều treo tượng Trương Thiên Sư cưỡi hổ để xua đuổi tà ma.

Ngạn ngữ thời nhà Tống có câu: “Thiên Sư hiện ra, hãy mở to mắt, nhìn thẳng xuống, cưỡi ngải hổ nhe nanh này, xua những vị Thần không mời và các ma quỷ lang thang tránh khỏi phương này”. Lại cũng nói: “Vào trưa ngày 5 tháng 5, Thiên Sư cưỡi ngải hổ về trời. Các loại côn trùng trở về âm phủ”. Câu tục ngữ miêu tả Trương Thiên Sư xua đuổi tà ma và bảo vệ sự an toàn cho người dân.

Minh Bảo
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Những tăng nhân, chân nhân hàng phục hổ dữ