Các thuyết lý giải về sự kiện thiên nga đen ở Thiên An Môn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự kiện thiên nga đen xuất hiện trên quảng trường Thiên An Môn sau lễ thượng cờ ngày 5 tháng 9 khiến người dân các giới ở Trung Quốc và hải ngoại bàn tán xôn xao. Thiên nga đen mang ý nghĩa gì, có phải là dự báo điều gì, là ngẫu nhiên, hay là âm mưu của nhóm người nào, với mục đích gì?

Ngày 5 tháng 9, một con thiên nga đen xuất hiện trên quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh. Lúc đó là sau lễ thượng cờ, trời bắt đầu sáng, mọi người đột nhiên phát hiện ra một con thiên nga đen ở trên đường trục trung tâm của quảng trường. Nó có bộ lông đen nhánh và chiếc mỏ đỏ tươi, chiếc cổ dài thon gầy, đôi lúc nhàn nhã tự tin bước đi, có lúc rỉa lông, có lúc lại cúi đầu tìm kiếm thức ăn, không hề e sợ con người chút nào. Sau đó, trời bắt đầu đổ mưa nhỏ, bóng thiên nga đen thấp thoáng trên mặt nước đọng ở quảng trường, nó có vẻ không có ý rời đi

Quảng trường Thiên An Môn xuất hiện thiên nga đen, đây là sự kiện chưa từng có.

黑天鹅

Thiên nga đen trên quảng trường Thiên An Môn ngày 5/9/2021 (Ảnh Internet/ Vissontimes)

Đó là điều kỳ lạ hay dị tượng? Từ xưa đến nay, người Trung Quốc rất thích suy ngẫm về những thứ này. Truyền thuyết đội quân 8341 (đội cảnh vệ trung ương) nổi tiếng nhất trong các Thần thoại về Mao Trạch Đông. Còn có “điềm báo lâm chung”, là nói về “thiên tượng hiển dị” năm 1976: 3 viên thiên thạch lớn rơi ở Cát Lâm, biểu thị trong năm đó sẽ xảy ra các đại sự. Quả nhiên, 3 người là Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông lần lượt qua đời. và xảy ra trận động đất lớn ở Đường Sơn, khiến 300.000 người tử vong.

Những suy ngẫm kiểm nghiệm như thế này thì quá nhiều rồi. Bình thường người Trung Quốc cũng hay tạo ra đủ loại Thần thoại, quỷ thoại hỗn loạn, nói gì đến lần này là thiên nga đen xuất hiện trên quảng trường Thiên An Môn, sao có thể bỏ qua?

Người ta lập tức tìm ra trong Hán Thư, phần Ngũ Hành Chí có nội dung rằng: “Dã mộc sinh triều, dã điểu nhập miếu, tắc vong chi dị dã”, nghĩa là: “Cây hoang dã mọc trong triều, chim hoang dã bay vào miếu, thì đó là dị tượng diệt vong”.

澳大利亚

Thiên nga đen là biểu tượng của lá cờ của bang Tây Úc (Western Australia). (Ảnh Internet/ Vissontimes)

Thiên nga đen vốn sinh sống ở miền Tây Australia, ở nơi đó, người dân coi nó là vật cát tường, nó còn là biểu tượng của lá cờ của bang Tây Úc (Western Australia). Mấy năm gần đây, nó được nhiều nơi trên thế giới đem về nuôi, trong đó có Bắc Kinh. Có thơ làm chứng rằng:

Tạm nghỉ Kinh đô chẳng lo đời
Nhởn nhơ bơi lội trước mặt người
Khách quý quanh năm nhà đâu nhỉ
Chim quý cát tường Tây Úc châu

Tuy nhiên, quảng trường Thiên An Môn không có nước không có cỏ, không có thức ăn cho các loài chim, chỉ là mảnh đất cứng ngắc, hơn nữa, người qua kẻ lại tấp nập. Thế nên, con thiên nga đen này lại hạ cánh ở mảnh đất lạ thế này thì cũng có thể đủ coi là ‘hoang dã’ rồi. Còn nó có phải là vật cát tường hay không thì cũng khó nói.

Còn về “miếu” trong “dã điểu nhập miếu”, là nói về minh đường của thái miếu, là nơi các đế vương cổ đại thờ tế hoặc nghị sự, thế nên cũng ám chỉ quảng trường Thiên An Môn, đặc biệt là nơi đây có “Mao Chủ Tịch kỷ niệm đường” có thi thể Mao.

Có người còn thề và nói rằng, con thiên nga đen này từ phía Nhà kỷ niệm Mao bay đến. Cũng có một bài thơ làm chứng rằng:

Loài hoang máu đỏ thủy triều mong
Mặc bộ đồ đen khóc quốc vong
Bay qua sông Hoài tìm chốn cũ
Miếu đường giờ đây là quảng trường.

Bài thơ ngụ ý “dã điểu nhập miếu”

天安门

Trên mạng xuất hiện tranh hoạt hình cùng bài thơ ngụ ý "dã điểu nhập miếu". (Ảnh Internet qua Visiontimes)

Trung Quốc có môn gọi là “Trắc tự học” (đoán chữ) khá phổ biến, tức dùng chữ xem bói, đoán hung cát. Trong Tả Truyện có viết: “Xem bói để giải quyết những nghi hoặc, nếu không nghi hoặc thì xem bói làm gì?”.

Phương pháp xem bói có rất nhiều, trong đó bói chữ là một trong số đó. Phương pháp bói chữ mật truyền, có lịch sử hàng nghìn năm, quả thực là Thần kỳ tuyệt diệu.

Đối với sự kiện thiên nga đen ngày nay, những người bói chữ đã đưa ra kết luận rất cụ thể, hơn nữa còn khiến người ta khiếp sợ đến mức hồn lìa khỏi xác. Kết luận đó là: Thiên nga đen này báo trước 3 đại sự nhạy cảm: Tái nhiệm, Đài Loan và Oán thù cũ.

Thiên nga đen, chữ Hán là Hắc Thiên Nga (黑天鵝).

Chữ Hắc (黑) tức là chữ Đảng (黨) mất đầu, hiển lộ điềm báo thay người đứng đầu ĐCSTQ, dự báo rằng, người này gặp chồng chất khó khăn trong việc tái nhiệm ở Đại hội Đảng lần thứ 20. Nếu nhất quyết hành động để đạt được tái nhiệm thì ắt sẽ không có kết thúc có hậu.

Chữ Thiên (天) tức là chữ Thôn (吞) không có miệng (Khẩu - 口), dự báo rằng ĐCSTQ muốn dùng vũ lực thôn tính Đài Loan, nhưng không biết phải nói thế nào.

Chữ Nga (鵝) tức là hai chữ Nga (俄) và Ưng (鷹) ghép lại, dự báo hai nước Nga Mỹ sẽ liên thủ vì một sự kiện nào đó.

Những người bói chữ nhấn mạnh rằng, đây không phải là tiết lộ thiên cơ, mà từ trên trời con vật này bay xuống, là Thượng Thiên có ý để con người biết, bảo con người biết sớm lo liệu, chớ để nước đến chân mới nhảy, đó là sự từ bi của Thượng Thiên.

Sự kiện này mọi người bàn tán xôn xao, muôn hình muôn vẻ. Có người tổng kết rằng:

Cổng hoàng cung Đỏ bỗng Đen bay
Một con Thần điểu xuống ngâm nga
Thiên hạ xôn xao giải huyền diệu
Chẳng biết vì ai khóc đưa ma

Những điều này chẳng phải đều nhắm vào người cầm quyền cao nhất trong ĐCSTQ đó sao? Cũng may, ĐCSTQ tự xưng tín phụng thuyết vô Thần: “Chẳng sợ Trời, chẳng sợ Đất, bất kể là Thần thoại hay quỷ thoại, cho dù ác độc như thế cũng sao ảnh hưởng đến cái lông chân của ta được?”

Tuy nhiên, trong ĐCSTQ, những người ngấm ngầm cầu Thần bái Phật khá là nhiều, không chỉ là đảng viên bình thường, mà các cán bộ các cấp, thậm chí cả các lãnh đạo trung ương đều có những người như vậy. Do đó họ cũng không dám khinh nhờn. Thế là các bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ cũng xôn xao chuyển động rầm rầm. Cũng rất đơn giản, họ chỉ đem những lời không tốt, không may mắn nói ngược lại là được rồi. Thế là, tất cả đồng loạt đưa tin “năng lượng tích cực” về thiên nga đen:

“Thiên nga đen là loài động vật quý hiếm, nó đến thăm Thiên An Môn sẽ đem lại đại phú đại quý”.

“Thiên nga đen là Thiên sứ do Thiên Thượng phái xuống, đến Trung Quốc để ngắm nhìn Trung Quốc cường thịnh và phồn vinh”.

“Trời giáng điềm lành bảo hộ Trung Hoa chúng ta”.

“Thiên nga đen bay khắp nơi trên thế giới, thấy chỉ có Trung Quốc là tốt đẹp!”...

Thế nhưng, mọi người lại nói rằng, con thiên nga đen này rất đường hoàng chính trực, ung dung để người ta chụp hình quay video, rồi khảng khái để người ta bắt. Nó là loài vật cát tường, vậy bắt nó làm gì? Bắt loài vật cát tường thì còn cát tường nữa không?

天安门

Bắt "loài vật cát tường" trên quảng trường Thiên An Môn (Ảnh Internet qua Visiontimes)

Đủ các loại bình luận, có người nói nó đến khiếu nại, có người kiên quyết ủng hộ chống lại nó, quy kết người bất đồng ý kiến là kiếm chuyện gây sự. Mà tội danh lớn nhất ở các “thông báo” sau:

“Chiều hôm nay, cán bộ cảnh sát công an của chúng ta bắt được một con thiên nga đen phản động, sau khi thẩm vấn, con thiên nga này đã khai nhận là bị Biden xúi giục, nó đã từ Công viên Quốc gia Sydney Australia lẻn vào nước ta, mưu đồ gây ra sự kiện Thiên nga đen, gieo rắc sự sợ hãi. Chứng cứ phạm tội của nó đã rõ ràng. Quần chúng nhân dân chớ nghe theo tin đồn, lan truyền tin đồn, hãy lấy tất cả các tin tức chính thức nhà nước làm chuẩn”.

“Kẻ tội phạm này đã bị cơ quan công an chúng ta khống chế, tâm trạng người thân gia đình nó hiện đã ổn định. Đương sự thiên nga đen đang bị đưa đến căng-tin của Bộ Công an để tiến hành điều tra bước tiếp theo”

Các bình luận pha trò thì chỉ là đùa chơi thôi. Khảo cứu nghiêm túc nhất có lẽ như sau:

“Con thiên nga đen gãy cánh, điếc, câm trên quảng trường Thiên An Môn, không sợ người vây xung quanh này tuyệt đối không phải tự bay đến, càng không nói đến chuyện Thiên Thượng phái xuống, kỳ thực nó bị người ta đặt ở đó, từ đó thiên hạ đều biết. Mà việc này chính là kiệt tác tinh vi của những kẻ phản tặc Thái tử đảng dày công bày ra.

Ngày nay, trong đầu não của những người lãnh đạo, có hai chữ thường lởn vởn: “sự kiện tê giác xám” và “sự kiện thiên nga đen”. “Sự kiện tê giác xám” là chỉ những mối rủi ro do quá thường thấy nên mọi người coi nó là bình thường, ví dụ những nguy cơ tiềm tàng có tỷ lệ xảy ra cao, ảnh hưởng cực lớn. Còn “sự kiện thiên nga đen” là những rủi ro cực kỳ hiếm thấy, nằm ngoài dự tính thông thường, trước khi xảy ra thì không có tiền lệ để đối chiếu, nhưng hễ xảy ra thì sẽ gây ra ảnh hưởng cực đoan.

Những kẻ phản tặc này chính là nghĩ ra “hiệu ứng thiên nga đen”, do đó đã chọn ngày 5 tháng 9, ngụ ý “cửu ngũ”, cụm từ “cửu ngũ chi tôn” là chỉ hoàng đế. Người “cửu ngũ chi tôn” ngày nay chính là ông Tập, hiển nhiên đó là cái đích nhắm vào. Vừa khớp với việc gần đây Tổng bí thư Tập đã nhiều lần nói rằng, cần cảnh giác với “thiên nga đen”, phòng chống “tê giác xám”, chỉ là ông ấy phòng ngừa không xuể, cảnh giác cũng là vô ích!”

阴谋

Bìa cuốn sách "Sấm vĩ và văn hóa thần bí". (Ảnh internet qua Visiontimes)

Đây có thể coi là “thuyết âm mưu”, hoặc văn hóa “sấm vĩ” ứng dụng linh hoạt thời hiện đại, nó giống như những việc “nơi nào đó đào được phượng hoàng đá, người nào đó chém rắn trắng” trong lịch sử Trung Quốc.

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân tác giả Hà Dữ Hoài)

Trung Dung
Theo Hà Dữ Hoài - Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Các thuyết lý giải về sự kiện thiên nga đen ở Thiên An Môn