3 bí quyết của gia đình hạnh phúc: Chuyện trong nhà nên 'dĩ hòa vi quý'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà văn nổi tiếng Lev Nikolayevich Tolstoy từng nói: "Mọi gia đình khi hạnh phúc đều giống nhau, nhưng bất hạnh thì mỗi nhà có bất hạnh riêng". Mọi chuyện trong gia đình đều có thể “Dĩ hoà vi quý” thì được hạnh phúc ấm êm.

Chữ Hòa chữ Hán viết (和) có ý chỉ sự hài hoà, hoà hợp, hoà bình. Chiết tự là: “Thiên nhân nhất khẩu” (千人一口:nghìn người một miệng), tức nghìn người cùng đồng điệu hài hòa.

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” vì vậy, chuyện của nhà mình chỉ mình biết, mọi người trong gia đình nên hoà ái, dĩ hoà vi quý với nhau.

1. Không so đo, thiên vị giữa các con

Do quan niệm, suy nghĩ, nhận thức, tình cảm khác nhau, nên cách đối xử giữa các thành viên trong gia đình cũng không ai giống ai. Có gia đình có đủ con trαi và con gái, họ lại thể hiện sự ưu ái con trαi hơn, bởi suy nghĩ con gái khi đã gả chồng đi rồi thì là: “con nhà người tα”. Còn con trαi chắc chắn sẽ là người có thể chăm sóc cho mình khi về già, vì thế mà luôn ưu ái con trai hơn.

Suy nghĩ như trên thì chúng ta cũng có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí là trong gia đình của mình, cũng có không ít sự đối xử thiên vị, bất công từ cha mẹ với con cái và từ con cái đối với cha mẹ.

Cuộc đời vốn là một vòng tuần hoàn cho đi và nhận lại, sẽ luôn không như ý nguyện của mình. Vậy nên hãy dĩ hoà vi quý với tất cả mọi người, đặc biệt là những người thân bên cạnh mình, để không phải hối hận hay nhận ra mình đã sai khi đã muộn.

2. Vợ chồng có bất hòa cũng đừng làm mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn

Trong một cuộc hôn nhân, hai người sống chung dưới một mái nhà, cùng nhau đối mặt với những khó khăn của cuộc sống đôi khi có cãi nhau là chuyện bình thường. Do đó, điều quan trọng là đừng “kể tội” người bạn đời của mình trước mặt người trong gia đình và người ngoài để trút bầu tâm sự.

Thật sự đi kể chuyện nhà mình ra bên ngoài với mác là trút bầu tâm sự, nói chồng/vợ mình không tốt ra sao, tính xấu thế nào…bạn có thể được sự giải toả nhất thời mà hậu quả thì dài lâu. Người nghe cũng nghĩ bạn không tốt, mặc định về gia đình bạn đã không yên ổn hạnh phúc, nói ra nói vào…

Bạn không biết được rằng, trong mắt người khác những điều mà bạn đang kể, đang nói kia cho nó là điều nhỏ nhặt nhưng với người nghe, người tiếp nhận câu nói đó họ lại không hiểu giống bạn, không nghĩ như bạn đâu.

Một nhà tâm lý học nói rằng, quan trọng nhất là duy trì giao tiếp với bạn đời, đó là điều quan trọng trong một mối quan hệ thân mật. Thay vì kể lể với người ngoài, vợ chồng nên yêu thương, bao dung để hiểu nhau, đừng tích tụ oán hận thì mọi chuyện sẽ êm đẹp, cuộc sống sẽ tốt hơn.

3. Anh em bất hòa, đừng làm gia tăng xung đột

Có câu: “Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, anh chị em ruột gắn bó với nhau từ nhỏ đến lớn, dù xa nhau đến đâu vẫn luôn kết nối bằng sợi dây tình cảm gia đình. Nên đặt tình cảm, đạo đức làm trọng để dĩ hoà vi quý mỗi khi có mâu thuẫn, tranh chấp xung đột. Không nên vì vật chất, lợi ích mà anh em đấu đá hơn thua với nhau, từ mặt nhau để người khác đánh giá gia phong, coi thường cha mẹ mình không biết giáo dục con cái.

Suy cho cùng, nhà là nơi dành cho tình yêu thương, không phải nơi chia rẽ, xả giận, thù hằn. Đừng bao giờ phá hỏng sự hòa thuận của một gia đình chỉ vì những cảm xúc nhất thời, lợi ích trước mắt. Gia hoà vạn sự hưng!

Tố Như



BÀI CHỌN LỌC

3 bí quyết của gia đình hạnh phúc: Chuyện trong nhà nên 'dĩ hòa vi quý'