6 món đồ không thể thiếu khi mua sắm Tết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những tháng lạnh nhất của mùa đông, khung cảnh sôi động của phiên chợ Tết gợi lên những kỷ niệm sâu sắc. Khi còn nhỏ, chúng ta thường được người lớn trong gia đình nắm chặt tay đưa chúng ta đi mua sắm, chọn lựa những thực phẩm và vật dụng chuẩn bị cho ngày Tết truyền thống. 

Giờ đây, chúng ta đã lớn và đến lúc phải đảm nhận trách nhiệm mua sắm đồ Tết và tìm hiểu ý nghĩa đằng sau những đồ vật cần mua sắm ấy. Mỗi món đồ Tết không chỉ là để dự trữ vật chất mà còn thật sự ôn lại những kỷ niệm tốt đẹp đã qua, mong chờ một tương lai mới, mà đây còn là thể hiện sự trân trọng những gì đang có hiện tại, mong muốn gắn kết với văn hóa tinh thần của các thế hệ trước để lại.

Quá trình mua sắm Tết thể hiện tình yêu cuộc sống, sự bền bỉ của giá trị truyền thống theo năm tháng và niềm tin hy vọng tương lai một tương lai tốt đẹp, dù thời gian có trôi qua nhưng hơi ấm tình cảm này vẫn không hề suy giảm, nó đã trở thành sợi dây kết nối tâm hồn con người với quê hương.

Mua sắm đồ Tết trong dịp năm mới là một phần cực kỳ quan trọng trong văn hóa truyền thống, nó thể hiện ý nghĩa tâm linh như tạm biệt cái cũ chào đón cái mới và cầu nguyện đất trời ban phước lành, may mắn.

Sau đây là 6 loại đồ vật có giá trị ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong bối cảnh văn hóa cổ truyền xưa, được coi là những mặt đồ vật cần thiết trong dịp năm mới. Dù gia đình có nhiều tiền hay không thì cũng không thể thiếu chúng, vì chúng mang ý nghĩa cầu chúc gia đình năm mới bình an và may mắn.

  1. Câu đối đỏ, hình cắt giấy dán cửa sổ

Câu đối có nguồn gốc từ văn hóa Đối liên (Đào phù) của Trung Quốc và bắt đầu từ thời Ngũ Đế, người xưa quan niệm: "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa". Vậy nên, trong dịp Tết Nguyên Đán, mỗi gia đình sẽ dán câu đối đỏ và chữ đen ở hai bên cửa, nội dung giàu chất thơ, thể hiện những lời chúc phúc và sự mong đợi đối với năm mới. Hình cắt giấy dán cửa sổ là một loại hình nghệ thuật lâu đời, hình dán trên cửa sổ với những hoa văn cát tường không chỉ có tác dụng trang trí mà còn có ý nghĩa trừ tà, tránh ác.

Câu đối đỏ (Khả Vy/ NTDVN)
  1. Hình Thần giữ cửa (môn Thần)

Tranh dán cửa năm mới là một thể loại nghệ thuật độc đáo, bao gồm các họa tiết tốt lành, truyện cổ tích, phong tục dân gian, v.v. Dán hình trang trí mới có thể tăng thêm không khí ngày Tết và giúp truyền tải những thông điệp tốt lành cho năm mới. Tượng hai vị Thần giữ cửa là các nhân vật Tần Thúc Bảo và Uất Trì Cung, biểu tượng cho việc bảo vệ nhà cửa và xua đuổi tà ma quấy phá.

  1. Pháo nổ

Trong lịch sử, pháo là một phần quan trọng của Lễ hội mùa xuân và người xưa tin rằng âm thanh tiếng nổ của chúng có thể xua đuổi tà ma và đón may mắn phúc lành về cho gia đình. Hiện nay để bảo vệ môi trường, nhiều khu vực đã thực hiện các lệnh cấm và hạn chế bắn pháo hoa, nên một số người dân đã lựa chọn các giải pháp thay thế như sử dụng pháo điện tử để duy trì hình thức phong tục truyền thống này.

  1. Các loại thực phẩm

Chẳng hạn như cá (có nghĩa là dư giả hàng năm), gà vịt (có nghĩa là gia tăng thịnh vượng), bánh gạo (lấy từ đồng âm có nghĩa là “tăng trưởng hàng năm”), bánh bao (có hình dạng như thỏi vàng và bạc cổ, có nghĩa là giàu có và may mắn), bánh kẹo (tượng trưng cho vị ngọt của cuộc sống), trái cây (Ý nghĩa sự trọn vẹn hoàn hảo và thịnh vượng)… Ngoài việc đáp ứng nhu cầu ăn uống chiêu đãi trong dịp tết, thì những món ăn này còn mang ý nghĩa biểu tượng cho sự đủ đầy no ấm.

Các món ăn ngày tết (shutterstock)
  1. Quần áo và phụ kiện mới

Mặc quần áo mới đón năm mới cũng là một phong tục trong dịp Tết Nguyên đán, tượng trưng cho sự đổi mới của vạn vật và xua tan những điều xui xẻo của năm cũ. Những phụ kiện như khăn quàng cổ và nón mũ màu sắc tươi tắn không chỉ giúp giữ ấm mà còn phù hợp với quan niệm truyền thống rằng màu hồng tượng trưng cho hạnh phúc.

  1. Đồ cúng tế

Bao gồm nến hương, đồng tiền, rượu, trái cây và các vật dụng khác dùng để thờ cúng đất trời, tổ tiên và các vị Thần, đồ cúng tết không chỉ phản ánh sự kính trọng đối với tổ tiên và các vị Thần, đồng thời còn mang ý nghĩa nhắc nhở chúng ta hãy trọng Đạo giữ Đức và theo đuổi tương lai tốt đẹp.

Sau đó là đĩa, bát và đũa. Tuy không hẳn là đồ nhất định phải mua trong ngày Tết nhưng ở nhiều nơi còn có tục “thêm bát thêm đũa” nghĩa là nhân khẩu trong gia đình sẽ tăng lên, gia đình đông đúc, đầy con đầy cháu và chung sống hòa thuận cùng nhau. Mua bát, đũa mới cũng có nghĩa là bữa ăn trong năm mới sẽ sạch sẽ, cát tường hơn, báo hiệu cuộc sống được cải thiện hơn và đó cũng là những lời chúc tốt đẹp cho cuộc sống trong năm mới.

Theo Tống Vân- Aboluowang

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

6 món đồ không thể thiếu khi mua sắm Tết