Anh-Nhật chung tay chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm thứ Ba (20/9), tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York, Thủ tướng Anh Liz Truss và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã bày tỏ quyết tâm cùng nhau chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ, đồng thời nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh năng lượng giữa hai quốc gia.

Theo phát ngôn viên của Downing Street, trong cuộc gặp với Thủ tướng Fumio Kishida, "Thủ tướng Truss đã tố cáo hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc đối với Đài Loan, đe dọa vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Lãnh đạo hai bên quyết tâm cùng nhau chống lại mối đe dọa chiến lược từ Trung Quốc".

Một tuyên bố từ cả hai bên cho biết, cả bà Truss và ông Kishida đều nhất trí rằng điều quan trọng là các nền dân chủ cùng chí hướng phải hợp tác với nhau, bao gồm cả thông qua các tổ chức quốc tế như G7, để hạn chế các mối đe dọa kinh tế và an ninh từ "các chế độ độc tài".

Trong cuộc gặp, Thủ tướng Fumio Kishida lần đầu tiên bày tỏ lời chia buồn trước sự ra đi của Nữ hoàng Anh, theo trang web chính thức của chính phủ Anh. Thủ tướng Truss đã gửi lời cảm ơn đến ông Kishida.

Ngoài ra, Thủ tướng Fumio Kishida cũng nêu rõ, Nhật Bản hoan nghênh cam kết của Vương quốc Anh đối với quốc gia này và khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, thể hiện qua Đối tác Đối thoại London-ASEAN, Đối tác An ninh Ba bên (AUKUS) và việc Vương quốc Anh đăng ký tham gia vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership-CPTPP) cùng các khía cạnh khác.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là hiệp định thương mại mà Anh luôn hy vọng sẽ mở ra nhiều thị trường mới cho hàng hóa và dịch vụ, đồng thời tăng cường các liên kết thương mại hiện có.

Trên thực tế, Vương Quốc Anh đã và đang tìm kiếm vị thế mới cho mình như một phần của sự thay đổi chính sách hậu Brexit, trong đó tập trung nhiều hơn vào các nền kinh tế tăng trưởng cao của châu Á và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đây vốn được coi là thị trường tiềm năng, đồng thời rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) vào năm 2020. Đây là một phần của tầm nhìn “Nước Anh toàn cầu” hậu Brexit.

Vào ngày 15/9 năm ngoái, Úc, Anh và Mỹ đã tuyên bố thiết lập Quan hệ Đối tác An ninh Ba bên (AUKUS).

Theo phát ngôn viên của Downing Street, hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh rằng cả hai bên đều mong muốn mở rộng quan hệ đối tác giữa Anh và Nhật Bản. Nếu Vương quốc Anh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và đầu tư vào các lĩnh vực quốc phòng và an ninh chung, chẳng hạn như Hệ thống Phòng không chiến đấu tương lai (Système de Combat Aérien Futur-FCAS), thì mối quan hệ Anh-Nhật sẽ ngày càng sâu sắc thêm.

Thủ tướng Anh cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các lý thuyết kinh tế của cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và vạch ra kế hoạch cải tổ nền kinh tế của nước này bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh năng lượng.

Ngoài ra, Thủ tướng Anh cũng có cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại New York. Bà cũng có kế hoạch sử dụng chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào ngày 06/9 để cam kết hỗ trợ hàng tỷ bảng Anh cho Ukraine nhằm giúp Kyiv chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Anh-Nhật chung tay chống lại mối đe dọa từ ĐCSTQ