‘Ba không’ trong đêm Giao thừa để năm mới sung túc, ấm no

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Giao thừa ba không để trống, năm sau sẽ không nghèo” là câu tục ngữ được người xưa truyền lại, đã trở thành nét văn hóa truyền thống. Đêm giao thừa năm 2024, đây là thời điểm mọi người tụ tập cùng nhau để ăn mừng. Vào đêm đặc biệt này, 3 nơi trong nhà không nên để “trống rỗng”, đây là trí tuệ của người xưa truyền lại, chứa đựng nội hàm văn hóa phong phú.

1. Nồi không được để trống

Vào đêm Giao thừa, mọi nhà đều chuẩn bị bữa tối thịnh soạn, trong đó không thể thiếu một nồi đầy ắp những món ngon. Đặc biệt, món thịt hầm được coi là nguyên liệu tượng trưng cho sự giàu có và hạnh phúc. Người xưa khi múc thịt sẽ cố ý để lại một bát thịt trong nồi, để nồi không trống không.

Đây không chỉ là kỹ năng nấu ăn mà còn là niềm hy vọng may mắn, có của ăn của để trong năm tới. Người xưa tin rằng, "năm mới nồi rỗng, năm tới bụng rỗng", nếu năm mới nồi rỗng thì năm sau "tài lộc" sẽ không còn. Vì vậy, truyền thống này với thể hiện sự thận trọng và hy vọng vào tương lai, bằng cách bớt lại một ít thức ăn. Nồi đầy ắp thức ăn trở thành những điều ước tốt đẹp, là biểu tượng cho sự sum vầy gia đình và cũng là lời cầu mong cho một mùa màng bội thu và sung túc.

2. Thùng gạo, mì không được để trống

Với sự phát triển của xã hội mức sống ngày càng được nâng cao, lối sống của con người hiện đại cũng thay đổi, ngày càng có nhiều người lựa chọn đi ăn ngoài hoặc gọi đồ ăn mang về, không còn coi trọng việc dự trữ gạo, mì trong nhà. Tuy nhiên, người xưa luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của truyền thống này, cho rằng vào dịp Tết Nguyên Đán, thùng gạo và mì trong nhà không được để trống, đây là vật dụng cần thiết để chào đón năm mới.

Ảnh Pixabay

Truyền thống này, bắt nguồn từ mong ước tốt đẹp về một vụ mùa bội thu và cuộc sống sung túc. Đối với nước nông nghiệp, ngũ cốc bội thu là niềm khao khát của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Gạo và mì là đại diện cho lương thực chính, do đó trở thành những nguyên liệu tượng trưng cho sự sung túc, no đủ. Vì vậy, người xưa lưu lại cho thế hệ sau cần đảm bảo hũ gạo, hũ mì đầy ắp trong đêm giao thừa để cầu mong cho gia đình được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no trong năm tới.

3. Đèn không được tắt

Vào đêm giao thừa, cả gia đình đoàn tụ bên nhau dưới ngọn đèn sáng rực rỡ, đó là một phần của phong tục truyền thống cổ xưa. Truyền thống này bắt nguồn từ xa xưa, người xưa tin rằng ánh sáng có thể xua đuổi những con thú, bảo vệ an toàn cho gia đình.

Ngày nay, nhiều người vẫn giữ gìn truyền thống ấy, đèn trong nhà đều được bật sáng trong đêm Giao thừa cho đến sáng mùng Một Tết. Điều này mang ý nghĩa chào đón năm mới, thể hiện niềm khao khát và mong chờ một cuộc sống tốt đẹp. Trong đêm đặc biệt này, ánh đèn soi sáng tượng trưng cho sự ấm áp của gia đình, cũng như niềm hy vọng và ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai.

Thời gian trôi qua, xã hội không ngừng thay đổi, lối sống của con người cũng có những thay đổi to lớn. Tuy nhiên, những phong tục đón giao thừa truyền thống vẫn được truyền lại một cách âm thầm, trở thành sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Chúng ta cùng nhau chào đón Năm Mới với lòng tôn kính, ghi nhớ và tiếp nối trí tuệ của ông cha.

Chúc mỗi gia đình trong dịp Tết Nguyên Đán truyền thống "Ba không được để trống" này sẽ gặt hái được hạnh phúc, ấm áp tròn đầy.

Theo Vương Hách - Aboluowang - Nguồn: Show Chef Lady
Ngọc Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Ba không’ trong đêm Giao thừa để năm mới sung túc, ấm no