Bác sĩ nhắc nhở: Ngô tuy bổ dưỡng nhưng 3 loại người nên hạn chế ăn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngô là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa một lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm là mùa thu hoạch của ngô. Ngô lúc này vừa bổ dưỡng vừa thơm ngon, giá cả cũng rất phải chăng nên nhiều người thường mua một ít ngô về nấu ăn trong gia đình, hoặc dùng để hầm canh sườn.

Mặc dù ngô rất phổ biến nhưng nó vẫn tiềm ẩn một số điều chỉ định và cảnh báo về sức khỏe. Không phải ai cũng phù hợp để ăn, đặc biệt với 3 nhóm người sau đây, tốt nhất nên ăn ít ngô, vì điều này có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Vậy 3 nhóm người này là ai? Hãy cùng tìm hiểu.

1. Bệnh nhân tiểu đường

Chúng ta đều biết rằng ngô chứa nhiều chất xơ, có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng ngô cũng chứa một lượng tinh bột và đường nhất định, sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành glucose và đi vào máu, có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đối với người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao rất nguy hiểm và dễ dẫn đến các biến chứng, vì vậy tốt nhất người bệnh tiểu đường nên kiểm soát lượng ngô ăn vào trong phạm vi phù hợp, tránh ăn quá nhiều có thể gây biến động lượng đường trong máu.

2. Bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa

Ngô chứa hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho người bình thường, có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp nhuận tràng. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, ăn quá nhiều chất xơ có thể gây kích ứng dạ dày, dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác. Vì vậy, tốt nhất những bệnh nhân này nên giảm ăn ngô và ăn tối đa 1 bắp ngô mỗi ngày để tránh tổn thương thêm cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, người già và trẻ em tốt nhất không nên ăn quá nhiều ngô cùng một lúc, vì hệ tiêu hóa của người già và trẻ em nói chung không tốt, ngô là loại thực phẩm khó tiêu, sau khi ăn sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho ruột và dễ gây khó tiêu.

3. Những người thiếu các chất vi lượng như canxi và sắt

Ngô còn chứa chất xơ và axit thực vật, những chất này dễ kết hợp với canxi và sắt tạo thành kết tủa, sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ khoáng chất của cơ thể. Vì vậy, những người bị thiếu các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt nên ăn ít ngô.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, các bệnh về hệ tiêu hóa và những người bị thiếu các nguyên tố vi lượng như canxi và sắt, tốt nhất nên giảm lượng ngô ăn vào càng nhiều càng tốt. Tiếp theo xin chia sẻ với quý độc giả các mẹo giúp nấu ngô chín có vị ngọt, mềm và thơm ngon.

Đầu tiên, chúng ta bóc lớp vỏ bên ngoài của ngô nhưng không bóc hết mà để lại một hoặc hai lớp vỏ. Khi nấu theo cách này, vị ngọt và chất dinh dưỡng của ngô không dễ bị bay hơi mất trong khi nấu.

Tiếp theo, chúng ta dùng kéo cắt bỏ phần râu ngô thừa rồi cho ngô vào chậu rửa sạch. Khi rửa, bạn có thể đổ một thìa muối vào chậu rồi ngâm ngô vào nước muối nhạt. Đặc biệt, việc giấu sâu trong ngô rất dễ dàng, chúng ta nên sử dụng nước muối nhạt để loại bỏ sâu và làm sạch các chất bẩn trên bề mặt ngô.

Sau khi ngâm ngô bốn hoặc năm phút, chúng ta rửa sạch lại ngô dưới vòi nước chảy.

Tiếp theo, chúng ta cho ngô vào nồi, sau đó thêm nước vào nồi để ngập ngô. Dân gian có câu “Muốn ngọt thì thêm chút muối”, nên khi nấu chúng ta cần cho một chút muối vào, sẽ giúp ngô khi nấu xong đậm vị hơn.

Sau khi cho ngô vào, chúng ta cũng cần cho một ít baking soda vào, chỉ cần một chút là đủ. Trong ngô có một chất gọi là niacin tốt cho cơ thể nhưng khó hấp thụ. Khi thêm chút baking soda có thể giúp cơ thể hấp thụ niacin và các chất dinh dưỡng trong ngô tốt hơn.

Cuối cùng, chúng ta chỉ cần vặn lửa, đậy nắp lại và cho ngô vào nồi nấu trong 15 phút. Sau khi ngô chín, chúng ta nhớ vớt ngô ra và xả nước lạnh ngay. Nếu ngâm ngô lâu trong nước, mùi vị của ngô sẽ nhạt dần, chất dinh dưỡng sẽ bị mất và mùi vị cũng sẽ thay đổi. Vì vậy, bạn nên lấy ngô ra ngay sau khi ngô vừa chín tới.

Ngô nấu theo cách này không chỉ giữ được vị ngọt, mềm của ngô mà còn giữ được chất dinh dưỡng trong đó, ăn sẽ ngon hơn và tốt cho sức khỏe.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Nhà có mẹo hay

Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bác sĩ nhắc nhở: Ngô tuy bổ dưỡng nhưng 3 loại người nên hạn chế ăn