Bàn về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, đáng quý nhất là có giáo dưỡng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhiều người sẽ nói rằng họ là người tốt và là người thiện lương. Một người tốt thiện lương thì biểu hiện như thế nào? Liệu nó có cần được thể hiện qua những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, và nó có liên quan mật thiết đến sự tu dưỡng của chính bản thân mỗi người không?

Cậu bé và mẹ

Một ngày nọ, cổng chính của xóm bị hỏng, người ra vào chỉ có thể đi qua cánh cửa nhỏ, cánh cửa nhỏ hẹp, cùng lúc chỉ có thể cho hai người đi qua. Điều này gây bất tiện cho mọi người ra vào, đặc biệt là đối với người đi xe đạp, lại càng bất tiện hơn, vì phải có người đỡ cửa mới có thể đi qua.

Chiều tối giờ tan tầm, một người mẹ trẻ tuổi dẫn con trai nhỏ của mình đang chuẩn bị đi qua cửa vào xóm để về nhà thì có một người đàn ông giao hàng cũng đi tới trước mặt. Người mẹ nắm tay cậu con trai, đồng thời giữ cửa mời người đàn ông giao hàng đi trước. Người này nói tiếng cám ơn, liền đi qua cửa.

Ảnh minh hoạ (Pixabay).

Đúng lúc đó, một phụ nữ khác từ phía sau đi tới, cậu bé nói với cô: “Cô, cô đi trước đi”. Người phụ nữ xua tay nói, cháu đi trước đi.

Người mẹ nói không sao đâu con đi trước đi, con đi chậm thôi. Cùng lúc đó, cậu bé cầm chiếc túi nilon từ tay mẹ, muốn giúp đỡ mẹ.

Nhìn thấy cảnh tượng này, người phụ nữ đi phía sau cảm thán nói, việc nuôi dạy con cái thực sự nằm ở sự tu dưỡng của cha mẹ. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ lấy bản thân làm gương dạy đứa nhỏ suy nghĩ cho người khác. Đây chẳng phải là dạy đứa nhỏ làm người tốt sao!

Cô bé xinh đẹp

Có một người bạn ở trên lầu có một cô bé vô cùng đáng yêu, không chỉ xinh đẹp đáng yêu, hơn nữa vô cùng lễ phép, nhìn thấy ai cũng sẽ ngọt ngào kêu một tiếng: "Xin chào anh, chị, chú, dì".

Ở nhà cao tầng mỗi ngày đều phải đi thang máy lên xuống, cô bé có một thói quen đặc biệt, khi vào cửa hay đi thang máy, cô bé luôn lễ phép để cho người khác đi vào trước còn mình thì là người vào cuối cùng.

Ảnh minh hoạ (Pexels).

Có lần một ông lão bước vào tòa nhà, nhìn thấy cô từ xa đi tới nên ông đã đợi ở cửa, giữ cửa mở cho cô. Kết quả khi đến nơi, cô đã giữ cửa mở nhưng không chịu vào.

Ông lão hỏi: "Cô bé, không phải con về nhà sao?"

Cô bé nói: "Vâng, nhưng ông ơi, xin ông để cháu giữ cửa mở cho, ông đi trước đi ạ".

Ông lão nói: "Không sao đâu, cứ vào đi. Cô bé không đồng ý để người khác giúp mình, cô phải để người khác vào trước, nếu không sẽ bất lịch sự và cô phải tôn trọng, quan tâm đến người lớn tuổi".

Cô bé ngày nào nay đã 18 tuổi, cô xinh đẹp, duyên dáng. Tuy nhiên, sự lễ phép không hề thay đổi, cô vẫn mở cửa cho người lớn tuổi và vẫn là người cuối cùng bước vào thang máy.

Có người từng nói thế này: Nếu một người không có giáo dưỡng và trí tuệ thì dù có đẹp trai xinh gái đến mấy cũng vẫn là đồ vô giá trị. Cô bé không chỉ có ngoại hình xinh đẹp mà điều đáng khen hơn nữa là sự giáo dưỡng không thay đổi, cô là một người tốt, thiện lương biết quan tâm đến người khác.

Tại sao nhân viên an ninh không giúp đỡ?

Một bác gái bị lạc đường, bác hỏi đường một người mặc quần áo an ninh phục vụ ven đường: "Này anh kia, muốn đi đến nơi này thì đi đường nào?"

Nhân viên an ninh lắc đầu.

Bác gái thất vọng, tự lầm bầm: "Ngay cả đường cũng không biết thì làm bảo vệ cái gì".

Bái gái mắng chửi khi rời đi.

Ảnh minh hoạ (Pexels).

Phía sau bác gái có một người đàn ông, cũng đi cùng đường, thấy bảo vệ lắc đầu, nghĩ thầm lát nữa sẽ hỏi lại. Thật bất ngờ, nhân viên an ninh đã chặn anh lại và hỏi: "Anh có cần giúp đỡ không?"

Người đàn ông nói: "Nơi bác gái hỏi cũng là nơi tôi muốn đến, nếu anh nói không biết thì tôi sẽ hỏi người khác. Cảm ơn anh".

Không ngờ nhân viên an ninh cười nói: "Vừa rồi bác gái kia hỏi đường, cầu người giúp đỡ mà không lịch sự. Nếu như có thể khách khí, lễ phép hỏi đường, nói tiếng cám ơn, tôi làm sao không chỉ đường đây?"

Nhân viên an ninh chỉ cho người đàn ông rất chi tiết cách đi theo con đường đó.

Sự lịch sự và có giáo dưỡng không chỉ mang lại cho người khác cảm giác thoải mái, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho chính họ. Người ích kỷ, không quan tâm đến cảm xúc của người khác, thì sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ người khác.

Cổ ngữ có câu: "Nhân, nghĩa, lễ, thiện với người, cũng quan trọng như tài sản, tiền tài, thóc lúa đối với gia đình". Tài sản lớn nhất của một người là sự giáo dục trên người họ, bất cứ thứ gì cũng không thể lấy được. Tiền bạc có thể mua lại sự xu nịnh bợ đỡ, còn giáo dưỡng có thể giành được sự tôn trọng, đây cũng là phẩm hạnh mà người tốt nên có.

Theo Triệu Tử Hinh - Aboluowang
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Bàn về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, đáng quý nhất là có giáo dưỡng