Bi kịch từ một bức ảnh cũ: 3 pho tượng Phật cổ bằng sắt biến thành lựu đạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bức ảnh này được chụp vào tháng 8 năm 1934 khi kiến trúc sư Lương Tư Thành cùng vợ là Lâm Huy Nhân đi khảo sát kiến trúc tại chùa Linh Nham ở làng Tiểu Tương, huyện Phần Dương, tỉnh Sơn Tây.

Bi kịch của tượng Phật

Vào mùa xuân năm 1947, quân đội Quân khu Sơn Tuy của Đảng cộng sản Trung Quốc đi ngang qua ngôi làng, cử người đập nát những bức tượng Phật bằng sắt thành từng mảnh, và chở vào Tây Sơn trên lạc đà, sau đó nấu chảy và đúc làm lựu đạn. Trong thời kỳ Đại Nhảy Vọt, chùa chiền, gạch và bia đã bị phá bỏ để xây dựng thủy lợi.

Khi Lâm Huy Nhân - nữ thi sĩ, kiến trúc sư tốt nghiệp đại học Mỹ, và chồng là kiến trúc sư Lương Tư Thành đến chùa Linh Nham để khảo sát công trình. Thời điểm đó, ngôi chùa cổ đã đổ nát, khắp nơi hoang vắng. Ba bức tượng Phật bằng sắt, ở giữa có tòa sen lớn sừng sững giữa đống đổ nát khiến lòng người thương cảm.

Từ pho tượng có thể thấy sự từ bi của Đức Phật, đồng thời thể hiện sự xót xa thương cảm đối với thế nhân của Ngài qua dáng ngồi khom người, đầu cúi xuống như muốn nói điều gì với thế gian.

Ba tượng Phật bằng sắt có từ thời nhà Minh, tương đối lớn, chiều cao hơn 3 mét, khuôn mặt đầy đặn, từ bi, dáng người cường tráng, tuy là tượng thời Minh nhưng lại có khí thế của thời Đường, có thể nói là một tác phẩm cao siêu hiếm có trong các tượng thời Minh.

Các công trình trong chùa về cơ bản đã trở thành phế tích, người ta nói rằng nó đã bị phá hủy bởi loạn lạc vào thời Quang Tự nhà Thanh.

Lâm Huy Nhân đứng dưới tượng Phật bằng sắt và nhìn chăm chú Đức Phật một lúc lâu. Sau đó dùng tay phải vuốt ve tượng Phật đang ngồi xếp bằng ngoài trời. Lương Tư Thành đã cầm chiếc máy ảnh Leica của mình lên và chụp một bức ảnh về khoảnh khắc này.

 

Bi kịch từ một bức ảnh cũ: 3 tượng Phật bằng sắt biến thành lựu đạn
Lâm Huy Nhân năm 1938, khi đó bà 30 tuổi (Ảnh: wiki)

Vậy 3 pho tượng bằng sắt mà 2 vợ chồng Lâm Lương đã chụp bây giờ ra sao?

Chùa Linh Nham đã được trùng tu và xây dựng lại, nhưng ba tượng Phật bằng sắt đã không bao giờ được nhìn thấy nữa. Hóa ra, trong thời gian Nội chiến Quốc - Cộng, mùa xuân năm 1947, Quân khu Tấn Tuy của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nấu 3 bức tượng Phật bằng sắt thành lựu đạn cầm tay.

Bi kịch của vợ chồng Lâm Huy Nhân

Lâm Huy Nhân là nữ thi sĩ, nữ thi sĩ tài năng, kiến trúc sư đầu tiên của Trung Hoa. Bà là người vợ đầu của kiến trúc sư Lương Tư Thành, đồng thời, bà cũng là một trong những đại diện cho sự tiến bộ của phụ nữ trí thức trong những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc.

Cha bà là Lâm Trường Dân (1876-1925) là chính trị gia, nhà ngoại giao, nhà giáo dục và nhà thư pháp Trung Quốc trong giai đoạn cuối đời nhà Thanh và đầu những năm Dân Quốc.

Sau 1949, cuộc nội chiến Quốc - Cộng kết thúc, ĐCSTQ giành quyền kiểm soát Trung Hoa. Vào đêm trước khi Bắc Bình được Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp quản vào năm 1949, Lâm Huy Nhân và Lương Tư Thành cùng đến trấn Tứ Bách Ba để thảo luận với các nhà lãnh đạo ĐCSTQ nhằm đảm bảo rằng sự toàn vẹn về mặt kiến trúc của thành cổ Bắc Kinh không bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến, và được Trung ương Đảng ủng hộ.

Sau đó, Lâm Huy Nhân được mời làm giáo sư kiến trúc tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Lâm Huy Nhân được chọn là thành viên của nhóm thiết kế Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bà cũng thiết kế Bia kỷ niệm Anh hùng Nhân dân của ĐCSTQ.

Năm 1950, Lâm Huy Nhân được đặc cách mời tham gia phiên họp thứ hai của Ủy ban Quốc gia ĐCSTQ, và được bổ nhiệm làm thành viên kiêm kỹ sư của Ủy ban Quy hoạch Đô thị Bắc Kinh, đồng thời đề xuất ý tưởng xây dựng một "Công viên Thành Tường".

Vào tháng 10 năm 1953, Lâm Huy Nhân được bầu làm giám đốc của Hiệp hội Kiến trúc; bà cũng từng là thành viên ban biên tập của "Tạp chí Kiến trúc ". Được mời tham gia Đại hội văn hóa toàn quốc lần thứ II.

Tháng 6 năm 1954, bà được bầu làm đại biểu Quốc hội Nhân dân thành phố Bắc Kinh.

Ngày 1 tháng 4 năm 1955, sau thời gian mắc bệnh lao kéo dài, bà qua đời tại Bệnh viện Đồng Nhân.

Ông Lương Tư Thành, vào Đảng Cộng sản năm 1959. Thời Cách mạng Văn hóa, ông bị quy là thành phần phục cổ, bị tịch thu gia sản. Đặc biệt khi Hồng vệ binh khám nhà thì phát hiện cây kiếm có khắc chữ quà tặng của Tưởng Giới Thạch. Lương Tư Thành chết năm 1972 trong nghèo đói và bệnh tật.

Lâm Huy Nhân và Lương Tư được coi là tri thức tiến bộ của thời Trung Hoa Dân Quốc, có nền tảng gia đình là quan chức cao cấp trong hàng ngũ của Dân Quốc, nhưng điều lạ, sau cuộc nội chiến Quốc - Cộng kết thúc, thay vì cùng Tưởng Giới Thạch và những cán bộ cao cấp trong hàng ngũ của Dân quốc dời đến Đài Loan, thì vợ chồng Lâm Huy Nhân lại chọn con đường khác, đi theo ĐCSTQ, điều này có thể được coi là tội phản quốc?

Trong văn hóa của người Trung Hoa xưa, họ coi các vị Thần Phật là những đấng tối cao, có từ bi vô lượng với chúng sinh, coi thiện ác đều có nhân quả, từ đó con người luôn kính ngưỡng Thần Phật, mong được che chở, để trở thành một người lương thiện và khi họ đứng trước tượng Phật họ sẽ cúi đầu và chắp tay hợp thập, nhưng Lâm Huy Nhân dùng tay sờ vào tượng Phật, không thể hiện sự kính ngưỡng, có thể nói là ngạo nghễ.

Bi kịch của vợ chồng Lâm Huy Nhân giống như bi kịch của biết bao nhân tài tri thức của Trung Quốc, khi đứng trước sự lựa chọn của lịch sử.

Khi lòng người đổi thay, văn hóa kính ngưỡng Trời Đất, Thần Phật 5000 năm đã bị hủy hoại, thay vào đó là học thuyết vô Thần từ phương Tây du nhập được sùng bái, thì bao bi kịch đã xảy ra, vô số tượng Phật đã bị phá hủy như vậy trong lịch sử.

Lý Ngọc biên dịch và tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

Bi kịch từ một bức ảnh cũ: 3 pho tượng Phật cổ bằng sắt biến thành lựu đạn