Bình luận: ĐCSTQ ưa thích khẩu trang - nhưng bằng chứng khoa học nào cho thấy khẩu trang có tác dụng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bài bình luận

Gần đây, có rất nhiều bài viết trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đề cập đến những đợt bùng phát virus mới ở Trung Quốc và những bình luận trấn an về việc các cơ quan y tế nước này đã kiểm soát mọi thứ trong tầm tay. Suy cho cùng thì đó cũng chỉ là mùa lạnh và mùa cúm mà thôi.

Xuyên suốt tất cả các tài liệu từ China Daily Tân Hoa Xã cùng nhiều hãng thông tấn khác, có một chủ đề chung phục vụ các mục đích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ): đó là khẩu trang.

Chúng ta cùng nghiên cứu chủ đề này.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin về tính năng của khẩu trang

Từ đầu năm 2020 đến nay, hình ảnh người dân Trung Quốc đeo khẩu trang ngày càng phổ biến trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc. Khoa học đằng sau những chiếc khẩu trang chưa bao giờ được đề cập đến, nhưng những bức ảnh liên tục được tung ra cho thấy rằng "khẩu trang có tác dụng". Dưới đây là một vài ví dụ:

Một người phụ nữ đeo khẩu trang đi thang cuốn ở Bắc Kinh trong một bài báo của tờ South China Morning Post (SCMP) số ra ngày 10/2/2020.

Người đi bộ đeo khẩu trang ở Thượng Hải trên tờ The Strait Times ngày 2/4/2020.

Một nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ ở thành phố Ngân Xuyên (thủ phủ của khu tự trị Ninh Hạ, Trung Quốc) lấy mẫu nước bọt của một phụ nữ đeo khẩu trang, theo tờ China Daily đưa tin vào ngày 28/10/2021.

Các nhân viên đeo khẩu trang khi thực hiện công việc giao đồ ăn hàng ngày ở Thượng Hải trong một bài báo của tờ China Daily, số ra ngày 13/4/2022.

Một nhân viên y tế đeo khẩu trang đang tiêm thuốc cho một người cao tuổi đeo khẩu trang tại một bệnh viện Bắc Kinh trong một bài báo khác của tờ China Daily, số ra ngày 13/12/2022.

Tua nhanh đến năm 2023, dưới đây là một số bài báo gần đây xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc liên quan đến virus và khẩu trang, trong bối cảnh ĐCSTQ tiếp tục chỉ trích về việc đeo khẩu trang và gieo rắc nỗi sợ hãi về đại dịch Covid-19.

Tờ South China Morning Post ngày 28/11 đưa tin: “Trung Quốc kêu gọi người dân ‘giảm thiểu việc đi lại và thăm viếng cá nhân’ trong bối cảnh các ca bệnh về đường hô hấp gia tăng” (có ảnh trẻ em đeo khẩu trang).

Tờ China Daily ngày 17/12 đưa tin: “Chủng Covid mới có nguy cơ thấp” (một bức ảnh đính kèm mô tả những đứa trẻ bị ốm đang đeo khẩu trang trong khi chờ chẩn đoán và điều trị tại một bệnh viện ở Bắc Kinh).

Khẩu trang, khẩu trang và nhiều khẩu trang hơn nữa! Người dân đeo khẩu trang đã trở thành chủ đề được truyền thông Trung Quốc đưa tin. Thông qua việc ĐCSTQ kết hợp việc gieo rắc nỗi sợ hãi đối với virus Corona và phản ứng tâm lý có điều kiện của công chúng trước sự kiểm soát của Trung Quốc trong cuộc sống thường nhật, người dân Trung Quốc đã buộc phải đeo khẩu trang.

Sự thật về khẩu trang

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy khẩu trang không hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 và các bệnh dịch khác. Nhiều nghiên cứu khác nhau cũng đã chứng minh những sự thật này.

Viện Brownstone đã xuất bản một bài báo vào tháng 12/2021 với mục đích cảnh báo về sự vô ích và những mối nguy hiểm tiềm ẩn của việc đeo khẩu trang. Bài viết đã trích dẫn, liên kết và tóm tắt kết quả của 167 nghiên cứu và bằng chứng chứng minh tính không hiệu quả của khẩu trang cũng như tác hại tiềm ẩn của việc đeo khẩu trang trong thời gian dài.

Một trong những phát hiện của một nghiên cứu năm 2010 (!) như sau: "Kết quả thu được trong nghiên cứu cho thấy các chất liệu vải thông thường có thể cung cấp khả năng bảo vệ cận biên chống lại các hạt nano, bao gồm cả những hạt có kích thước nằm trong phạm vi kích thước của các hạt chứa virus trong hơi thở thở ra”.

Một nghiên cứu được bình duyệt của các nhà nghiên cứu Na Uy do Nhà xuất bản Đại học Cambridge công bố vào ngày 13/11, có tiêu đề “Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Mối liên hệ giữa việc đeo khẩu trang và nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2”, đã xác định rằng những người thường xuyên đeo khẩu trang có nguy cơ xét nghiệm dương tính với Covid-19 cao hơn 74% đến 75% so với những người không đeo khẩu trang.

“Các ước tính sơ bộ cho thấy tỷ lệ xét nghiệm dương tính với Covid-19 cao hơn ở các nhóm đeo khẩu trang thường xuyên hơn, trong đó 8,6% người tham gia [khảo sát] chưa bao giờ hoặc gần như chưa bao giờ đeo khẩu trang, 15% đôi khi đeo khẩu trang và 15,1% hầu như hoặc luôn luôn đeo khẩu trang, cho kết quả xét nghiệm dương tính.

Vào tháng 1 năm nay, Thư viện Cochrane (một thư viện chuyên biệt về các bài tổng hợp của nhiều chuyên ngành trong y học) đã đăng kết quả của một nghiên cứu phân tích 78 thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (Randomized controlled clinical trials: RCT) lliên quan đến “các biện pháp can thiệp vật lý (sàng lọc tại cổng nhập cảnh, cách ly, kiểm dịch, giãn cách vật lý, bảo vệ cá nhân, vệ sinh tay, khẩu trang, kính mắt và súc miệng) để ngăn chặn sự lây truyền virus qua đường hô hấp” của nhiều loại virus khác nhau, bao gồm cả SARS-CoV-2, nguyên nhân gây ra Covid-19.

Kết luận: “Các kết quả tổng hợp của RCT không cho thấy tỷ lệ nhiễm virus đường hô hấp giảm rõ rệt khi đeo khẩu trang y tế/phẫu thuật. Không có sự khác biệt rõ ràng giữa việc đeo khẩu trang y tế/phẫu thuật so với khẩu trang N95/P2 ở nhân viên y tế khi sử dụng trong hoạt động chăm sóc định kỳ để giảm nhiễm virus đường hô hấp”.

Vào ngày 3/11, Tạp chí Y khoa của Anh đã công bố một nghiên cứu có tiêu đề “Quy định đeo khẩu trang cho trẻ em đối với Covid-19: một đánh giá có hệ thống”. Nỗ lực này đã sàng lọc 597 nghiên cứu, trong đó có 22 nghiên cứu được sử dụng trong phân tích cuối cùng, đã đi đến kết luận như sau: “Hiệu quả thực tế của việc đeo khẩu trang cho trẻ em nhằm ngăn chặn sự lây truyền hoặc lây nhiễm SARS-CoV-2 chưa được chứng minh bằng bằng chứng chất lượng cao. Cơ sở dữ liệu khoa học hiện tại không ủng hộ việc đeo khẩu trang cho trẻ em để ngăn chặn Covid-19 [nhấn mạnh thêm]”.

Kết luận

Ngoài người Trung Quốc, một số người Mỹ và nhiều người khác cũng đã trở thành những người “đeo khẩu trang” đích thực do áp lực không ngừng của chính phủ (gaslighting) về việc đeo khẩu trang.

Gaslighting hay gas-lighting (nghĩa đen: thắp sáng đèn ga) là một hình thức lạm dụng tâm lý hoặc cảm xúc, trong đó kẻ lạm dụng sử dụng thông tin bị bóp méo, thiếu sự thật khiến nạn nhân ban đầu lo lắng, bối rối rồi dẫn đến nghi ngờ suy nghĩ, giá trị, trí nhớ, óc phán đoán của mình và mất dần đi cảm nhận về thực tế.

Khi Covid-19 lan rộng, các quan chức y tế công cộng ở nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định về khẩu trang vào đầu năm 2020 và ra sức khuyến khích mọi người đeo khẩu trang, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Ngày nay, một số quốc gia vẫn tiếp tục áp dụng biện pháp tuyên truyền này mà không có bằng chứng khoa học nào cho thấy khẩu trang thực sự có tác dụng.

Đây là điều mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã “cập nhật” trên trang web của họ vào tháng 8/2021: “Khẩu trang là một công cụ y tế cộng đồng quan trọng và điều quan trọng cần ghi nhớ là thà đeo bất kỳ chiếc khẩu trang nào còn hơn là không đeo khẩu trang”.

Bất chấp những nghiên cứu trên cho thấy sự kém hiệu quả của khẩu trang, liên kết trên của CDC vẫn có hiệu lực cho đến hai năm sau!

Chắc chắn cả ĐCSTQ và nhiều công dân Trung Quốc gần như đã biết đến những nghiên cứu về khẩu trang này. Câu hỏi đặt ra là tại sao truyền thông nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục chiếu hình ảnh người Trung Quốc đeo khẩu trang (dường như ở khắp mọi nơi)? Câu trả lời thỏa đáng duy nhất có thể là vì mục đích duy trì thông điệp rằng khẩu trang thực sự có ích (tác dụng thực chất duy nhất là thuyết phục tâm lý người dân về việc chấp nhận sự kiểm soát độc tài hơn từ ĐCSTQ).

Hãy nhớ lại điều này khi chính quyền ông Biden và các thống đốc đảng Dân chủ trên khắp nước Mỹ bắt đầu quảng bá khẩu trang vào mùa đông này. Vào tháng 8, một bài báo của tờ Newsweek đã liệt kê một số bệnh viện, trường học và doanh nghiệp vì đã khôi phục các quy định đeo khẩu trang.

Và trong một bài báo khác chỉ mới được xuất bản cách đây hai tuần, Giám đốc CDC Mỹ Mandy Cohen đã khuyên mọi người nên “đeo khẩu trang” một lần nữa “để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh về đường hô hấp khi bước vào kỳ nghỉ lễ”.

Phải chăng tuyên truyền đeo khẩu trang là đòn tâm lý để khuyến khích người Mỹ đi theo con đường (đã bị chỉ trích) kiểm soát xã hội độc tài của Trung Quốc?

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của NTDVN.

Theo The Epoch Times

Huyền Anh biên dịch

Tác giả Stu Cvrk là Thuyền trưởng/Đại úy về hưu sau 30 năm phục vụ trong Hải quân Mỹ. Ông từng giữ nhiều chức vụ thường trực và dự bị khác nhau, với kinh nghiệm hoạt động dày dặn ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm khi làm nhà phân tích hệ thống kiêm nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục truyền thống và tự do - điều đóng vai trò nền tảng cho các bài bình luận chính trị của ông.



BÀI CHỌN LỌC

Bình luận: ĐCSTQ ưa thích khẩu trang - nhưng bằng chứng khoa học nào cho thấy khẩu trang có tác dụng?