Cách loại bỏ cao răng nhờ thói quen tốt hàng ngày

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cao răng là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến sự khởi phát của bệnh viêm nha chu, vì cao răng bị mắc kẹt trong nướu, sẽ khiến răng bị lung lay. Nếu để lâu không được vệ sinh sạch sẽ, cao răng có thể hấp thụ vi khuẩn hoặc độc tố gây đỏ, sưng tấy, chảy máu và viêm nướu. 

Vậy cao răng hình thành như thế nào và nếu không loại bỏ cao răng sẽ xảy ra những vấn đề gì?

1. Chế độ ăn nhiều đường

Chế độ ăn nhiều đường có thể thúc đẩy hình thành mảng bám răng, khi mảng bám răng hình thành và đọng lại ngày càng nhiều, cuối cùng hình thành cao răng. Ngoài ra, thường xuyên ăn những thực phẩm mềm, thực phẩm chứa nhiều canxi và phốt pho cũng sẽ đẩy nhanh quá trình lắng đọng vôi răng.

2. Bất thường ở miệng

Bề mặt răng thô ráp, răng mọc không đều khó làm sạch, phương pháp đánh răng không đúng và không chải và súc miệng thường xuyên đều có thể gây ra cao răng.

Đánh răng (PourquoiPas/Pixabay)

Làm thế nào để loại bỏ và làm sạch cao răng?

  1. Đánh răng buổi sáng và buổi tối

Nếu có cao răng giữa các răng, cao răng có mùi hôi và ố vàng thì có thể loại bỏ bằng cách đánh răng cẩn thận. Đánh răng một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, không ăn bất kỳ thực phẩm nào sau khi đánh răng để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ và vệ sinh.

Đồng thời, cần biết cách đánh răng đúng, chải răng theo chiều dọc, tránh đánh răng mạnh theo chiều ngang, điều này có thể loại bỏ cặn thức ăn, mảng bám răng và chất bẩn trên bề mặt răng, tránh hình thành và kết tủa cao răng. Đánh răng còn có thể xoa bóp nướu một cách lành tính và đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong nướu, tăng tốc độ lưu thông và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của mô nha chu.

  1. Điều hòa chế độ ăn uống

Ăn cân đối với các thực phẩm chứa chất xơ thô, ăn các thực phẩm có chứa chất xơ thô một cách hợp lý như các loại hạt, trái cây... Nhai kỹ có thể làm sạch răng, ăn ít hoặc tránh đồ ăn quá dính, quá ngọt.

  1. Làm sạch răng

Chảy máu nướu thông thường, viêm nướu và bệnh nha chu đều có liên quan chặt chẽ đến vôi răng, vì vôi răng có thể khiến mảng bám tích tụ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng. Cạo vôi răng siêu âm có thể được sử dụng để loại bỏ vôi răng và cũng có thể làm trắng răng tạm thời. Cố gắng làm sạch răng định kỳ 6 đến 12 tháng một lần, trong quá trình làm sạch phải đảm bảo quy trình vô trùng.

Những vấn đề gì có thể xảy ra nếu cao răng không được loại bỏ?

  1. Ảnh hưởng đến vẻ đẹp

Cao răng bám chặt vào bề mặt răng và sẽ bị lộ ra khi nói chuyện hay cười, để lại ấn tượng xấu với người khác, ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội và thẩm mỹ. Ngoài ra, cao răng còn dễ khiến cặn thức ăn tích tụ trên bề mặt răng, dẫn đến viêm miệng và vi khuẩn phát triển.

  1. Hơi thở hôi

Khi vôi răng tích tụ dần dần sẽ chèn ép nướu và gây viêm nướu. Nếu bạn không súc miệng hoặc đánh răng sau bữa ăn, cặn thức ăn sẽ tích tụ lại, tạo môi trường sống tốt cho vi khuẩn sinh sôi, gây mùi hôi và hơi thở có mùi trong miệng.

  1. Viêm nha chu

Cao răng dễ dàng hấp thụ độc tố và vi khuẩn, cộng với kích ứng cục bộ do cao răng gây ra khiến nướu đỏ, sưng, chảy máu và viêm. Sự kích thích của cao răng dưới nướu và chất độc do các chất dính bám tạo ra dẫn đến vết loét bên trong nướu, khó lành, dẫn đến viêm nha chu.

Cao răng cứng đầu chỉ có thể được loại bỏ bằng cách cạo vôi răng để giữ cho bề mặt răng và cổ răng luôn sạch sẽ, tuy nhiên bạn phải chọn bệnh viện uy tín có các thiết bị vô trùng tránh lây nhiễm.

Theo Lý Trí - Sound of Hope
Khả Vy biên dịch

 



BÀI CHỌN LỌC

Cách loại bỏ cao răng nhờ thói quen tốt hàng ngày