Cha mẹ dạy con 10 kỹ năng này, sẽ tốt hơn mọi của cải

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giáo dục không phải là dạy trẻ một số kiến ​​thức mà cần chú trọng nuôi dưỡng, kích thích động lực bên trong của trẻ, để trẻ có khả năng tự chủ, tự điều chỉnh, trên cơ sở đó hình thành một số kỹ năng cơ bản cho trẻ trong việc đối nhân xử thế.

Cha mẹ dạy con 10 kỹ năng này, tốt hơn bất kỳ của cải nào

Một gia đình xuất sắc và bậc cha mẹ ưu tú không có nghĩa là để lại 10 mảnh đất, 10 căn nhà, 10 chiếc ô tô hay trăm triệu tiền tiết kiệm. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy trẻ 10 kỹ năng này thông qua lời nói và việc làm.

1. Dạy trẻ tính kiên nhẫn lắng nghe

Lắng nghe thực sự quan trọng! Nhiều người trưởng thành ngày nay thiếu kiên nhẫn, không chịu nghe lời người khác nói, luôn hy vọng những gì mình nói là chính xác và hợp lý nhất, thực tế trong nhiều trường hợp, những suy xét của bản thân họ rất phiến diện.

2. Thói quen chăm đọc sách

Trẻ không có thói quen chăm đọc sách, chắc chắn sẽ không có khả năng phát triển bền vững sau này!

Cần cù để tạo thói quen đọc sách, tranh thủ đọc những lúc thời gian rảnh, kiên trì đọc khi gặp nhiều khó khăn.

Nhanh, có nghĩa là có tốc độ đọc nhanh hơn, khả năng tiếp thu thông tin nhanh chóng và khả năng truyền đạt kinh nghiệm đọc với bạn bè một cách kịp thời.

Tạo cho trẻ thói quen đọc sách. (Pixabay)

Đọc trước hết bao gồm việc đọc những văn bản khó, nhưng cũng bao gồm việc đọc thông tin trên Internet và cũng bao gồm việc chú ý đến tất cả các loại thông tin thực tế xung quanh.

3. Khả năng giao tiếp

Nếu không có kỹ năng giao tiếp tốt, ai cũng sẽ không thể hòa nhập vào xã hội thực tế và đánh mất nhiều cơ hội phát triển bản thân. Ngay cả trong việc thực hiện giáo dục gia đình, sự giao tiếp giữa con cái và cha mẹ cũng đặc biệt quan trọng.

4. Khả năng viết

Nếu không có kỹ năng viết tốt thì khó có thể tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp lý tưởng trong xã hội hiện đại. Khả năng viết cũng là một cách thể hiện và quảng bá tốt.

5. Khả năng tự giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

Trẻ em ngày nay, có nhiều trẻ là con một trong gia đình, không có kỹ năng sống, không biết nấu ăn, giặt giũ, thay lốp, thay bóng đèn, sơn nội thất… đây không phải là biểu hiện của sự quý phái mà là không biết cách tự chăm sóc bản thân mình.

Dạy cho trẻ tính tự lập. (Pexels)

Khả năng đối mặt và giải quyết vấn đề một cách độc lập là khả năng sinh tồn mà mỗi người đều phải có trong xã hội hiện đại, đồng thời nó cũng là khả năng cơ bản mà mỗi cá nhân phải có để đối mặt với cuộc sống và sự nghiệp.

6. Phát triển tính khí nghiêm cẩn ở trẻ

Phẩm chất nghiêm cẩn là nhân phẩm cơ bản nhất để trẻ kết giao với người khác, được mọi người tôn trọng và đánh giá cao sau này. Tình hình thực tế hiện nay, ngày càng ít người chú ý đến nghiêm cẩn, quan tâm đến tính nghiêm cẩn và nhấn mạnh đến sự khắt khe, nhưng những người luôn có thể nghiêm khắc lại là những người lãnh đạo của thời đại.

7. Biết tôn trọng người khác, biết tự nhìn lại mình

Cổ nhân đã dạy chúng ta: "Người yêu thương người khác sẽ luôn được người khác yêu mến; người tôn trọng người khác sẽ luôn được người khác tôn trọng".

Ý nghĩa rất rõ ràng, chỉ khi tôn trọng người khác, người khác mới tôn trọng lại bạn. Ngoài ra còn phải thường xuyên suy ngẫm lại những gì mình đã làm, biết sai để thay đổi, không bao giờ là quá muộn.

8. Có ý thức bảo vệ môi trường, để lại trái đất hoàn hảo cho thế hệ sau

Trong thực tế, nhiều người giàu có, quyền lực hiện nay thường không chú trọng, coi thường và bỏ qua khái niệm “bảo vệ môi trường” khi muốn đáp ứng nhu cầu cuộc sống thoải mái của cá nhân. Ví dụ: Dùng nhiều gỗ để trang trí cho ngôi nhà của mình mà không nghĩ đến hậu quả, liệu điều đó có mang lại thảm họa cho tương lai nhân loại?

Khi định cấu hình rạp hát tại nhà hoặc trung tâm âm nhạc, bạn đã cân nhắc xem liệu decibel trong khi phát có làm phiền đến hàng xóm và gây ô nhiễm tiếng ồn hay không?

Khi bạn ăn đủ các loại thực phẩm, đặc biệt là nếm thử các loại thức ăn hoang dã, bạn có bao giờ nghĩ đến những nguyên liệu thực phẩm nào nên được kiểm soát và bảo vệ?

Dạy trẻ ý thức bảo vệ môi trường. (Pixabay)

Hãy để trẻ hình thành thói quen tốt về phân loại rác ngay từ khi còn nhỏ, điều này không chỉ có thể bảo vệ môi trường mà còn giảm thiểu lãng phí tài nguyên.

9. Giáo dục, ảnh hưởng những người xung quanh

Không chỉ biết tự mình học tập, tự mình đọc, mà còn lôi kéo và ảnh hưởng đến việc học tập chung với mọi người xung quanh, điều này sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc không ngừng học tập, đi sâu vào học tập, việc học tập dần dần sẽ được nhiều người xung quanh công nhận.

10. Tiếp xúc thân thiện với thế giới bên ngoài

Giỏi tiếp nhận thế giới bên ngoài, giỏi tiếp thu cái mới, giỏi khám phá, học hỏi cái mới và không ngừng chấp nhận nó là một khả năng rất quan trọng trong xã hội hiện đại, đồng thời còn là biểu hiện quan trọng của sự tiến bộ xã hội.

Nếu cha mẹ và mỗi gia đình có thể để lại 10 kỹ năng này cho con cái, thì cả đời con cái sẽ được hưởng thụ vô tận.

Những cách nuôi dạy con khác nhau sẽ tạo ra những đứa trẻ khác nhau

Phong cách nuôi dạy con cái là những khuôn mẫu hành vi, xu hướng ứng xử đối với con cái tương đối ổn định, cố định mà cha mẹ thể hiện trong hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục con cái hàng ngày.

Hành vi giáo dục của cha mẹ vừa bao gồm hành vi định hướng mục tiêu chuyên môn, để cha mẹ thực hiện trách nhiệm của mình, vừa bao gồm hành vi giáo dục không định hướng mục tiêu, như tư thế, cử chỉ, ngữ điệu thay đổi hoặc biểu lộ cảm xúc tự nhiên...

Cách giáo dục khác nhau sẽ tạo ra những đứa trẻ có nhận thức, tính cách khác nhau. (Pexels)

Nghĩa là, trong cuộc sống hàng ngày, thái độ và bầu không khí tình cảm của cha mẹ, những lời dặn dò, yêu cầu đối với con, cách giao tiếp với con, v.v., đều ảnh hưởng vô hình đến việc hình thành nhân cách của trẻ. Ví dụ:

Trẻ được nuông chiều là nguy hiểm.

Trẻ được nâng niu sinh ra hống hách.

Những đứa trẻ muốn gì được nấy quen với việc bướng bỉnh.

Một đứa trẻ sinh ra từ một gia đình không hạnh phúc rất yếu đuối.

Trẻ bị đánh thì sinh ra nổi loạn.

Đứa trẻ bị mắng sẽ sinh ra bối rối.

Những đứa trẻ bị buộc phải hành động theo ý cha mẹ sẽ sinh ra nhu nhược.

Những đứa trẻ từng trải qua gian khổ đều có lý trí.

Đứa trẻ hiểu được nỗ lực sẽ thành công.

Thường khen sẽ khiến trẻ tự phụ.

Cưng chiều khiến trẻ trở nên lệ thuộc.

Nịnh, dỗ khiến trẻ không thành thật.

Nuông chiều chính là hại con. (Pexels)

Những đứa trẻ được nuông chiều thường kiêu ngạo.

Những đứa trẻ lớn lên trong sự chỉ trích sẽ có xu hướng đổ lỗi cho người khác sau này.

Những đứa trẻ lớn lên trong sự thù địch có thể sau này sẽ trở nên hung hãn.

Những đứa trẻ lớn lên trong nỗi sợ hãi có thể sẽ rụt rè trong tương lai.

Những đứa trẻ lớn lên với lòng thương hại sau này sẽ có xu hướng tủi thân.

Những đứa trẻ lớn lên trong sự chế giễu có thể sẽ tiêu cực và rút lui trong tương lai.

Những đứa trẻ lớn lên với sự ghen tị sau này sẽ dễ mắc phải những mưu mô.

Những đứa trẻ lớn lên trong sự sỉ nhục có thể sẽ cảm thấy tội lỗi trong tương lai.

Những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung sẽ vô cùng kiên nhẫn trong tương lai.

Khi nói đến việc giáo dục con cái, hầu hết các bậc cha mẹ đều làm theo kinh nghiệm chủ quan của bản thân, dễ bỏ qua những đặc điểm cá nhân và tính tự chủ của con. Nhiều bậc cha mẹ làm việc vất vả, hy sinh mọi thứ cho con nhưng không thu được kết quả tốt, thậm chí còn gây ra những tổn thương tâm lý nghiêm trọng cho con, thật đáng tiếc và buồn biết bao!

Hãy nhớ rằng con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, muốn con cái trở thành người như thế nào thì phải thay đổi phương pháp giáo dục, hướng trẻ về những tấm gương tốt để nuôi dưỡng tâm hồn của chúng.

Theo Vương Hoà - Aboluowang - Nguồn: Sohu Maternity and Infant Reprints
Tuyết Liên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ dạy con 10 kỹ năng này, sẽ tốt hơn mọi của cải