Choáng ngợp thư viện đẹp nhất thế giới từ thời trung cổ 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thư viện Quốc gia Áo được mô tả là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới với vẽ đẹp lộng lẫy, cổ kính và cầu kỳ của nó.

Thư viện nằm ngay giữa thành phố Vienna, nơi này từng là trung tâm của một đế chế rộng lớn và hùng mạnh trên khắp châu Âu.

Vì cho rằng kiến thức là sức mạnh, nên gia đình Hapsburg đã xây dựng thư viện vĩ đại này trong cung điện của họ, để lưu lại kiến thức, ký ức văn hóa và các tuyên bố về chủ quyền được thu thập để đảm bảo củng cố quyền lực của họ.

Nhưng không có triều đại nào tồn tại mãi mãi. Và khi quyền lực của vương tộc Hapsburgs suy yếu, với khát vọng độc lập ngày càng mạnh trong lãnh thổ của mình, Thư viện Hoàng gia đã trở thành Thư viện Quốc gia Áo như hiện tại.

Tuy nhiên, nó vẫn giữ được phần lớn vẻ oai hùng của một vị Hoàng đế từng được cho là do chính Chúa phong chức.

Bên trong Thư viện Quốc gia Áo. (agsaz/Shutterstock)
Bên trong Thư viện Quốc gia Áo. (aliaksei kruhlenia/Shutterstock)

Kiến trúc và văn hóa trong thư viện là những tuyệt tác về nghệ thuật được thiết kế theo phong cách Baroque rất ấn tượng và tỉ mỉ, khi đến đây chúng ta như lạc vào chốn Thần tiên.

Thư viện có rất nhiều đầu sách và bản thảo—một số có giá trị rất lớn, có niên đại từ thời trung cổ, được đặt trên các kệ ở hai bên sảnh của thư viện. Tuy nhiên, chúng không còn có thể đọc được vì các sách này đã quá cũ và được trưng bày dưới dạng hiện vật lịch sử và có thể quan sát chúng từ xa.

Thư viện hoàng gia này còn có nhiều thứ hơn thế nữa, nó là nơi chứng thực quyền lực và di sản của Vương tộc Hapsburgs. Nó được tân trang lại vào thời của Hoàng đế Leopold I và được con trai ông, Charles VI, người khởi xướng xây dựng vào năm 1722.

Tổng thể kiến trúc của thư viện như một tác phẩm nghệ thuật theo phong cách Baroque, được kết hợp rất đồng bộ gồm tất cả các loại hình nghệ thuật chính như: điêu khắc, kiến trúc, tranh bích họa.

Bức bích họa trên trần mái vòm của Thư viện Quốc gia Áo State Hall. (jorisvo/Shutterstock)
Tượng của Hoàng đế Charles VI bên trong Thư viện Quốc gia Áo State Hall ở Vienna, Áo. (Diego Grandi/Shutterstock)

Khu vực sảnh chính hình bầu dục của thư viện có một bức tượng Herculean miêu tả chân dung của Charles VI đã đăng quang Hoàng đế La Mã Thần Thánh. Đôi cánh Thiên thần hình vòng cung ở hai bên tương ứng với hai chủ đề đối lập: chiến tranh và hòa bình, với các bức bích họa và họa tiết hài hòa.

Thư viện được trang trí bằng những cột đá cẩm thạch màu và những chiếc lá màu vàng rực rỡ, khu vực hội trường cao hơn 183m với trần là mái vòm ở giữa. Khi ngắm nhìn bức bích họa chính bạn sẽ thấy quang cảnh trên thiên đường bao trùm từ trên cao xuống, và hòa quyện với kiến trúc địa phương.

Những nhân vật Thần thánh và con người trần thế đều xuất hiện trên những đám mây sắc màu và ban công giả trong tác phẩm này, “Trở thành một vị thần” là một tác phẩm có sự kết hợp hài hòa với các chi tiết khác trong thư viện.

Nếu bạn đến thăm thủ đô Vienna, bạn chắc chắn sẽ thấy thư viện này được các công ty du lịch và các áp phích quảng cáo đặt ở vị trí mặt tiền, các bức tượng và nội thất được trang trí bên trong thư viện là một trong những viên ngọc lộng lẫy nhất của Vienna.

Bên trái: Chi tiết bức bích họa tại thư viện. (jorisvo/Shutterstock); Phải: Bên trong Thư viện Quốc gia Áo, nằm trong Cung điện Hofburg. (agsaz/Shutterstock)
Quang cảnh trần nhà của Thư viện Quốc gia Áo. (Evgeny Shmulev/Shutterstock)
Một bức bích họa trên trần bên trong thư viện Cung điện Hofburg, Vienna. (jorisvo/Shutterstock)

Tuy thư viện Hoàng gia có nhiều dấu ấn từ nhiều thế kỷ trước. Vào thời trung cổ, nó là kho báu của Công tước Albrecht III vào cuối những năm 1300, được xem như một nhà nguyện bên trong lâu đài của Công tước.

Thư viện Quốc gia Áo hiện đang lưu trữ: “ trang sức, đá quý và đủ loại hiện vật quý hiếm khác, các phòng khác của thư viện này còn lưu giữ những cuốn sách có giá trị lớn. Những báu vật này không chỉ có giá trị về vật chất mà còn mang tính biểu tượng rất thiêng liêng”.

Trong số những bộ sưu tập này có một cuốn sách cổ nhất được lưu giữ đến ngày nay, đó là cuốn Phúc Âm, được trình bày bởi bốn nhà truyền giáo khác nhau, các góc của cuốn sách được trang trí bằng quốc huy của bốn bang khác nhau của nước Áo: Austria, Styria, Tyrol và Carinthia.

Và khi bộ sưu tập thay đổi chủ sở hữu (bao gồm cả một số Hoàng đế La Mã Thần thánh) qua nhiều thế kỷ, nó đã được mở rộng, với nhiều bộ sưu tập khác thông qua việc mua bán, hợp nhất và lưu trú học thuật.

Mặt tiền của thư viện State Hall ở Vienna. (Borisb17/Shutterstock)
Một kệ sách với nhiều loại sách cổ trong Thư viện Quốc gia Áo. (Ann Raff/Shutterstock)

Khi bước vào thời kỳ Thượng Phục Hưng, các bộ sưu tập sách của thư viện tập trung vào khoa học, lịch sử và phả hệ để hợp pháp hóa và bảo vệ di sản Hoàng gia; vẻ đẹp của những bản thảo đã nhường chỗ cho quyền lực.

Tuy nhiên, theo thời gian trong thế kỷ 18, việc chỉ lưu trữ các sách đại diện cho một gia tộc đã bị chỉ trích và việc bổ sung thêm các loại sách về kiến thức khác đã trở thành trọng tâm của thư viện. Các loại sách về hệ thống chỉ số và các công trình khoa học cũng được bổ sung để phong phú hơn.

Nơi này đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử: từ lâu đài của Công tước; đến Wiener Neustadt, lâu đài của Frederick III thế kỷ 16; rồi đến Nhà Harrach năm 1623; trước khi được chuyển thành cung điện Hoàng gia của Vương tộc Hapsburgs, sau đó trở thành thư viện quốc gia Áo hoàn thành vào năm 1726.

Một quả địa cầu bên trong Thư viện Quốc gia Áo. (Yudai/Shutterstock); (Hình nhỏ) Chi tiết một bản thảo cổ trong Thư viện Quốc gia Áo, Vienna. (Alessandro Cristiano/Shutterstock)
Nội thất của Thư viện Quốc gia Áo. (Nazar Skladany/Shutterstock)Phòng khánh tiết là viên ngọc quý của thư viện, thư viện cũng được mở rộng bổ sung thêm các phòng trưng bày và phòng đọc. Chủ yếu là phòng trưng bày dành cho các học giả và nhà ngoại giao đến thăm vào thế kỷ 18, hội trường hiện là nơi để công chúng nghiên cứu và giải trí.

Được mệnh danh là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới, vì bên trong thư viện chứa đựng một kho tàng kiến thức khổng lồ và cũng là nơi lưu lại ký ức lịch sử vào thời kỳ cổ đại của quốc gia Áo.

Bên cạnh 200.000 đầu sách trong thư viện, còn có các bản chép tay bằng giấy cói, một bộ sưu tập các quả địa cầu, âm nhạc, bản đồ, các bài báo in và nhiều hiện vật khác, tổng cộng khoảng 4 triệu tác phẩm.

Vì vậy, đây là một địa điểm không thể bỏ qua nếu bạn đến Vienna.

Không chỉ là di sản quý báu của một đế chế —mà còn là một dấu ấn kỳ diệu của lịch sử nhân loại.

Theo Michael Wing -The Epoch Times
Thiên Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Choáng ngợp thư viện đẹp nhất thế giới từ thời trung cổ