Chuyên gia: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ tư đang bắt đầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Loan, Trung Quốc đã bắt đầu các cuộc tập trận quân sự chưa từng có xung quanh hòn đảo, khiến một số chuyên gia gọi đây là sự khởi đầu của Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ tư. Khi theo dõi các hoạt động quân sự đang diễn ra, PLA đã sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan như thế nào, kéo theo những tác động chiến lược to lớn hơn là gì?

Theo Đài Á Châu Tự do, các chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS) hôm 22/8 nhận đình rằng, mục đích của việc tàu chiến và máy bay quân sự Trung Quốc băng qua đường giữa eo biển Đài Loan là phá vỡ các quy ước của eo biển Đài Loan và cố gắng thiết lập một "trật tự mới". Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận chống lại Đài Loan, phóng tên lửa qua hòn đảo, đưa máy bay quân sự và tàu chiến đi qua tuyến trung tâm của eo biển Đài Loan, tất cả đều có thể trở thành một "bình thường mới".

Tuy nhiên, một số học giả chỉ ra rằng ý nghĩa chính trị của các cuộc tập trận của Trung Quốc thực sự còn lớn hơn ý nghĩa quân sự.

Ông Christopher Twomey, Chuyên gia tại Học viện Hải quân Hoa Kỳ nói, "Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là một tín hiệu chính trị ... Đây không phải là cuộc tập trận trước khi xâm lược Đài Loan, mà là một tuyên bố chính trị về sự bất mãn với Hoa Kỳ và Đài Loan".

Một số học giả cũng cho rằng hàng loạt hành động của Trung Quốc sau chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi là hoạt động mang tính nhất quán của Trung Quốc.

Bà Cristina L. Garafola, nhà nghiên cứu chính sách tại RAND Corporation, một tổ chức tư vấn của Mỹ chỉ ra rằng, "Trung Quốc sử dụng các phương tiện quân sự và phi quân sự để đối phó với Đài Loan, và họ sẽ sử dụng mọi nguồn lực để đạt được các mục tiêu chính trị của mình. Các phương tiện mà họ áp dụng bao gồm chiến tranh ngoại giao, kinh tế, tài chính, thông tin, và chiến tranh mạng".

Chuyên gia Du Mengxin nhận định, "Trong vài tháng tới, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục nóng lên. Nhìn lại cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1954, cũng như cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1995 và 1996, kéo dài đến 8 tháng. Do đó, khi Hoa Kỳ nói rằng tàu chiến Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đi qua eo biển Đài Loan để hộ tống cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, Trung Quốc coi đây là một hành động khiêu khích - một 'lằn ranh đỏ'".

Ngoài ra, trong cuộc tập trận của Trung Quốc chống lại Đài Loan, một số tên lửa của quân đội Trung Quốc đã hạ cánh xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.

Nhật Bản có kế hoạch tăng tầm tên lửa chống hạm đối phó với Trung Quốc

Nhật báo Yomiuri đưa tin, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang nghiên cứu triển khai Tên lửa chống hạm Type-12 phóng từ mặt đất (Type 12 SSM), tăng cường tầm bắn của tên lửa từ 200 km đến hơn 1.000 km, tiếp cận vùng nước các đảo xa xôi phía tây nam và vùng Kyushu.

Nhằm mục tiêu thu hẹp “khoảng cách tên lửa” với Trung Quốc, Nhật Bản đang xem xét phát triển kho dự trữ chiến lược 1.000 tên lửa hành trình tầm xa, khi căng thẳng trên eo biển Đài Loan gia tăng. Những vũ khí được nâng cấp, có khả năng phóng từ chiến hạm và trên không, sẽ đưa bờ biển Trung Quốc và Triều Tiên vào tầm bắn hiệu quả.

Tên lửa do Lực lượng Phòng vệ Mặt đất trang bị này được lên kế hoạch cải tiến để phóng lên các tàu chiến hoặc máy bay chiến đấu, và cũng sẽ được sử dụng cho các cuộc tấn công mặt đất trong tương lai. Tên lửa có thể được triển khai sớm nhất vào năm 2024, sớm hơn kế hoạch ban đầu khoảng hai năm.

Phân tích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ ra rằng ĐCSTQ có khoảng 1.900 tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ đất liền và khoảng 300 tên lửa hành trình tầm trung có tầm bắn bao phủ khắp Nhật Bản.

Triều Tiên cũng đã triển khai hàng trăm tên lửa đạn đạo với tầm bắn có thể vươn tới Nhật Bản. Trung Quốc và Triều Tiên cũng đang phát triển tên lửa siêu thanh có thể thay đổi quỹ đạo và rất khó bị đánh chặn. Nếu Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản chỉ đánh chặn bằng tên lửa chống thì sẽ rất khó đáp trả.

Ông Shen Mingshi, Giám đốc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Đài Loan, tin rằng việc Nhật Bản triển khai tên lửa tầm xa nằm ngoài những cân nhắc chiến thuật và sẽ có tác dụng răn đe Trung Quốc.

Huyền Anh

Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia: Khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ tư đang bắt đầu