Cựu Tổng tham mưu trưởng Anh: 3 lý do khiến sức mạnh chiến đấu tổng thể của Nga chưa được phát huy

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Putin tự tin rằng: Quân đội của ông hiện đại, được trang bị tốt và được đào tạo bài bản, một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Ukraine sẽ nhanh chóng thành công và phần lớn không đổ máu. Nhưng thực tế không phải!

Theo quan niệm thông thường của quân đội xưa nay ‘không có kế hoạch nào tồn tại trong lần tiếp xúc đầu tiên với kẻ thù’. Trong trường hợp Nga xâm lược Ukraine, kế hoạch của quân đội Nga khó thành công trước khi tấn công Ukraine.

Hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine rất kém. Tổn thất của Nga được ước tính vào khoảng 7.000 đến 14.000 người, tương đương 15% toàn bộ lực lượng xâm lược, đội hình xe tăng của họ cách Kyiv 64 km về phía bắc đã không đạt được tiến bộ nào trong một tháng.

Không có gì ngạc nhiên khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu ‘biến mất’ trước mắt công chúng, với lý do “vấn đề về tim”. Và chắc hẳn cũng có một số sĩ quan cấp cao khác lo lắng cho cuộc gọi tiếp theo tới Điện Kremlin.


Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoygu. (Ảnh: wikimedia)

Nguyên nhân dẫn đến thất bại của Nga nằm ở kế hoạch quân sự, vốn đã mắc phải một loạt sai lầm

Chiến lược xâm lược ban đầu của ông Putin, một cuộc tấn công 3 mũi từ biên giới Belarus về phía nam đến Kyiv, từ Crimea ở phía bắc đến khu vực Donbas, và về phía tây, là quá tham vọng và tiêu tốn quá nhiều tài nguyên.

Hơn nữa, sự di chuyển nhanh chóng cần thiết trên mặt đất phụ thuộc vào ưu thế trên không của Nga, điều mà lực lượng phòng không Ukraine chiếm ưu thế và ngăn cản quân đội Nga.

Không chỉ vậy, các hoạt động trên không của Nga hiện nay vẫn chưa được tích hợp với các lực lượng mặt đất. Xe tăng của họ cần sự chi viện của bộ binh, pháo binh và cần được bảo vệ bằng vũ khí phòng không.

Nhưng bất chấp các báo cáo rằng, Nga đã tập trận trong nhiều tuần ở biên giới Ukraine trước cuộc xâm lược, khi cuộc tấn công đầu tiên được phát động, vẫn thiếu sự hợp tác chủ chốt giữa các lực lượng trên không và trên bộ.

Tệ hơn nữa, xe tăng Nga T-90, và T-72 thời Chiến tranh Lạnh, rất dễ bị phá hủy bởi vũ khí chống tăng và rất khó sửa chữa.


Một chiếc T-90A khai hỏa khi đang di chuyển, năm 2012. (Ảnh: wikimedia)


Một chiếc T-72B3M năm 2016. (Ảnh: wikimedia)

Công tác hậu cận (tức là cung cấp cho mặt trận các yếu tố cần thiết như nhiên liệu, nước, đạn dược và năng lượng) chưa hỗ trợ được các lực lượng tiến công. Dẫn đến một cơn ác mộng cho đội xe tăng phía bắc Kyiv.

Nếu Ukraine có nhiều lực lượng không quân hơn, thì đoàn xe 64km sẽ là mục tiêu sống.

Rõ ràng là, lực lượng Nga đã ‘cố tình đánh lừa’ khi cho rằng, hoạt động này là một sứ mệnh gìn giữ hòa bình, và quân đội Nga tự coi là người giải phóng.

Chúng ta đã thấy, khi quân đội Nga đối mặt với thực tế, những người lính Nga trẻ tuổi choáng váng, và thường mất tinh thần bởi niềm tin của người Ukraine quyết tâm bảo vệ đất nước của họ.

Ngoài ra, thiếu đội ngũ các hạ sĩ quan mạnh trong cơ cấu quân đội Nga, điều này khiến các lính nghĩa vụ trẻ không có khả năng trở thành lực lượng lãnh đạo cấp trung cần thiết cho một chiến dịch thành công.

Và lãnh đạo cao cấp của quân đội Nga đã gây thêm áp lực lên các sĩ quan ở tất cả các cấp, để họ tiếp tục lãnh đạo binh lính của họ, bằng chứng là cái chết được ghi nhận đầy đủ của gần 20 đại tá và tướng lĩnh Nga khi hành động.

Tại sao người Nga không triển khai xe tăng T-14 Armata tiên tiến nhất của họ?

Tại sao những chiếc xe tăng thế hệ thứ tư này, được trang bị tên lửa dẫn đường bằng laser, lại không xuất hiện trên chiến trường vẫn còn là một bí ẩn.


T-14 Armata của Lục quân Nga trong lễ duyệt binh chiến thắng 9-5-2015. (Ảnh: wikimedia)

Có lẽ cũng giống như rất nhiều trang bị hiện đại, T-14 vẫn gặp những vấn đề thời kỳ đầu. Tuy nhiên, kế hoạch và trang bị chỉ là 2 trong 3 yếu tố tạo nên hiệu quả chiến đấu tổng thể - yếu tố thứ 3 là yếu tố con người.

Quá nhiều đơn vị Nga sử dụng mạng điện thoại di động 3G không an toàn của Ukraine, khiến việc Ukraine đánh chặn ở Kyiv trở nên tương đối dễ dàng, và nhắm chính xác mục tiêu các cuộc tấn công.

Được tiếp sức bởi bản năng sinh tồn mạnh mẽ, quân đội Ukraine và các đội quân tình nguyện tập hợp vội vã đã giành lợi thế.

Mặc dù thua kém quân đội Nga về quân số và hỏa lực, nhưng người Ukraine đã sử dụng xe tăng T-64 và T-72 cũ hơn của mình, kết hợp với một lượng lớn vũ khí chống tăng và phòng không hiện đại do phương Tây cung cấp đã phát huy tác dụng tốt.

Hiện tại, câu hỏi quan trọng nhất vẫn là, khi nào thì chiến tranh kết thúc?

Bất chấp sự thành công tương đối của người Ukraine cho đến nay, nhưng lực lượng Nga lớn mạnh vẫn có khả năng đánh bại đối thủ nhỏ hơn, mặc dù với chi phí ngày càng tăng.

Nếu không thể đổ bộ vào trung tâm thành phố, và chắc chắn là không vào được Kyiv, Nga sẽ buộc phải tránh xa và sử dụng pháo kích, điều này có thể khiến Kyiv gần như bị hủy diệt hoàn toàn như Mariupol.


Lực lượng cứu hỏa Ukraine làm việc giữa đống đổ nát của trung tâm mua sắm Retroville, một ngày sau khi nó bị lực lượng Nga nã pháo vào một khu dân cư ở phía tây bắc thủ đô Kyiv của Ukraine vào ngày 21/3/2022. (Ảnh: Fadel Senna/ AFP/ Getty Images)

Cùng lúc đó, Tổng thống Zelensky đang thực hiện quyền lãnh đạo của mình và quân đội của ông đang cố gắng ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga, tất cả đều đang ‘câu giờ’ cho ông trên bàn đàm phán.

(Ghi chú: Tác giả bài viết này, Tướng Francis Richard Dannatt, nguyên là Tổng Tham mưu trưởng người Anh - Tổng tư lệnh Lục quân)

Bách Diệp
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Cựu Tổng tham mưu trưởng Anh: 3 lý do khiến sức mạnh chiến đấu tổng thể của Nga chưa được phát huy