Ảnh chụp những con bạch tuộc trong suốt kỳ lạ trong vùng nước tối 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người Đài Loan 46 tuổi cư trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, anh không chụp ảnh trên đất liền mà chụp ảnh dưới dưới nước. Những bức ảnh bạch tuộc ở vùng nước tối đen của ảnh khiến mọi người thích thú. Anh thường khám phá các vùng biển xa xôi trên khắp thế giới.

Bị bao vây tứ phía bởi vùng nước đen, nhiếp ảnh gia lặn Wu Yung-sen nhất thời bị đưa vào trạng thái lấp lửng, khiến anh không phân biệt được đâu là trời đâu là đất.Tuy nhiên, khoảng trống đen tối, đáng sợ bao trùm ấy lại đem đến cho anh một trải nghiệm sống tuyệt vời. Yung-sen gọi những vùng nước đen này là “Biên giới cuối cùng của thợ lặn”, lĩnh vực nghệ thuật mà anh đã chọn.

Niềm đam mê chụp ảnh của Yung-sen về cuộc sống đầy bí ẩn dưới đáy biển sâu đã đưa anh đến những vùng đất xa xôi hẽo lánh, và cho chúng ta khám phá thế giới không có ánh nắng của đại dương. Tại đây, anh chạm trán với những con cá mập mắt thủy tinh, những con bạch tuộc trong suốt và những con sứa lanh lợi. Những đàn cá Gossamer và lươn xoắn gọi đây là nhà, mặc dù chúng hiếm khi được nhìn thấy ở trên mặt nước. Yung-sen tiết lộ tất cả những loài sinh vật quý hiếm dưới lòng đại dương qua ống kính của mình.

Epoch Times Photo
(Được sự cho phép của
Wu Yung-sen)

Epoch Times Photo(Được sự cho phép của Wu Yung-sen)

Khởi đầu với mong muốn chia sẻ những chuyến đi của anh ấy với gia đình, anh đã mua chiếc máy ảnh đầu tiên và tự mình học cách chụp ảnh cách đây nhiều năm với mong muốn chụp những bức ảnh dưới nước. Anh ấy muốn cho người khác thấy những gì mình đang thấy, mặc dù khi đó anh ấy chưa có kinh nghiệm chụp ảnh dưới nước.

Mười năm thực hành đã biến một nhiếp ảnh gia non trẻ một thời trở thành một chuyên gia. Vào năm 2015, Nghề nhiếp ảnh của Yung-sen đã bước lên một tầm cao mới khi thử nghiệm việc lặn xuống vùng nước đen - về cơ bản là lặn biển ngoài khơi xa và chụp ảnh ở những vùng nước sâu thẳm đến nổi không nhìn thấy đáy. Sử dụng ánh sáng truyền từ một đường dây xuống dưới, người ta có thể thu hút các sinh vật dưới nước. Đây cũng là những khu vực trọng yếu để Yung-sen khám phá.

Ông nói: “Mục đích là khám phá một thế giới mới lạ lẫm, tìm kiếm sự sống và các loài sinh vật mới trong vùng biển rộng lớn, đồng thời thể hiện khía cạnh ít được biết đến của các sinh vật."

Epoch Times Photo
(Được sự cho phép của
Wu Yung-sen)

Epoch Times Photo(Được phép của Wu Yung-sen)

Theo Yung-sen, việc chụp ảnh khi lặn xuống vùng nước đen đòi hỏi bốn yếu tố: (1) độ nổi trung tính, cho phép người lặn di chuyển ngang mà không bị chìm hoặc trồi lên; (2) một kinh nghiệm lặn dày dặn; (3) thiết bị đáng tin cậy, bao gồm đèn chiếu sáng phù hợp; (4) "sự chờ đợi"- yếu tố cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng.

Phần lớn việc chụp ảnh của anh được dành để thực hiện điều kiện cần thiết cuối cùng này là việc quan sát.

Anh nói với The Epoch Times:"Hầu hết công việc nhiếp ảnh của tôi dựa trên tỷ lệ sử dụng 9/10 thời gian để quan sát và 1/10 thời gian để chụp”.

Công sức đợi chờ được đền đáp bằng một cuộc gặp gỡ. Khi giây phút cuối cùng ấy đến, Yung-sen có thể " nắm bắt được phong thái" của sinh vật mà anh nắm bắt.

"Nói chung, chụp ảnh về môi trường khá nhàm chán” - anh nói - “Làm thế nào để chụp một bức ảnh có thể truyền tải hết được nội dung là chủ đề quan trọng nhất đối với tôi. Là một thợ lặn, những sinh vật biển này đều quá quen thuộc. Làm sao để công chúng, những người chưa từng lặn xuống nước hiểu được bức ảnh này thực sự là một vấn đề quan trọng của loại hình nhiếp ảnh này."

Epoch Times Photo
(Được sự cho phép của
Wu Yung-sen)

Epoch Times Photo
(Được sự cho phép của
Wu Yung-sen)

Để thực hiện được mục tiêu này, những bức ảnh chụp dưới nước của anh đòi hỏi nhiều hơn cả nhận thức hai chiều.

"Sử dụng camera thông thường (một loại máy chống thấm nước đặt biệt) và đèn flash dưới nước để chụp ảnh. Bạn không chỉ cần biết cách chụp ảnh, biết lặn, mà còn phải có khả năng tự bảo vệ mình và có cả những kiến thức khái quát về sinh vật biển” - Yung-sen nói.

"Nói một cách chính xác, nó là sự tổng hợp của tất cả kinh nghiệm chứ không phải việc sử dụng một kĩ năng độc lập nào đó."

Anh nói, việc làm quen các thiết bị trong nghề cũng là điều cần thiết với một người mới, đặc biệt là khi lặn. Kết hợp các kỹ năng đa dạng của mình với thiết bị mà anh tin tưởng.

Yung-sen gói một máy ảnh SONY A1 và các ống kính: FE 14mm f / 1.8 GM, FE 12-24mm F2.8 GM và FE 90mm f / 2.8 Macro G OSS.

Epoch Times Photo
(Được sự cho phép của
Wu Yung-sen)

"Chỉ khi bạn ở trong một hoàn cảnh thật an toàn thì bạn mới có thể tập trung chụp ảnh vì vậy thiết bị chụp ảnh trở nên cực kì quan trọng trong lúc này” - anh nói thêm.

Bên cạnh một loạt những kĩ năng và các thiết bị cần thiết, nhận thức đặc biệt nhạy bén sẽ giúp tạo nên một cảnh quay thành công. Trước khi Yung-sen bấm nút chụp, anh cố gắng thoát khỏi góc nhìn chủ quan của mình và xem xét ảnh từ góc nhìn của bên thứ ba. Trong nhiếp ảnh dưới nước, khung cảnh đó luôn thay đổi.

“Điều thu hút tôi nhất là hệ sinh thái dưới nước luôn thay đổi ” - anh nói - "Do thời gian khác nhau, cùng một địa điểm có thể có nhiều cảnh khác nhau."

Bên cạnh biên giới hoàn toàn mới hiện Yung-sen mê mẩn này, nhiều bức ảnh đáng nhớ đã được anh chụp ở vùng nước chìm gần đất liền. Anh chia sẻ rằng những bức ảnh "khó quên nhất" của anh là về cá mú goliath, một loài cá lớn hơn anh, ở Cuba vào năm 2019.

Epoch Times Photo
(Được phép của
Wu Yung-sen)

Anh chia sẻ: "Nó đã chủ động áp sát tôi.Tôi đã rất sợ hãi vào thời điểm đó vì tôi đã nhìn thấy những con cá mập ăn thịt."

Những bức ảnh tuyệt vời khác ghi lại cảnh cá hồi di cư ở các con sông 6 độ C của Canada và những con cá sấu nước mặn hoang dã hung hãn% của Mỹ, mà Yung-sen chụp vào năm 2018. Cuộc phiêu lưu là vô tận. Và vì vậy, nó là tất cả công việc của anh.

Hiện tại, Yung-sen đang bận rộn chụp ảnh cho các nhà tài trợ, các nhà điều hành khu nghỉ dưỡng lặn biển lớn và đóng góp cho các tạp chí nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Anh cũng tham gia giảng dạy tại các hội nghị nhiếp ảnh.

Epoch Times Photo
(Được phép của
Wu Yung-sen)

Trong khi anh thường dành phần lớn thời gian của mình để quay xa Đài Loan, mọi thứ đã khác trong năm nay. Gần đây, do "sự phù hộ của Chúa", anh đã dành thời gian của mình để chụp ảnh tất cả các đại dương của Đài Loan, đặc biệt là ngoài khơi Đảo Orchid.

Ông nói: "Đài Loan là một trong những quốc gia đang hoạt động đa phương diện. “Bạn bè tôi luôn ghen tị rằng tôi vẫn có thể chụp dưới biển bình thường.

Lịch trình chụp ảnh ở nước ngoài của anh ấy tạm dừng trong năm nay do đại dịch. Tuy nhiên Yung-sen hy vọng mọi thứ sẽ trở lại bình thường vào năm tới. Những vùng biển sâu xa xôi đầy bí ẩn vẫn đang chờ được khám phá.

Hồng Thi
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ảnh chụp những con bạch tuộc trong suốt kỳ lạ trong vùng nước tối