Bán thận, bán con gái, lấy chồng già là những thảm kịch đang xảy ra ở Afghanistan 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo phóng viên "Asahi Shimbun" Nhật Bản phỏng vấn tại chỗ cho thấy, các gia đình nghèo ở Afghanistan đổi lấy khoản tiền tương đương khoảng 2300 USD, họ buộc phải bán nội tạng, bán con để tồn tại. Cư dân than thở: "Còn cách nào khác không?"

Ngày 15 tháng 8 năm 2021, Taliban đã chiếm được Kabul, thủ đô của Afghanistan, và tuyên bố thành lập một quốc gia dựa trên chủ nghĩa Hồi giáo, đến nay đã được một năm. Nhưng khi viện trợ quốc tế cạn kiệt, thì tình trạng mất an ninh lương thực và khủng hoảng y tế ngày càng gia tăng.

Bán thận vẫn chưa đủ tồn tại

Theo bài báo của "Asahi Shimbun", Taliban đã lật đổ chế độ được Hoa Kỳ và các đồng minh ủng hộ, và thành lập Đại công quốc Hồi giáo Afghanistan, đến nay tròn một năm tuổi. Tuy nhiên, Afghanistan sau khi đã trở lại dưới sự cai trị của Taliban, hiện tại điều kiện kinh tế kém, các tổ chức quốc tế và đại sứ quán của nhiều quốc gia đã rút đi, sự chú ý của thế giới đối với Afghanistan đã dần giảm đi. Nguồn viện trợ tài chính quốc tế trước kia bằng khoảng một nửa ngân sách của chính phủ, thì hiện nay đã giảm mạnh, xuất hiện nhiều người thất nghiệp hơn trên các đường phố. Cùng với dịch bệnh, hạn hán và khủng hoảng lương thực trên toàn thế giới, cuộc sống của những người dân thường càng khó khăn hơn.

Phóng viên của "Asahi Shimbun" đã phỏng vấn một bà mẹ trẻ 20 tuổi Timley ở ngoại ô thành phố Hrat, miền Tây vào ngày 28 tháng 7. Có một vết phẫu thuật dài 15 cm ở bên bụng của cô. Đây là dấu vết của quả thận trái của cô được cắt bỏ trong bệnh viện cách đây 2 tháng. Cô cho biết, cô đã nhờ người môi giới bán thận, kiếm được 240.000 Afghani (tiền Afghanistan - khoảng 62 triệu VNĐ), nhưng phần lớn trong số đó đã được dùng để trả nợ.

Timley cho biết, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, chồng cô từng kiếm sống bằng nghề bán rau, kiếm được khoảng 500 Afghani (khoảng 130.000 VNĐ) một ngày. Nhưng hiện nay anh gần như không có thu nhập, cả nhà chỉ có thể ăn 2 bữa mỗi ngày, hầu như bữa nào cũng bánh xèo với chè, chỉ thỉnh thoảng chồng mang về nhà dưa hấu và hành Tây còn dư, thì mới cho thêm rau vào. Còn uống sữa còn khó hơn cả nằm mơ. Còn về lần trước ăn thịt là khi nào, thì đã quá lâu rồi, tôi thậm chí không nhớ được.

Timley tiết lộ rằng, hai vợ chồng cô đang thảo luận về việc có nên bán đứa con gái 2 tuổi của họ để sống sót hay không. Bài báo dẫn lời Timley nói rằng, nếu một gia đình không có con cái muốn con nuôi, thì một bé gái 2 tuổi có thể bán được với giá khoảng 2300 USD (khoảng 53 triệu VNĐ).

Liên hợp quốc đã kêu gọi giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan, nơi có tới 20 triệu người, gần một nửa dân số cả nước, đang rất cần sự hỗ trợ.

Bán con gái tôi để giữ mạng sống cho cả gia đình

Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, khoảng 95% dân số Afghanistan sống dưới mức nghèo khổ, do không có đủ lương thực nên rất khó để có thể ăn một bữa no mỗi ngày. Tổ chức Tầm nhìn Thế giới của Đài Loan đã đề cập đến việc một bé gái 3 tuổi, Parema, cùng 4 chị em gái ngồi trên sàn nhà lạnh lẽo, và chỉ có thể ăn cà rốt mà người khác không muốn ăn, mà không biết rằng, đây là bữa ăn cuối cùng của bé với gia đình.

Kể từ khi cha mẹ của Parema đã bán bé cho người khác với giá 600 đô la Mỹ (khoảng 14 triệu VND), mẹ của bé, cô Massouma, bất lực bày tỏ, cả gia đình đã đói suốt, những đứa trẻ thường khóc đòi ăn, cô phải nhặt thức ăn từ thùng rác để tồn tại: “Chúng tôi buộc phải bán một đứa con gái để giữ cho 4 đứa còn lại có thể sống sót”.

Ước mơ duy nhất của cô bé 12 tuổi là ly hôn

Theo báo chí nước ngoài, bé gái 12 tuổi người Afghanistan, Roqia, đã khóc với mẹ rằng "ly hôn là ước mơ duy nhất của đời con", cô bé không muốn ở tuổi này phải lấy Bashir, một người bằng tuổi ông nội của mình. Chủ yếu là do cha của Roqia bị bệnh và nằm liệt giường nhiều năm, mẹ cô cũng bị trầm cảm vì những năm tháng chiến tranh loạn lạc triền miên, khó xoay xở nên gia đình phải vay tiền từ Bashir để tồn tại, nhưng khi họ vẫn chưa trả, Bashir đã hỏi cưới Roqia và trả món nợ bằng của hồi môn.

Roqia nói: "Khi mẹ tôi và các em tôi biết tin tôi đính hôn, họ đã khóc với tôi". Mặc dù cha cô miễn cưỡng gả cô cho người đó, nhưng ông nói rằng, ông không có lựa chọn nào khác, và trong nhà cũng không ai có thể chăm sóc chúng tôi được. Tuy nhiên, chủ nợ Bashir không chỉ đã kết hôn từ lâu rồi, mà còn có một đứa cháu trai nội trạc tuổi Roqia. Ông ấy dường như ngày nào cũng đến nhà cô, yêu cầu bố cô gả con gái cho ông ấy.

Mặc dù Roqia vẫn muốn tiếp tục học tập và giao lưu với bạn bè, nhưng để trả tiền nợ, cô đã hy sinh cơ hội đi học để đi làm, nhưng số tiền kiếm được chỉ đủ cho gia đình cô gắng gượng sống mà thôi, hoàn toàn không thể nào trả được nợ.

Thanh Hà
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Bán thận, bán con gái, lấy chồng già là những thảm kịch đang xảy ra ở Afghanistan