Chính trị gia và giới tinh hoa Úc kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 9 tháng 7 năm 2022, sau cuộc diễu hành, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" tại Quảng trường Liên bang (Federation Square ), lên án hành động tàn bạo của ĐCSTQ, và kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại tàn bạo kéo dài 23 năm đối với Pháp Luân Công.

Tháng 7 nước Úc đang trong mùa đông lạnh giá, nhưng nhiều nghị viên và giới tinh hoa không quản ngại cái lạnh, họ đã đến hiện trường lên tiếng ủng hộ. Còn có những nghị viên gửi thư đến cuộc mít tinh, bày tỏ ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Một số lượng lớn khán giả và người qua đường đã ký tên ủng hộ lời kêu gọi đề xuất "Kết thúc ĐCSTQ".


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, một số học viên Pháp Luân Công ở
Melbourne đã tổ chức "Cuộc biểu tình chống bức hại 7/20" tại Quảng trường Liên bang sau cuộc diễu hành. (Chen Ming / Epoch Times)

Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, sau cuộc diễu hành, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/2" tại Quảng trường Liên bang. (Chen Ming / Epoch Times)


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã đến Quảng trường Liên bang để cử hành "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7". (Asllan / Epoch Times)

Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại tàn bạo và điên cuồng đối với các học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân - Thiện - Nhẫn”. Hàng triệu, chục triệu người bị bắt giam, bị cải tạo lao động, bị tra tấn tàn khốc, bị tiêm thuốc không rõ thuốc gì, bị mổ cướp nội tạng, và bị các bức hại khác, vô số người đã phải rời bỏ nhà cửa, vợ con ly tán, và nhiều gia đình vốn rất hạnh phúc đã bị phá tan, gương vỡ khó lành.


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, sau cuộc diễu hành, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" tại Quảng trường Liên bang. (Chen Ming / Epoch Times)

Bên ngoài Trung Quốc, Pháp Luân Công đã lan truyền đến hơn 100 quốc gia trên thế giới, và được chính phủ cũng như người dân các nước yêu thích. Để ghi nhớ thời khắc lịch sử này, và thể hiện sự ủng hộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, các học viên từ nhiều quốc gia đã tổ chức các cuộc diễu hành và mít tinh vào tháng 7 hàng năm, để đánh thức lương tâm của người dân, và kêu gọi nỗ lực chung để ngăn chặn cuộc bức hại khủng khiếp này.

Người đứng đầu Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Victoria: Chấm dứt cuộc bức hại đẫm máu


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, Phàn Huệ Cường, người đứng đầu Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp Victoria, đã phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

Ông Phàn Huệ Cường, trong bài phát biểu của mình, người đứng đầu Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Victoria, cho biết: "Chúng tôi tập hợp ở đây hôm nay để kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại đẫm máu này".

“Có bằng chứng cho thấy trong 23 năm qua, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ bỏ tù, tra tấn, và thậm chí giết hại chỉ vì niềm tin của họ. Các chuyên gia nhân quyền và pháp luận đã chứng thực, ĐCSTQ đã phạm tội nguy hại nhân loại và tội diệt chủng".

Ông nói rằng, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Úc đã đệ trình lên chính phủ Úc danh sách các quan chức Trung Quốc phạm tội ác chống lại loài người, và cần bị xử phạt theo luật của Úc tương tự như Đạo luật Magnitsky. Theo khuôn khổ pháp lý của mình, chính phủ Hoa Kỳ đã bắt đầu trừng phạt các quan chức ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ông nói: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Úc yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho tất cả các học viên Pháp Luân Công và tù nhân lương tâm đang bị giam cầm”.

Nghị viên bang Victoria: Các học viên Pháp Luân Công hiểu rõ nhất ý nghĩa của tự do

Nghị viên khu Đông Nam Đảng Dân chủ Tự do bang Victoria, David Limbrick nói với cuộc biểu tình: "Một trong những mục đích của Đảng Dân chủ Tự do là bảo vệ quyền tự do, và những người hiểu rõ nhất ý nghĩa của quyền tự do thường là những người đã bị mất nó" .


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, David Limbrick, nghị viên khu Đông Nam của Đảng Dân chủ Tự do bang Victoria, phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

"Nhiều người tôi tiếp xúc đến Úc đã trải qua việc mất tự do. Nhiều người trong số họ là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Họ đã bị bức hại ở Trung Quốc và vẫn đang bị bức hại trong 23 năm."

Limbrick tin rằng, người Úc nên lắng nghe câu chuyện của những người bị mất tự do ở các quốc gia khác. "Nó có thể giúp chúng tôi hiểu tại sao lại có tự do như vậy ở đây (Úc), và tại sao tự do cần được bảo vệ trước tiên".

"Tôi chào đón những người đến Úc để thoát khỏi sự đàn áp, tôi hoan nghênh các bạn. Đối với những người dũng cảm đứng lên đấu tranh cho quyền tự do của mình, và những người không quản sự hiểm nguy bản thân, lên tiếng vì những người bị bức hại, tôi hy vọng các bạn kể cho người Úc nghe câu chuyện của mình, khuyến khích họ bảo vệ tự do của Úc".

Phát ngôn viên đối ngoại của Đảng Xanh: Sẽ không bỏ qua các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ

Thượng nghị sĩ Đảng Xanh và là Người phát ngôn Đối ngoại của Đảng Xanh, Jordon Steele-John, cho biết trong một lá thư ủng hộ: “Tôi ủng hộ sự kiện này (mít tinh chống bức hại), đây là một sự giúp đỡ to lớn để mọi người hiểu được những gì đã xảy ra với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Sự thật của cuộc bức hại là rất quan trọng".


Thượng nghị sĩ Đảng Xanh và là phát ngôn viên đối ngoại của Đảng Xanh Jordon Steele-John. (Trang web chính thức của GreensMPs)

"Chúng ta phải tiếp tục kêu gọi Trung Quốc ngừng vi phạm nhân quyền, và trong khi duy trì quan hệ kinh tế và thương mại Úc-Trung, chúng ta sẽ không bỏ qua những vi phạm nhân quyền đối với quy nhóm người mô lớn như vậy (nhóm Pháp Luân Công)."

Steele-John cho biết, ông hoan nghênh và đánh giá cao những đóng góp của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc: “Chính sự đa dạng văn hóa và chủ nghĩa văn hóa đa nguyên khiến quốc gia này phồn vinh như thế này”.

Nhà lãnh đạo Đảng Lao động Dân chủ bang Victoria: Hỗ trợ mạnh mẽ các học viên Pháp Luân Đại Pháp

Nghị sĩ Bernie Finn, một thành viên của Hạ viện Victoria, và là lãnh đạo của Đảng Lao động Dân chủ bang Victoria, đã gửi một lá thư đặc biệt tới các nhà tổ chức để bày tỏ tình đoàn kết với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Ông “bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ của tôi đối với những học viên ở Trung Quốc, những người luôn đối mặt với sự đàn áp và cái chết".


Thành viên của Hạ viện Victoria, Nhà lãnh đạo đảng Lao động Dân chủ, Nghị sĩ bang Victoria Bernie Finn. (Grace Yu / Epoch Times)

Ông nói: "Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện ôn hòa, không đe dọa bất kỳ ai - ngoại trừ những kẻ dùng bạo lực và tàn bạo để cai trị. Những người theo đuổi quyền con người cơ bản dưới sự cai trị của ĐCSTQ, liên tục bị chính quyền bức hại, giết hại, điều này cho thấy sự tàn bạo của ĐCSTQ. Chính quyền Bắc Kinh không có bất kỳ lý do nào bức hại những người ôn hòa, nhưng chính quyền này vẫn trấn áp tàn nhẫn những học viên Pháp Luân Đại Pháp ôn hòa”.

"Tôi gửi lời chúc nồng nhiệt nhất đến cộng đồng Pháp Luân Đại Pháp. Xin hãy vững vàng. Tôi sát cánh cùng các bạn. Các bạn, chúng ta, nhất định sẽ chiến thắng".

Cây viết của "News Weekly": Những người văn minh đều nên tin và làm theo "Chân - Thiện - Nhẫn"

Ông Peter Westmore, cây viết chính cho tạp chí News Weekly của Úc, và là cựu chủ tịch Hội đồng Công dân Quốc gia Úc (NCC), phát biểu tại cuộc mít tinh: "Chúng tôi thấy hàm nghĩa từ các hành động của ĐCSTQ đến chủ nghĩa cộng sản ngày nay, đó là tra tấn, áp bức, độc tài, và diệt chủng. Những gì ĐCSTQ làm là sự thống trị khủng bố đối với người dân".


Ngày 9 tháng 7 năm 2022, Peter Westmore, cây bút chính của tạp chí "Newsweek" của Úc, và là cựu chủ tịch của Ủy ban Quốc tịch Úc (NCC), đã phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

"Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đặc biệt tàn ác, bởi vì đó là cuộc bức hại một nhóm người, theo bất kỳ nghĩa nào, đều không có khả năng là mối đe dọa đối với chế độ".

"Nguyên lý 'Chân, Thiện, Nhẫn' mà các học viên Pháp Luân Công tin tưởng là điều mà tất cả những người văn minh nên tin theo và tuân theo. Bằng cách thực hành nguyên tắc này, các học viên Pháp Luân Công đã thúc đẩy sự hòa hợp xã hội, nhưng họ lại bị bức hại vì điều này."

"Tội ác mổ cướp nội tạng sống là dã man và hung tàn, còn ác hơn bất cứ tội ác nào".

Ông Westmore nói rằng, ĐCSTQ khác với Trung Quốc. Người dân Trung Quốc hiền lành và văn minh, nhưng ĐCSTQ, kẻ bức hại dân chúng, thì không như vậy, không thể đại diện cho người dân Trung Quốc. ĐCSTQ "man rợ, tàn nhẫn và tàn bạo, và chúng ta phải đối đầu với chúng như trước đây, chúng ta hy vọng và biết rằng, một ngày nào đó chế độ tà ác này sẽ sụp đổ."

Cựu phó chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ bang Victoria: Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ bị thanh toán

Ông Gerard Flood, cựu Phó Chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ Úc tại bang Victoria, phát biểu tại cuộc mít tinh: “Đảng Cộng sản Trung Quốc chắc chắn sẽ bị thanh toán”. Ông tin rằng những đức tính tuyệt vời của “Chân, Thiện, Nhẫn” của Pháp Luân Đại Pháp là tốt, là lương y chữa lành cho các vết thương bởi sự tàn bạo của chính quyền của ĐCSTQ.


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, Gerard Flood, cựu phó chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ Úc ở bang Victoria, đã phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

Ông Flood nói rằng, chúng ta phải "tố cáo và bác bỏ những lời dối trá và lừa bịp của ĐCSTQ và các tổ chức ủy quyền của nó". Ông đề nghị người dân Victoria bắt đầu một chiến dịch, và đưa ra các yêu cầu quy định mới, đó là tất cả các đại lý, cơ quan, cơ quan và tổ chức đối tác cần phải đảm bảo tách khỏi ĐCSTQ.

Ông tin rằng ĐCSTQ đã phạm tội ác chống lại loài người, bao gồm cưỡng bức mổ lấy nội tạng sống, trại lao động cưỡng bức, nô lệ, tra tấn, đàn áp chính trị và diệt chủng. Mục tiêu của biện pháp này là đặt ra các trách nhiệm y tế cần thiết để tôn trọng quyền con người, cũng như các yêu cầu đối với các thực thể và chuyên gia liên quan đến cấy ghép, từ đó ngăn chặn sự lạm dụng nghiêm trọng và bất kỳ sự bất công nào.

Ông Flood cuối cùng nói: "Được hướng dẫn bởi sức mạnh của các đức tính 'Chân, Thiện, Nhẫn' của Pháp Luân Công, mong tất cả chúng ta khẩn trương và tích cực kêu gọi cộng đồng toàn cầu, và các phương tiện truyền thông, thúc giục ĐCSTQ thả các học viên Pháp Luân Công."

Chủ tịch Thời báo Thiên An Môn: Pháp Luân Công mang lại sự hài hòa và vẻ đẹp cho thế giới

Ông Nguyễn Kiệt, Chủ tịch Ủy ban trù bị của Chính phủ Đại lục Trung Hoa Dân Quốc. kiêm Chủ tịch Thời báo Thiên An Môn, đã có bài phát biểu bằng cả tiếng Trung và tiếng Anh. Ông nói: "Pháp Luân Công tuân theo các giá trị phổ quát của 'Chân, Thiện, Nhẫn' và cải thiện đạo đức, đó là động lực tích cực cho sự phát triển xã hội"; "Pháp Luân Công mang lại sự hài hòa và vẻ đẹp cho thế giới."


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, ông Nguyễn Kiệt, Chủ tịch Ủy ban trù bị của Chính phủ Đại lục Trung Hoa Dân Quốc, và là Chủ tịch của "Thời báo Thiên An Môn", đã phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

Ông Nguyễn Kiệt nói rằng, kể từ năm 2002, ông đã ủng hộ cuộc đấu tranh đòi tự do tập luyện và ngăn chặn cuộc bức hại Pháp Luân Công. "Khi bạn ủng hộ một người đấu tranh cho quyền của họ, là bạn ủng hộ chính mình. Bởi vì trong một xã hội, nếu một người bị bức hại, thì có nghĩa là tiếp theo sẽ đến lượt bạn".

Ông nói rằng, trong số các nhóm chính trị Trung Quốc trên mạng xã hội như Twitter và Facebook, chủ nghĩa chống ĐCSTQ đã trở thành xu hướng chủ đạo, và những người ủng hộ cộng ĐCSTQ không có thị trường. "Đây là một dấu hiệu tốt. Chúng tôi tin rằng, ngày càng nhiều người Trung Quốc sẽ dũng cảm đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công, và chấm dứt sự độc tài của ĐCSTQ". Ông nói rằng, ông sẽ tiếp tục ủng hộ Pháp Luân Công để chống lại cuộc đàn áp cho đến khi cuộc đàn áp dừng lại.

Ông Nguyễn Kiệt nói: “Chế độ ĐCSTQ đã đến hồi kết thúc, sau đại dịch, ngày càng có nhiều quốc gia và người dân phương Tây thức tỉnh, và nhận ra rằng ĐCSTQ là mối đe dọa lớn đối với hòa bình thế giới. ĐCSTQ không có bạn bè trong thế giới tự do, vì vậy tôi tin rằng những ngày của nó không còn nhiều nữa".

Chủ tịch ban Giám sát Liên đoàn Dân chủ Trung Quốc: Tôi là một người ủng hộ kiên định của Pháp Luân Đại Pháp

Ông Cao Kiện, giám sát trưởng của Liên minh Dân chủ Melbourne, nói: "Tôi không phải là học viên Pháp Luân Công, nhưng tôi là bạn của các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người bạn của tôi tham gia phong trào dân chủ, đều trở thành đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Hễ ĐCSTQ còn tồn tại trong một ngày, thì tôi vẫn sẽ kiên quyết lên tiếng vì Đại Pháp. Tôi là một người ủng hộ kiên định của Đại Pháp".


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, ông Cao Kiện, Chủ tịch Ban Giám sát của Liên minh Dân chủ Melbourne, đã có bài phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

Ông nói rằng, ngày 10 tháng 6 năm 1999, ĐCSTQ đã thành lập "Phòng 610", đây là một cơ quan đặc biệt được thành lập để đàn áp Pháp Luân Công. Chỉ hơn một tháng sau, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp dã man gần 100 triệu học viên Pháp Luân Công tu luyện “Chân - Thiện - Nhẫn”.

"Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị cảnh sát bắt giữ và thậm chí bị bỏ tù. Người thân của bạn bè tôi đã bị bức hại tàn bạo đến chết vì tín ngưỡng của họ. Cho đến nay, mỗi ngày ở Trung Quốc, đều có các học viên Đại Pháp mất mạng vì tín ngưỡng của họ!"

Ông Cao Kiện nói: "Hôm nay, các học viên Pháp Luân Công ra ngoài giảng chân tướng, chỉ để nói với mọi người rằng, ĐCSTQ là tà giáo lớn nhất. Cửu Bình Đảng Cộng sản chính là giảng chân tướng. Tam Thoái (thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội) mới có thể bỏ tà quy chính".

Năm 2002, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Melbourne đã chỉ thị cho một nhóm người Hoa ở nước ngoài, lập một quầy tuyên truyền ở lối vào Khu Phố Tàu của Melbourne, và đặt nhiều tờ rơi phỉ báng Pháp Luân Công, đồng thời đăng thông tin về triển lãm vu khống Pháp Luân Công trên các tờ báo Trung Quốc. Vì vậy, các học viên Pháp Luân Công đã kiện nhóm Hoa kiều lên Ủy ban Công bằng.

Ông Cao Kiện, người tình cờ có mặt tại thời điểm đó, đã tình nguyện làm chứng cho các học viên Pháp Luân Công. Ông Cao Kiện nói rằng, nhóm người Hoa ở nước ngoài mời ông đi ăn tối, "Họ gần như cầu xin tôi, bởi vì một khi tôi đứng ra làm chứng, họ sẽ thua kiện. Khi tôi từ chối, họ đe dọa tôi."

“Tôi chỉ nói với họ: Tôi biết rõ ràng khi tôi đứng lên có nghĩa là gì, nhưng tôi phải đứng lên” - Ông nói: “Tôi là người đầu tiên ở Úc lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công.”

"Hai mươi năm đã trôi qua, và tôi vẫn luôn bước đi trên mọi nẻo đường. Tôi đã đến Sydney để tham gia các hoạt động của Pháp Luân Công, và tôi cũng đã đến Gold Coast. Chỉ cần đó là hoạt động của Pháp Luân Công, tôi sẽ tham gia. Trái tim của tôi được kết nối với tất cả mọi người (các học viên Pháp Luân Công). Tôi mong muốn 'Chân - Thiện - Nhẫn' luôn ở bên chúng ta” - Ông Cao Kiện nói.

Học viên Pháp Luân Công: Tôi suýt nữa đã bị ĐCSTQ mổ cướp nội tạng

Cô Angel, một học viên Pháp Luân Công từ Thẩm Dương, đã bị ĐCSTQ bức hại nghiêm trọng nhiều lần vì không từ bỏ đức tin của mình. Tại cuộc mít tinh, cô kể lại việc cô suýt trở thành nạn nhân của nạn mổ cướp nội tạng sống khi cô ở Trung Quốc.


Học viên Pháp Luân Công Angel (đầu tiên từ trái sang) từ Thẩm Dương phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Asllan / Epoch Times)

Trong những ngày đầu của cuộc bức hại, vào tháng 7 năm 2000, Angel và ba học viên Pháp Luân Công khác đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện ôn hòa, họ đã bị bắt cóc bất hợp pháp khi ngồi thiền trong vòng vài chục giây. Tháng 12 năm 2001, khi cô Angel đang trên lớp học thì bị bắt cóc và bị giam ở lớp chuyển hóa. "Tôi đã tuyệt thực để phản đối cuộc đàn áp, và một vài người đã đè tôi lên ghế để bức thực tôi. Khi họ rút ống ra, trên đó có máu. Sau khi tuyệt thực, huyết áp của tôi lên rất thấp, vì vậy họ yêu cầu gia đình tôi cõng tôi về nhà".

Vào tháng 3 năm 2004, cô Angel lại bị bắt cóc và tra tấn. "Các tù nhân trong trại tạm giam bị các quản giáo sai khiến, đã quỳ 2 gối trên ngực tôi, giật tóc và bức thực tôi bằng cách bóp chặt đầu tôi."

Sau hơn một tháng bị bức hại, cô Angel đã gầy như que củi. Khi thấy tình trạng này, cảnh sát vội vã đưa cô về nhà. "Mẹ tôi đã rất đau buồn khi nhìn thấy tôi đang thoi thóp, hai mắt nhắm nghiền, bà không ngừng khóc và gọi tên tôi!" - Cô Angel nghẹn ngào và rơi nước mắt đau đớn.

Mãi cho đến khi cô đến Úc và thoát khỏi trải nghiệm bi thảm không thể chịu đựng được, Angel mới nhận ra rằng, khi cô bị đưa đến nhà tù và bị cưỡng bức rút máu, cô suýt nữa đã bị ĐCSTQ mổ lấy nội tạng.

"Tại sao? Chỉ vì tôi tin vào 'Chân-Thiện-Nhẫn' mà tôi và gia đình tôi phải chịu nhiều đau khổ như vậy?! Khi nào tôi mới có thể đi làm, làm việc, học Pháp và luyện công trong hòa bình? Ở Trung Quốc, tín ngưỡng, tự do đều là những thứ xa xỉ!" - Sau khi kết thúc bài phát biểu, cô Angel không thể nén nổi đã nói với khán giả những lời từ nơi sâu thẳm trái tim mình.

Cặp đôi phương Tây: Tại sao chúng tôi đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện

Người phương Tây Jarrod Hall và vợ kể lại trải nghiệm thỉnh nguyện của họ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 2001. Vào thời điểm đó, Jarrod đã là một học viên Pháp Luân Công, anh ấy biết về cuộc đàn áp ở Trung Quốc, và quyết định đến Bắc Kinh cùng với bạn gái (là vợ anh sau này), Emma Hall, để thỉnh nguyện.


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, học viên Pháp Luân Công ở Melbourne, Jarrod Hall và vợ đã phát biểu tại "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" ở Melbourne. (Chen Ming / Epoch Times)

Anh Jarrod nói: "Tôi cảm thấy đây là một cơ hội để thực hiện chính nghĩa".

"Tôi nhớ mình đã đứng vững vàng trên Quảng trường Thiên An Môn với biểu ngữ trong người, giấu trong cổ áo khoác" - anh nói: "Tôi nghĩ đến nhiều học viên Trung Quốc đã hy sinh mạng sống, tự do, sức khỏe. Họ đã lên tiếng vì nhân quyền của mình".

"Dù hơi lo lắng nhưng tôi vẫn tìm được cơ hội để giương cao biểu ngữ."

Sau khi bị bắt vì thỉnh nguyện ở Thiên An Môn, Jarrod và Emma bị đưa đến một bãi đậu xe ngầm, ở đó có 20 đến 30 cảnh sát khám xét.

Emma nói: “Chúng tôi đứng dậy và hát “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” bằng tiếng Trung... " - Emma nói, tiếng hát của họ dường như khiến những cảnh sát say mê: “Lúc đó rất kỳ diệu, có một số cảnh sát vỗ tay, có một số cảnh sát còn giậm chân theo nhịp điệu”.

"Tôi nhận ra rằng, cuộc bức hại này không phải do người Trung Quốc khởi xướng, mà do ĐCSTQ và Giang Trạch Dân lãnh đạo, và không thể đại diện cho người Trung Quốc. Người Trung Quốc chỉ bị che mắt bởi những điều này (tuyên truyền bịa đặt)" - Emma nói.

Emma cũng nói: "Vào thời điểm đó, tất cả các phương tiện truyền thông ở Úc đang lặp lại những gì mà tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói với họ. Đó là một lý do khác khiến chúng tôi đến đó."

Sau khi trở về từ Quảng trường Thiên An Môn, vợ chồng Jarrod đã được truyền thông Úc phỏng vấn về những gì đã xảy ra ở Trung Quốc.

Cô ấy nói: "Tôi chỉ muốn nói với mọi người rằng, hãy đứng lên và làm điều gì đó. Bạn có thể liên hệ với các phương tiện truyền thông mà bạn biết, liên hệ với các nghị sĩ của bạn và nói với họ, chúng ta không thể dung túng cho cuộc thảm sát này của ĐCSTQ, chúng ta không thể tuân theo ĐCSTQ”.

Chàng trai người Philippines: Muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công

Anh Norn, một thanh niên đến từ Philippines, là một người đam mê nhiếp ảnh, anh thường thích đi dạo quanh Melbourne, và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời từ khắp nơi. Khi cuộc mít tinh bắt đầu, anh Norn bị thu hút bởi năng lượng do nhóm Pháp Luân Công tỏa ra, và giơ máy ảnh lên, không ngừng chụp ảnh từ nhiều góc độ.


Anh
Norn đến từ Philippines. (Eliza / Epoch Times)

"Đây là một lễ kỷ niệm về chủ nghĩa đa văn hóa, và tôi cũng muốn tìm hiểu về Pháp Luân Công hôm nay. Tất cả những người có mặt đều thân thiện, tràn đầy sức sống và dễ gần."

Anh Norn lấy tờ thông tin sự thật từ các tình nguyện viên, và nói rằng anh đã xem tin tức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Anh tin rằng, cuộc mít tinh hôm nay đang thúc đẩy và lan tỏa một số giá trị tích cực, đó là điều thu hút anh ấy nhất.


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" tại Quảng trường Liên bang sau cuộc diễu hành. (Chen Ming / Epoch Times)


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" tại Quảng trường Liên bang sau cuộc diễu hành. (Chen Ming / Epoch Times)


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" tại Quảng trường Liên bang sau cuộc diễu hành. (Chen Ming / Epoch Times)


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, một số học viên Pháp Luân Công ở Melbourne đã tổ chức "Cuộc mít tinh chống bức hại ngày 20/7" tại Quảng trường Liên bang sau cuộc diễu hành. (Chen Ming / Epoch Times)


Vào ngày 9 tháng 7 năm 2022, những người qua đường đã ký vào mẫu chữ ký cho đề xuất "Kết thúc ĐCSTQ". (Chen Ming / Epoch Times).

Thanh Hà
Theo Epochtimes

 

 



BÀI CHỌN LỌC

Chính trị gia và giới tinh hoa Úc kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công