Những người thợ săn Kazakh cùng với đại bàng và ngựa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều thu hút tôi là sự gắn bó giữa những con đại bàng và những người thợ săn, cách tương tác giữa người thợ săn với đại bàng, trang phục họ sử dụng, những con ngựa họ cưỡi… Có thể có cả trăm người tham gia, và đại bàng luôn tìm thấy ông chủ của mình.

Nhiếp ảnh gia người Hà Lan, Wout de Jong, đã thực hiện một đoạn tư liệu và chụp một loạt ảnh về các nền văn hóa bản địa châu Á, những nền văn hóa truyền thống đang bị mai một và bên bờ vực tuyệt chủng.

Gần đây, ông De Jong đã công bố những bức ảnh tư liệu mới nhất của mình về một số cảnh quan xung quanh, những kỹ năng và truyền thống độc đáo của những người Kazakh chuyên sống du mục và rất giỏi đi săn bắn cùng với đại bàng. Loạt ảnh này được thực hiện khi ông đi du lịch đến Mông Cổ.

Nhiếp ảnh gia này cũng thừa nhận rằng giới nhiếp ảnh, công chúng và ngành du lịch luôn bị thu hút bởi Lễ hội Đại bàng vàng hàng năm của người Kazakh. Đây là một truyền thống của người dân sống tại đây. Bên cạnh lễ hội, du khách còn có thể bị lôi cuốn bởi hàng loạt câu chuyện hậu trường hấp dẫn khác.

Người Kazakh ở Mông Cổ ngày nay đã phát triển nhiều so với tổ tiên của họ. Những người dân sống bằng nghề chăn nuôi du mục trên vùng đồng bằng trước đây, dần chuyển sang làm nông nghiệp và du lịch, mặc dù kỹ năng săn bắn độc đáo với đại bàng và kỹ năng cưỡi ngựa vẫn là niềm tự hào trong nền văn hóa của họ.

Ông De Jong đã ghi hình lễ hội của người Kazakh bằng camera của mình và phát lại tại nơi đây. Điều này đã vô tình tạo nên một điểm thu hút khách du lịch. Cũng tại địa điểm này, ông còn chia sẻ những câu chuyện tích cực và đẹp đẽ trong cách sống độc đáo của người Kazakh.

(Ảnh: Wout de Jong)

Ông De Jong, 65 tuổi, có cơ hội ở cùng một người thợ săn và chính cơ hội này giúp ông trải nghiệm được một cảm giác “được quan tâm” rất khác và độc đáo mà không có ở phương Tây. Người thợ săn mà ông De Jong ở cùng là một hậu duệ trong một gia đình năm hoặc sáu thế hệ đều là thợ săn bắn cùng với đại bàng và ngựa. Ngôi nhà của những người thợ săn tràn ngập các họa tiết đại bàng và đồ dùng. Ông De Jong chia sẻ suy nghĩ của mình với The Epoch Times: “Đối với tôi, đó thực sự là điểm nhấn, khi nhìn thấy đại bàng trong môi trường bình thường của nó… và nó sống cùng với người thợ săn ở nhà. Bạn nhìn thấy con đại bàng - nó thực sự thú vị - nó là một phần của gia đình họ. Họ coi nó như một đứa trẻ. Nó đang ở trong nhà của họ và họ cho nó ăn, khiến đại bàng rất chú ý”.

Ông giải thích cách những người thợ săn đưa đại bàng vào thị tộc và đưa chúng trở lại tự nhiên. Ông De Jong cho biết: “Họ luôn sử dụng những con đại bàng cái nhỏ và lấy chúng từ tổ, sau đó huấn luyện chúng. Những người thợ săn sẽ sống cùng với những con đại bàng này khoảng 8 hoặc 10 năm, và sau đó lại thả chúng về lại với tự nhiên.”

Ông De Jong cũng nhận xét về kỹ năng điều khiển đại bàng, săn bắt bằng đại bàng và cưỡi ngựa của người Kazakhstan: “Đó là truyền thống của họ, là kỹ năng”.

Người Kazakh ngày nay bị kẹt giữa hai thế giới. Một mặt, họ tự hào giữ vững những lề lối cũ của mình; mặt khác, họ bị tấn công bởi những ảnh hưởng hiện đại và chính trị thế giới. Tuy nhiên, Lễ hội Đại bàng vàng hàng năm vẫn là nguồn cảm hứng dồi dào cho những hậu duệ bản địa này.

(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)

Ông De Jong mô tả về lễ hội: “Tôi tin rằng đây là lễ hội lớn nhất trong khu vực. Tôi nghĩ 60 hoặc 70 thợ săn đã tham gia lễ hội. Bây giờ, họ sử dụng hộp sọ của cáo và lông cáo để hóa trang thành một con động vật thực thụ. Những con đại bàng phải đáp xuống chỗ con vật giả kia giống như trong một cuộc đi săn thực sự. Vào năm 2015, những người thợ săn Kazakh đã từ bỏ việc săn bắt cáo sống, vì vậy họ chỉ sử dụng hộp sọ của cáo. Mọi người cứ tưởng rằng động vật sống sẽ được sử dụng cho việc đó, nhưng điều đó không còn nữa. Sử dụng động vật sống để biểu diễn không tốt cho du lịch, nhưng đó là truyền thống của họ, nên họ đã chế tác ra loại động vật giả này”.

Ông De Jong cho biết thêm ngoại hình và thần thái cũng rất quan trọng trong cuộc thi: “Cách tương tác giữa người thợ săn với đại bàng, trang phục họ sử dụng, những con ngựa họ cưỡi”.

“Lễ hội, nó có những thăng trầm của nó”, ông De Jong nói. “Tôi thích nó, nhưng tôi không thích tất cả. Nhưng điều thu hút tôi là sự gắn bó giữa những con đại bàng và những người thợ săn… Có thể có cả trăm người tham gia, và đại bàng luôn tìm thấy ông chủ của mình”.

Vì lễ hội thu hút nhiều khách du lịch, nên điều này cũng tốt cho người dân tộc thiểu số Kazakh.

Người nhiếp ảnh gia say mê văn hóa châu Á, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng, hy vọng sẽ quay lại Mông Cổ sau khi đại dịch dừng lại để tiếp tục câu chuyện. Ông De Jong phát biểu về dự định tương lai: “Câu chuyện cần phải được tiếp tục. Và khi tôi rời đi, bộ phim kết thúc, nó không phải là kết thúc của câu chuyện. Và đó là những gì tôi hy vọng chúng ta có thể làm, với tư cách là nhiếp ảnh gia, với tư cách là nhà báo, để giữ cho câu chuyện sống động. Câu chuyện vẫn chưa kết thúc, nó chưa bao giờ kết thúc”.

(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)
(Ảnh: Wout de Jong)

Hoa Long

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Những người thợ săn Kazakh cùng với đại bàng và ngựa