Hai điều nên tránh nói để giúp giữ tình cảm anh em trong gia đình thuận hoà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc sống của mỗi người, gia đình là nơi bắt đầu, và mối quan hệ giữa anh em ruột mang lại một sắc thái đặc biệt cho không gian ấm áp đó.

Tuy nhiên, việc hòa hợp giống như bước vào một khu vườn đầy gai góc, đòi hỏi sự khôn ngoan và kiên nhẫn. Trong gia đình, việc tránh những chủ đề nhạy cảm này sẽ làm cho mối quan hệ giữa anh em ruột trở nên hòa thuận hơn.

1. Gác lại hiềm khích, vun đắp tương lai

Đối với anh em ruột, những trận cãi vã, tranh giành khi còn nhỏ dường như là điều không thể tránh khỏi. Khi trưởng thành, nhìn lại những kỷ niệm ấy, ta có thể mỉm cười nhớ về tuổi thơ hồn nhiên, nhưng cũng không thể phủ nhận những tổn thương còn sót lại.

Điều quan trọng là chúng ta cần học cách gác lại hiềm khích, không nên khơi gợi lại những mâu thuẫn trong quá khứ. Khi đã trưởng thành, anh em ruột sẽ dần hiểu được giá trị của sự chín chắn và bao dung.

Thay vì chìm đắm trong những ân oán nhỏ nhặt từ thuở ấu thơ, hãy tập trung vào việc xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đôi bên.

Điều quan trọng là chúng ta cần học cách gác lại hiềm khích (pixabay)

2. Gác lại thành tựu, vun đắp gắn kết

Khi trưởng thành, mỗi người anh em ruột đều có hướng đi riêng và nỗ lực không ngừng cho ước mơ của mình. Tuy nhiên, thành tựu không phải là thước đo để khoe khoang, mà là để cùng nhau chia sẻ và chúc mừng.

Vì vậy, nguyên tắc thứ hai của "hai điều nên tránh nói" là không đề cập đến thành tựu của bản thân.

Điều này không có nghĩa là phủ nhận thành công, mà là để tránh biến thành công thành nguồn gốc của sự so sánh và ghen tị trong mối quan hệ gia đình.

Gia đình là một thể thống nhất và mối quan hệ giữa anh em ruột nên dựa trên sự hòa hợp.

Nhấn mạnh quá nhiều vào thành tựu của cá nhân mình có thể dẫn đến những so sánh không cần thiết và gây ra mâu thuẫn.

Khi chia sẻ, chúng ta nên chú trọng đến cảm nhận của người khác và cùng nhau chúc mừng thành công của mỗi người.

Bằng cách gác thành tựu cá nhân của mình sang một bên, chúng ta có thể duy trì sự bình hoà giữa anh em ruột và khiến mối quan hệ trở nên bền chặt hơn.

Anh em hoà thuận (pixabay)

Giữa anh em ruột, việc áp dụng quy tắc "hai điều nên tránh nói" như một cách ứng xử có thể trở thành một sự ngầm thấu hiểu.

Bằng cách gác lại những hiềm khích trong quá khứ, chúng ta có thể tập trung hơn vào hạnh phúc hiện tại và tương lai. Đồng thời, việc không đề cập đến thành tựu cá nhân sẽ giúp duy trì sự hòa hợp trong gia đình.

Các mối quan hệ gia đình cần được quản lý, và quy tắc “hai điều nên tránh nói” này sẽ giải quyết một cách thích hợp những xung đột có thể xảy ra và tạo ra một môi trường dễ chịu và ấm áp hơn giúp các thành viên dễ hòa hợp với nhau hơn.

Trong hành trình cùng nhau trưởng thành, anh em ruột có thể thấu hiểu, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau, biến gia đình thành bến đỗ bình yên cho tâm hồn.

Theo Tống Vân - Aboluowang
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Hai điều nên tránh nói để giúp giữ tình cảm anh em trong gia đình thuận hoà