Học viên Pháp Luân Công Úc xếp hình "Pháp Chính Càn Khôn"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã đến Alexander Garden, một điểm du lịch nổi tiếng ở Melbourne, để xếp hình 4 chữ Hán “Pháp Chính Càn Khôn", rất ngoạn mục.

6 giờ sáng, phía đông trắng xóa, sương sớm vừa tan ở Alexander Garden, nhiều tình nguyện viên cho hoạt động xếp hình đã bận rộn tại hiện trường: kéo dây, sửa điểm, đặt đệm, chuẩn bị tỉ mỉ, để đảm bảo cho hoạt động xếp hình của hàng trăm người được diễn ra suôn sẻ.

Sáng sớm ngày 28 tháng 10 năm 2023, các tình nguyện viên tham gia sự kiện xếp hình đã tất bật chuẩn bị tại hiện trường. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)
Sáng sớm ngày 28 tháng 10, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã cùng nhau luyện các bài công pháp tại Alexander Garden ở trung tâm thành phố Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)
Sáng sớm ngày 28 tháng 10, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã cùng nhau luyện các bài công pháp tại Alexander Garden ở trung tâm thành phố Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)

Mặc dù ở Melbourne đã là giữa mùa xuân nhưng công viên vẫn tràn ngập sự mát mẻ, bóng cây đung đưa, sương mai ướt giày. Các học viên Pháp Luân Công lục tục đến, những người áo vàng quần trắng hội tụ thành một vùng sáng rộng lớn - màu sắc này lưu động theo đám đông và hội tụ vào địa điểm xếp hình một cách trôi chảy.

Sáng sớm ngày 28 tháng 10, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tập luyện các bài công pháp tập thể tại Alexander Garden ở trung tâm thành phố Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động xếp hình tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động xếp hình tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)

Khi máy bay không người lái từ từ cất cánh, một bức tranh thù thắng và tráng lệ dần hiện ra: bốn chữ vàng khổng lồ “Pháp Chính Càn Khôn” phản chiếu ánh sáng mặt trời, và được bao quanh bởi cây xanh, tràn đầy sức sống và khí độ trang nghiêm.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện Phật gia do Đại sư Lý Hồng Chí truyền ra thế giới, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm nguyên tắc tu luyện cơ bản. Từ năm 1992 đến nay, Pháp Luân Đại Pháp đã được truyền bá đến hơn 100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Các tác phẩm chính của Pháp Luân Đại Pháp đã được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ để mang lại lợi ích cho thế giới.

Hoạt động xếp hình của các học viên Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc. Năm 1999, các học viên Pháp Luân Công người Úc đã sắp xếp ba chữ khổng lồ “Chân, Thiện, Nhẫn” ở Cảng Darling của Sydney. Đây là lần đầu tiên các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài tổ chức một sự kiện xếp hình. Mặc dù năm đó là năm bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên quy mô lớn của ĐCSTQ, nhưng đó cũng là năm khởi đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của Pháp Luân Công trong khi chống lại cuộc đàn áp.

Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động sắp chữ tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động sắp chữ tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Ya Ming/The Epoch Times)
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động xếp hình tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Ya Ming/The Epoch Times)

Ngày nay, việc xếp hình tập thể đã trở thành một sự kiện lớn đối với các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới, và trở thành một trong những hoạt động quan trọng để các học viên bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với Đại sư Lý Hồng Chí và Pháp Luân Đại Pháp.

Các học viên tham gia xếp hình ngày hôm đó dù dân tộc, ngôn ngữ, màu da khác nhau, nhưng đều có chung một cảm xúc: Xúc động, cảm ân và thần thánh.

Người làm truyền thông cao cấp: Trí tuệ phi thường đến từ Đại Pháp

Renee Luo, hiện sống ở Sydney, làm người dẫn chương trình trên kênh "Ánh sáng Thánh duyên". Cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc vào năm 1998. Renee cho biết, cô đã tin vào sự tồn tại của Thần từ khi còn nhỏ, "bởi vì Ngài luôn ở bên tôi. Tôi tin chắc rằng mình có Sư phụ và Ngài nhất định sẽ đến với tôi."

Renee Luo, một học viên Pháp Luân Công ở Sydney, nói rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là niềm vinh dự của cô. (Grace Yu/The Epoch Times)

Nhìn lại cảm giác phấn khích khi đắc được Pháp Luân Đại Pháp, Renee vẫn còn nhớ rất rõ điều đó. Cô nói: “Tôi chỉ mất chưa đầy hai ngày để xem hết video bài giảng của Sư phụ”. Những thay đổi và công năng trên cơ thể trong quá trình tu luyện mà Sư phụ giảng, “tất cả đều được phản ánh trên cơ thể tôi, và tôi cảm nhận được trường năng lượng rất mạnh mẽ”.

"Tôi biết tất cả những điều này là sự thật. Khi tôi sắp đọc xong, tôi chợt hiểu: Sư phụ, cuối cùng thì Ngài cũng đã đến với tôi!"

Renee, người nghiên cứu văn học, đa tài đa nghệ, tinh thông nhiếp ảnh, cô từng là thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Trung Quốc, và nhận được thẻ xanh dành cho những tài năng xuất sắc ở Hoa Kỳ nhờ nhiếp ảnh. Cô cũng là ủy viên Hiệp hội Nghiên cứu Nhiếp ảnh Đại học Bắc Kinh, đồng thời làm việc trong lĩnh vực thiết kế nghệ thuật.

Nửa năm sau khi tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, Renee ra nước ngoài và tham gia hoạt động nghệ thuật ở New Zealand, Úc, Hoa Kỳ, Canada và những nơi khác. Cô từng làm giám khảo cho các cuộc thi nổi tiếng và thiết kế phông nền sân khấu. Cô đã đào tạo các khóa thẩm mỹ nhiếp ảnh cho nhiều cơ quan truyền thông trong nhiều năm, từ viết bản thảo, xuất bản album đến làm phim, từ viết kịch bản đến đạo diễn, cô đều có thể làm tất cả một cách dễ dàng.

Mặc dù nhiều bạn bè coi cô như một thiên tài, nhưng Renee hiểu rằng tất cả những điều này là do Đại Pháp ban tặng. "Nhiều kỹ năng của tôi là do tôi tự học, và so sánh thì chúng đã đạt đến một trình độ nhất định."

“Lý do tôi nói điều này là vì tôi cảm thấy rất vinh dự, không phải vinh dự vì những gì tôi đã làm, mà vì tôi đã đắc được Đại Pháp. Bởi vì tôi đã tu luyện từng bước trong những năm qua, và tôi thực sự cảm thấy rằng tất cả những điều này là một điều kỳ diệu mà Đại Pháp ban cho”. Cô nói rằng trí huệ luôn xuất hiện không ngừng khi cần thiết.

Nhiều người tò mò sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì thân tâm có những biến đổi gì. Renee nói, tu luyện có thể chữa bệnh khỏe người, do đó sức khỏe khẳng định là tốt. Trên thực tế, nhiều người không tu luyện vẫn có thể trở thành người tốt, vậy những thay đổi trong tâm của người tu Đại Pháp phản ánh ở đâu? Đó chính là nguồn gốc của trí tuệ. “Đại Pháp rõ ràng đã ban cho chúng ta trí tuệ, và những người không tu luyện chắc chắn không có nó.”

“Vì thế, khi tôi vui mừng, tôi không tự mãn, mà cảm thán trí huệ đến từ Đại Pháp sao lại cao minh như thế này!”. Nói đến đây, cô cười vui vẻ.

Giờ đây Renee đang dốc sức truyền lại những gì mình đã học được và trải nghiệm cho nhiều bạn trẻ hơn, để thành tựu cho người khác.

Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động sắp chữ tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)

Quan chức chính phủ bang Tasmania: Đại Pháp giúp tôi tiêu trừ nỗi sợ hãi

Kiarash Haghparast, đến từ Hobart, làm cán bộ dự án cho Chính phủ bang Tasmania. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 8 năm 2022. Đây là lần đầu tiên anh tham gia hoạt động xếp hình.

Kiarash Haghparast, một học viên Pháp Luân Công đến từ bang Tasmania, nói rằng nếu mọi người chiểu theo “Chân - Thiện - Nhẫn” để yêu cầu bản thân thì thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn. (Epoch Times)

Anh nói: “Tôi muốn nhân cơ hội này để quen biết nhiều đồng tu hơn từ các tiểu bang khác và trải nghiệm cảm nhiều người cùng nhau luyện công”.

Haghparast nói: “Qua tu luyện, Đại Pháp đã cải thiện trạng thái thể chất và tinh thần của tôi, nỗi sợ hãi về bệnh tật của tôi cũng biến mất”.

Anh nói: “Có một câu nói bằng tiếng Ba Tư rằng: một tinh thần khỏe mạnh tồn tại trong một cơ thể khỏe mạnh”.

Anh nói: “Mặc dù tôi đã bắt đầu hành trình tâm linh trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nhưng Pháp Luân Đại Pháp khiến tâm trí tôi trở nên linh hoạt hơn, và cũng loại bỏ được rất nhiều nỗi sợ hãi trước đây của tôi”.

Haghparast hoàn toàn đồng ý với các giá trị phổ quát "Chân - Thiện - Nhẫn." "'Chân' có nghĩa là thành thật với bản thân, như thế tôi có thể thành thật với người khác; 'Thiện' dạy tôi yêu sinh mệnh, nhân loại và mọi thứ trong thiên nhiên; ‘Nhẫn’ nhắc nhở tôi rằng, chỉ có sự kiên nhẫn mới có thể vượt qua những thử thách khác nhau và trở thành một người tốt hơn.”

“Tôi cảm thấy việc tu luyện đã đưa tôi đến gần hơn với con người thật của mình, và tôi có thể khám phá những chấp niệm của mình theo cách mà trước đây tôi không thể nhìn thấy. Mặc dù tôi biết vẫn còn nhiều điều phải tu luyện nhưng Đại Pháp mang lại cho tôi niềm đam mê mỗi ngày và năng lượng để thực hành đức tin của mình.”

Anh cũng nói: “Nếu mọi người có thể yêu cầu bản thân tuân theo ‘Chân - Thiện - Nhẫn’, thế giới sẽ trở thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta.”

Sáng ngày 28 tháng 10 năm 2023, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tham gia hoạt động xếp hình tại Alexander Garden, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)

Học viên Sydney: Tặng người bông hồng thì bàn tay lưu lại hương thơm

Tony, một học viên Pháp Luân Công đến từ Sydney, làm việc trong ngành xây dựng, đắc được Đại Pháp vào năm 2010. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, thể chất và tinh thần của Tony đã có những thay đổi lớn: “Bởi vì tôi bị chứng trào ngược axit trong dạ dày gần chục năm, nên ăn gì tôi cũng cảm thấy khó chịu”, nhưng thần kỳ là, sau khi Tony nghiêm túc tu luyện thì vấn đề ợ chua của anh đã biến mất.

Sau khi học viên Tony ở Sydney tu luyện Pháp Luân Công, anh yêu cầu bản thân phải tuân theo nguyên lý “Chân - Thiện - Nhẫn” và nghĩ đến người khác khi gặp vấn đề. (Grace Yu/The Epoch Times)

Như người ta thường nói, Tặng người bông hồng thì bàn tay lưu lại hương thơm. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Tony đã học cách quan tâm đến người khác theo nguyên lý “Chân - Thiện - Nhẫn” và được hưởng lợi rất nhiều từ đó.

"Tôi được chẩn đoán mắc bệnh viêm phế quản mãn tính khi tôi 11 tuổi. Tôi luôn ho và cần hắng giọng". Sau khi tu luyện Đại Pháp, Tony có lần đã luyện công vào sáng sớm và không khỏi muốn ho, và khạc nhổ. "Nhưng lúc đó tôi nghĩ, đừng ho, sẽ ảnh hưởng đến người khác nghỉ ngơi, nên tôi nhịn ho, không phát ra âm thanh nào. Lúc này, cổ họng khô khốc của tôi chợt ẩm ướt, tôi cảm thấy dễ chịu hơn bao giờ hết."

Tony nói rằng, anh là một người chậm chạp và không bao giờ thực hiện công việc của mình đủ nhanh. “Tôi nhớ có một hôm, tôi dậy muộn, chưa ăn sáng và đến nơi làm việc vẫn muộn. Lúc đó tôi nghĩ, mình phải làm nhanh một chút để bù lại cho ông chủ những tổn thất do đi muộn gây ra. Thế là công việc tự nhiên làm nhanh lên".

Điều khiến anh cảm thấy kinh ngạc là: “Sáng hôm đó tôi không ăn gì và đến trưa tôi cũng không cảm thấy đói. Bởi vì tôi đang nghĩ đến việc làm bù cho ông chủ, và nghĩ đến người khác, nên tôi có trải nghiệm không ăn sáng mà không cảm thấy đói".

Tiểu đệ tử người gốc Việt: Sư phụ đã bảo vệ con khỏi tai nạn xe hơi

Nguyễn Mai, học viên người Việt đến từ Sydney và con gái Nguyễn Gia Hân cũng tham gia hoạt động xếp hình ngày hôm đó.

Nguyễn Mai, một học viên người Việt đến từ Sydney, và con gái Nguyễn Gia Hân hy vọng rằng sẽ có nhiều người hơn nữa tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. (Grace Yu/The Epoch Times)

Con gái Gia Hân của cô rất hào hứng cho biết: “Con bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2015, khi con mới 4 tuổi”. “Đây là lần đầu tiên con tham gia xếp hình. Trước đây vì còn quá nhỏ nên chỉ có thể xem mọi người xếp hình thôi".

Gia Hân tuy còn trẻ nhưng đã nhiều lần cảm nhận được sức mạnh kỳ diệu và siêu nhiên của Đại Pháp. Cô bé nói rằng cô đang học thổi sáo và thường đạp xe để học thổi sáo. Trên đường đi, cô gặp rất nhiều nguy hiểm nhưng dưới sự bảo vệ Sư phụ, tất cả đều hóa nguy thành an.

“Một hôm đi học sáo về nhà, con đang đạp xe phía trước mẹ. Trước khi qua đường, tôi nhìn trái nhìn phải nhiều lần để chắc chắn rằng trên đường không có xe ô tô. Khi con đi xe sang đường thì một chiếc ô tô màu xanh bất ngờ lao tới. Đúng lúc nó chuẩn bị tông vào bánh trước của con thì bất ngờ có một lực đẩy vào tay khiến bánh trước quay sang phải” - Gia Hân kể lại, vì vậy cô thoát khỏi tai nạn.

Cô nói: “Chiếc xe màu xanh đang chạy với tốc độ cao, và khi nó chuẩn bị tông vào con, con không cảm thấy sợ hãi. Đúng như những gì Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân, con biết ngay rằng Sư phụ lại một lần nữa bảo vệ con”.

Gia Hân hy vọng có nhiều người hơn nữa có thể tu luyện Đại Pháp như cô và mẹ cô. “Bởi vì Sư phụ dạy con người phải thành thật, thiên lương và khoan dung, nên thế giới sẽ được hưởng lợi từ ‘Chân - Thiện - Nhẫn’.”

Học viên bang Queensland: Tìm được ý nghĩa đích thực của cuộc sống

Louis Summers, đến từ Brisbane, Queensland, làm việc trong lĩnh vực cảnh quan. Anh nói rằng anh bắt đầu đọc “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, vào tháng 7 năm 2020, và bắt đầu tu luyện. Đây là lần thứ hai anh tham gia một sự kiện xếp hình.

Louis Summers, một học viên Pháp Luân Công đến từ Queensland, nói rằng Pháp Luân Đại Pháp triển hiện ý nghĩa đích thực của sinh mệnh và mang đến cho con người những phương hướng trong cuộc sống. (Epoch Times)

Summers cho biết trong cuộc xếp hình tập thể được tổ chức ở Sydney năm ngoái, anh không chỉ nhìn thấy cảnh tượng ngoạn mục của các học viên Đại Pháp từ khắp nơi trên thế giới cùng xếp hình chữ Hán, mà còn cảm thấy không khí tràn ngập một sức mạnh tuyệt vời.

Anh nói: “Pháp Luân Đại Pháp đã cho tôi thấy ý nghĩa đích thực của sinh mệnh, và giúp tôi thực sự đề cao bản thân. Đại Pháp đã hóa giải những cảm xúc tiêu cực của tôi, cho tôi phương hướng trên con đường tâm linh của mình bất kể tôi ở đâu.”

Summers nói: “Có lần, tôi rất tức giận với một đồng tu vì anh ấy đã không hoàn thành một hạng mục theo phương pháp của tôi. Đọc "Chuyển Pháp Luân" ngày hôm đó, cơn giận trong lòng tôi hoàn toàn biến mất, và tôi nhận ra rằng mình đã sai khi nghĩ như vậy. Người đồng tu đã đúng, và đó là một ý tưởng rất hay. Chính sự ích kỷ của tôi đã ngăn cản tôi nhìn thấy sự thật, vào tình hình thực tế.”

“Chân - Thiện - Nhẫn” là những giá trị phổ quát có thể hướng dẫn hành vi của con người, và mang lại cho con người phương hướng trong cuộc sống.” Summers nói rằng, những nguyên lý mà Pháp Luân Đại Pháp dạy sẽ tiếp tục giúp anh trở thành một người tốt hơn, thiện lương hơn.

Anh cũng nói rằng, nếu cả thế giới có thể tuân theo nguyên lý “Chân - Thiện - Nhẫn” và mọi người có thể suy ngẫm về hành vi của chính mình, thì con người sẽ rất hòa hợp và xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

Sáng sớm ngày 28 tháng 10, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tập luyện các bài công pháp tập thể tại Alexander Garden ở trung tâm thành phố Melbourne. (Tiên Nguyễn/The Epoch Times)
Sáng sớm ngày 28 tháng 10, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tập luyện các bài công pháp tập thể tại Alexander Garden ở trung tâm thành phố Melbourne. (Ya Ming/The Epoch Times)
Sáng sớm ngày 28 tháng 10, một số học viên Pháp Luân Công đến từ Úc, New Zealand, Việt Nam và các quốc gia khác đã tập luyện các bài công pháp tập thể tại Alexander Garden ở trung tâm thành phố Melbourne. (Ya Ming/The Epoch Times)

Lý Hân Nhiên - Epoch Times
Thanh Hà biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Học viên Pháp Luân Công Úc xếp hình "Pháp Chính Càn Khôn"