Kazuo Inamori: 5 quy tắc sống người thành công nhất định phải hiểu (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Doanh nhân Nhật Bản nổi tiếng Kazuo Inamori có những bài thảo luận rất hay về các quy luật của cuộc sống, hy vọng bạn sẽ thu được lợi ích sau khi đọc chúng.

Phần 1

4. Làm điều tốt và vị tha là sự tu hành của cuộc sống

Với bất kỳ ai, mục đích của cuộc đời đều được xác định. Mục đích đó là cống hiến cho xã hội, cho người khác, và con người sinh ra là để thực hiện mục đích đó.

Không có mục đích nào khác ngoài mục đích này. Vậy tại sao người ta nói con người đến thế giới này là để "cống hiến cho xã hội, cho nhân loại". Đó là bởi vì, chỉ có tích thiện mới có thể xóa bỏ tội lỗi, bất tịnh và nghiệp ác tích lũy từ kiếp trước.

Việc thiện này chính là vì xã hội, vì thế nhân mà tận lực "lợi tha hành", không cần tiêu tốn tiền bạc gì, mà trước hết phải có tấm lòng yêu thương và thông cảm, bắt đầu từ đây là được.

Chỉ cần có một trái tim hài hòa và nhân hậu thì thật sự tốt cho mọi người.

Từ “vị tha” hay nói cách khác là tình thương, có nghĩa là quan tâm, ân cần, làm điều tốt cho người khác. Càng có nhiều suy nghĩ như vậy thì càng tốt, càng nhiều thì càng có thể xóa bỏ "ác nghiệp tích lũy từ kiếp trước". Bởi vì, "ác nghiệp tích lũy từ kiếp trước", kết quả của nhân duyên này khiến cuộc đời chúng ta gặp phải thất bại. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực cống hiến cho xã hội, cho nhân loại trong hiện tại, nỗ lực thực hành vị tha, nỗ lực suy nghĩ về vị tha.

Nỗ lực làm như vậy, những nhân duyên xấu sẽ dần dần được loại bỏ, và vận mệnh của chúng ta cũng sẽ dần dần tốt lên.

Ảnh Pexels

Chỉ cần có thể giải phóng con người thật trong tâm hồn, cuộc đời của chúng ta sẽ có một sự thay đổi lớn, sẽ bước vào trạng thái hạnh phúc và tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta phải thực hành lòng vị tha.

Bước đầu tiên của hành động vị tha này là khiến gia đình của mình được hạnh phúc, và bảo vệ gia đình của mình. Tất cả mọi người dù có đối xử với người khác như thế nào, nhưng đối với gia đình của mình thì luôn yêu thương, đó chính là bước đầu tiên của vị tha.

Tiếp theo, nếu bạn là người điều hành một doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nên chăm sóc tốt cho nhân viên của mình, đây cũng là lòng vị tha. Khi một doanh nghiệp trở nên lớn hơn, nó phải quan tâm đến các cổ đông của mình. Ngay cả các cổ đông cũng phải quan tâm đến khách hàng của mình.

Khi doanh nghiệp phát triển lớn mạnh hơn, bạn cần quan tâm đến xã hội khu vực, cần quan tâm đến đất nước, thậm chí cần yêu thương trái đất. Việc lợi tha này cần được mở rộng dần dần.

Thực hành vị tha như vậy có thể giúp chúng ta loại bỏ nhân duyên xấu, đó là tu tập.

Vì vậy, đối với chúng ta, thế giới này là thời kỳ liên tục thanh lọc và tự thanh lọc thông qua việc làm những việc thiện.

Với ý nghĩa này, một mặt cuộc sống là một cuộc hành trình thanh lọc tâm hồn, mặt khác, thế giới này cũng có thể nói là con đường thanh lọc tâm hồn.

Chỉ cần chúng ta tiếp tục thực hành lòng vị tha, vận mệnh của chúng ta chắc chắn sẽ thay đổi tốt đẹp hơn.

5. Dùng chân ngã để đánh giá vấn đề

Ở trung tâm trái tim con người có một “linh hồn”, và trong sâu thẳm tâm hồn có một “cái tôi chân chính” đáng lẽ phải gọi là cốt lõi. Cái gọi là “chân ngã” có thể được miêu tả tốt nhất bằng ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, đó là trái tim trong sáng và đẹp đẽ nhất.

“Chân ngã" đầy yêu thương và hòa hợp, trong sáng tồn tại trong sâu thẳm tâm hồn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, sau khi chịu sự tác động của sóng gió thế gian, trải qua đủ mọi cay đắng ngọt bùi, những kiến thức và kinh nghiệm khác nhau trong cuộc sống mà chúng ta tích lũy được bám vào "Chân ngã". Những thứ này trong Phật giáo được gọi là "nghiệp". "Chân ngã" được bao trùm bởi "nghiệp", đó chính là "linh hồn".

Ảnh Pexels

Phật giáo thuyết về luân hồi, tức là cho rằng sự tái sinh là tồn tại. Con người trong quá trình "tái sinh" nhiều lần, tích lũy được nhiều kinh nghiệm khác nhau, tạo nên "nghiệp" ngày càng sâu sắc.

Đôi khi chúng ta nói: “Tâm hồn người đó không tốt”, điều này có nghĩa là người đó đã tích lũy những “nghiệp” xấu trên thế giới này, tức là những hành vi, suy nghĩ, kinh nghiệm, kiến ​​thức không tốt, v.v..

Khi chúng ta sinh ra trên đời này, chúng ta đã có sẵn “linh hồn”, và ngoài “linh hồn” còn có một thứ gọi là “bản năng” bao bọc xung quanh nó.

Trẻ sơ sinh mới sinh, không cần bất cứ ai dạy và bắt đầu thở bằng phổi ngay từ khi cắt dây rốn, sau đó bú sữa mẹ để hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây đều là những “nghiệp” do bản năng hình thành.

Tiếp theo, "cảm tính" được bao bọc bên ngoài bản năng dần dần phát triển. Khi lớn lên, trẻ sơ sinh bắt đầu mở mắt nhìn thế giới bên ngoài, bắt đầu nghe thấy âm thanh, cảm thấy khó chịu thì sẽ khóc, cầu cứu cha mẹ. Những điều này cho thấy cảm tính đang dần hình thành. Tiếp theo, bên ngoài cảm tính lại được bao bọc bởi "trí tuệ". Khi cảm giác và cảm xúc phát triển đầy đủ, trí tuệ bắt đầu nảy mầm vào khoảng hai tuổi.

Cứ như vậy, tâm là một thứ, phần trung tâm nhất là "linh hồn" chứa đựng "Chân ngã", bên ngoài "linh hồn" thì bao bọc bởi bản năng, cảm tính, trí tuệ, giống như vỏ hành tây được bao bọc từng lớp. Chúng ta có thể suy nghĩ về "tâm" như vậy.

Vậy “cấu trúc tinh thần” này hoạt động như thế nào khi đánh giá mọi thứ?

Một mặt, dựa trên những phán đoán “bản năng”, được và mất trở thành chuẩn mực. Ví dụ, mọi người sẽ đưa ra đánh giá dựa trên việc họ có kiếm được tiền hay không và liệu nó có mang lại lợi ích cho bản thân họ hay không.

Mặt khác, phán đoán dựa trên "cảm tính". Ví dụ như "ghét cách làm này", "thích người này", vân vân. Phán đoán như vậy, dù có hiệu quả trong một thời gian cũng có thể không mang lại kết quả tốt.

Ảnh Pexels

Vậy dùng "trí tuệ" để phán đoán thì sao?

Có tổ chức tốt, tư duy rõ ràng, logic trôi chảy và có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, trí tuệ không có chức năng đưa ra quyết định về mọi việc.

Cho dù logic có khoa học đến đâu, logic này thực tế thường vẫn là dựa trên bản năng và cảm tính để đưa ra phán đoán. Nói cách khác, sử dụng bản năng, cảm tính hoặc trí tuệ, không nhất thiết có thể đưa ra phán đoán chính xác.

Hoàn cảnh cuộc sống càng quan trọng, phán đoán quyết định hướng đi của sự nghiệp càng cần đến từ “tâm hồn” dựa trên “chân ngã”.

“Chân ngã” được diễn tả hay nhất bằng ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, đó là tâm thuần khiết nhất, tốt đẹp nhất.

Cái gọi là dùng “Chân ngã” để xét vấn đề, xét cho cùng, là phán đoán được đưa ra dựa trên tiêu chuẩn "làm người, điều gì là đúng đắn".

Nó không dựa trên “được và mất”, mà dựa trên luân lý và đạo đức trong sáng, lấy “thiện và ác” thuần túy làm thước đo phán xét. Nói cách khác, chính là phán đoán phù hợp với chính đạo.

Để cho quy phạm như vậy cắm rễ thật sâu trong lòng mình, cho dù gặp phải cục diện chưa từng trải qua, hoặc là gặp phải tình thế phải nhanh chóng đưa ra phán đoán, bất kể ở lúc nào, đều có thể đưa ra phán đoán chính xác, đưa nhân sinh cùng sự nghiệp dẫn tới thành công.

Theo Vương Hách - Aboluowang - Nguồn: Điều hành và Quản lý
Nguyên Anh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Kazuo Inamori: 5 quy tắc sống người thành công nhất định phải hiểu (Phần 2)