Lịch sử hình thành phép tắc lễ nghĩa và chức năng xã hội Nhật Bản (3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xuyên suốt lịch sử văn hóa Nhật Bản, trong số rất nhiều yếu tố ước thúc tư tưởng và hành vi của con người, có 5 yếu tố quan trọng nhất: Tín ngưỡng, đạo đức, lễ nghi phép tắc, nghĩa lý và pháp luật.

3. Chức năng xã hội của nghi lễ

Hệ thống nghi lễ và âm nhạc của Chu Công thực chất là sự sáng tạo toàn diện về chính trị, thể chế, tư tưởng, văn hóa, v.v. Từ việc cúng tế Trời Đất tổ tiên, các chuẩn mực đạo đức, quy tắc và quy định, cho đến việc giáo dục các nghi lễ và âm nhạc, nó đã mở ra một chương mới trong nền văn minh Trung Hoa và đặt nền móng cho tư tưởng và văn hóa Trung Hoa. Những gì Chu Công đã làm không chỉ khiến nhà Chu thịnh vượng, ổn định mà còn làm gương sáng cho thế hệ mai sau. Vì vậy, Khổng Tử tán thán: "Nhà Chu tham khảo 2 triều đại trước, văn hiến rực rỡ đến thế! Ta theo nhà Chu", thậm chí còn có câu nói "trăm đời theo nhà Chu".

Nho giáo gọi năm phẩm chất đạo đức “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” là “ Ngũ thường” (Năm điều không thay đổi), cùng với “Tam cương”, được coi là những nguyên tắc luân lý cao nhất trong xã hội truyền thống Trung Hoa. Trong đó, Lễ có vai trò vô giá trong việc kế thừa văn hóa truyền thống và duy trì hành vi đạo đức của con người.

Xuyên suốt lịch sử văn hóa Nhật Bản, trong số rất nhiều yếu tố ước thúc tư tưởng và hành vi của con người, có 5 yếu tố quan trọng nhất: Tín ngưỡng, đạo đức, lễ nghĩa phép tắc, nghĩa lý và pháp luật. Các yếu tố khác không cần phải giải thích, “Nghĩa lý” trong văn hóa Nhật Bản thường ám chỉ những nguyên tắc của sự việc mà con người phải tuân theo, đồng thời cũng mang ý nghĩa đạo đức. Người Nhật thường sử dụng Nghĩa lý với Nhân tình, gọi là “Nghĩa lý nhân tình”

Xuyên suốt lịch sử văn hóa Nhật Bản, trong số rất nhiều yếu tố ước thúc tư tưởng và hành vi của con người, có 5 yếu tố quan trọng nhất: Tín ngưỡng, đạo đức, lễ nghi phép tắc, nghĩa lý và pháp luật. Hình ảnh cho thấy vào ngày 29 tháng 4 năm 2023, người dân đã đến thăm chùa Sensoji, một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Tokyo. (Philip Fong/AFP)

“Nghĩa lý nhân tình” rất quan trọng trong xã hội Nhật Bản. Đó là một quy tắc bất thành văn và luân lý toàn diện của văn hóa Nhật Bản. Mặc dù không bắt buộc về mặt pháp lý, nhưng nó là thước đo vô hình để đối xử với mọi người và tương tác với người khác. Nó đóng vai trò đo lường và ước thúc suy nghĩ và hành vi của con người, nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và củng cố các mối quan hệ giữa các cá nhân và các mối quan hệ xã hội. “Nghĩa lý nhân tình” có đặc điểm là được xác lập theo quy ước, được truyền từ đời này sang đời khác, và tương đối bất biến.

Năm mục: tín ngưỡng, đạo đức, lễ nghi phép tắc, nghĩa lý, và pháp luật, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần từ tinh thần đến vật chất, từ trừu tượng đến cụ thể, từ tầng sâu đến bề mặt, dường như cũng có thể coi chúng là biểu thị trọng tâm văn hóa của nhân loại dần dần dịch chuyển, từ văn hóa truyền thống xưa đến hiện nay. Trong xã hội Nhật Bản, mặc dù có rất nhiều luật lệ (hệ thống) nhưng dường như chúng không quan trọng lắm, không phải là những yếu tố cơ bản nhất điều chỉnh, kiềm chế con người và xã hội, mà là “Nghĩa lý nhân tình” và phép xã giao lại đóng vai trò quan trọng hơn. Tất nhiên, động lực đằng sau nó là đạo đức và tín ngưỡng.

Hiện tượng văn hóa xã hội này ở Nhật Bản rất giống với phong tục xã hội truyền thống ở Trung Quốc cổ đại, đây không chỉ là biểu hiện hiện đại cho sự ưu tú của văn hóa truyền thống Trung Hoa, mà còn là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy văn hóa truyền thống Trung Hoa có thể được bảo tồn, kế thừa và phát triển bởi các nền văn hóa khác.

Ngoài ra, từ những hiện tượng văn hóa Nhật Bản nêu trên, chúng ta cũng có thể thấy rằng, nếu năm yếu tố được xây dựng thành kim tự tháp theo thuộc tính của chúng thì tín ngưỡng là nền tảng, tiếp theo là đạo đức, sau đó là lễ nghi và nghĩa lý, và lớp trên cùng là luật.

5 nhân tố trong nền văn minh văn hóa xã hội Nhật Bản. (NTDVN)

Nền tảng tín ngưỡng, đạo đức càng rộng thì kim tự tháp sẽ càng vững chắc; ngược lại, nếu tỷ trọng tín ngưỡng, đạo đức nhỏ, hoặc hoàn toàn bị pháp luật lấn át, hạn chế, thì kim tự tháp văn hóa này sẽ bị biến dạng, hoặc trở thành một khối đảo ngược. Vì vậy, để tìm kiếm sự ổn định xã hội, người dân an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình, thì không thể chỉ tăng cường luật pháp và chế độ, mà trái lại, cần phải củng cố và nâng cao nền tảng đạo đức, tín ngưỡng của con người.

Loại hiện tượng xã hội này ở Nhật Bản dường như đã cho thấy một sự thật: Lịch sử văn minh nhân loại đã chứng minh rằng, để quản lý tốt xã hội, việc củng cố một cách mù quáng các lớp trên cùng và bề mặt nhất của kim tự tháp là luật pháp và thể chế, thì chỉ có thể dần dần khiến con người dần dần biến dị, và xã hội dần dần thoái hóa; trong khi củng cố tín ngưỡng và đạo đức, nền tảng của kim tự tháp văn hóa, không phải là không có sự nghi ngờ trong việc rao giảng, và việc bắt đầu cũng khó khăn, và không thể hoàn thành chỉ trong một sớm một chiều.

Tuy nhiên, nếu việc ủng hộ và làm phong phú lễ nghĩa phép tắc, nghĩa lý - nền tảng của kim tự tháp văn hóa, không chỉ có hiệu quả cao, mà người dân cũng sẽ sẵn sàng thực hành nó; hơn nữa, biện pháp này không những có thể tự động làm sâu sắc thêm tín ngưỡng và nâng cao đạo đức, mà còn hạn chế luật lệ, và sự mở rộng cực đoan của chế độ, có thể coi là nhất cử tam đắc. Có lẽ, đây là Đạo Trung dung khả thi và thuận lợi cho việc quản trị xã hội đương thời.

(Tác giả bài viết là chuyên gia về các vấn đề của Nhật Bản)

(Hết)

Trình Thực - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Lịch sử hình thành phép tắc lễ nghĩa và chức năng xã hội Nhật Bản (3)