Mặt trăng đã từng đột ngột 'biến mất' cách đây 900 năm, giới khoa học trả lời thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mặt trăng là một tinh thể rất đặc biệt, là tinh thể gần trái đất nhất, lơ lửng giữa những vì sao lấp lánh, nổi bật trong không gian vũ trụ bao la. Nó không có ánh sáng chói lóa giống mặt trời mà chỉ phát ra ánh sáng dịu dàng xua tan bóng tối. Vì lý do này, mặt trăng luôn được con người nghiên cứu và nó cũng là một chủ đề hấp dẫn để người xưa thể hiện tình cảm.

Tô Thức trong bài ‘Thủy điệu ca đầu’ có viết:

Nhân hữu bi, hoan, ly, hợp,
Nguyệt hữu âm, tình, viên, khuyết,
Thử sự cổ nan toàn.’

(Người có lúc buồn, vui, tan, hợp,
Trăng có mờ, tỏ, tròn, khuyết,
Việc này xưa nay khó bề trọn vẹn.)

Thời xa xưa, dù con người chưa có công nghệ hiện đại để khám phá, nghiên cứu kỹ càng về mặt trăng, nhưng người xưa vẫn đúc kết ra nhiều quy luật về mặt trăng dựa trên trí tuệ của mình, đồng thời quan sát nhật nguyệt mà có thể dự báo được những biến cố ở thế gian. Trăng tròn và khuyết dự báo độ lớn của thủy triều, trăng tròn khuyết cũng cho biết tháng đủ và tháng thiếu. Tuy nhiên, trong lịch sử đã có trường hợp mặt trăng biến mất một cách bí ẩn.

Hơn 700 năm trước, trong sử sách nhà Kim có ghi chép kỳ lạ về mặt trăng: “Vào năm thứ mười một âm lịch, ngày 1 tháng 5, mặt trăng bỗng mất phương hướng, đi về phương Nam, trong khoảnh khắc lại khôi phục vị trí cũ."

Điều này có nghĩa là vào ngày mùng 1 tháng 5 năm thứ 11, mặt trăng đột nhiên thay đổi quỹ đạo trước đó và di chuyển về phía nam, nhưng sau một thời gian, nó trở lại vị trí ban đầu và di chuyển như bình thường.

Ở châu Âu, nguyệt thực toàn phần xảy ra vào ngày 5 tháng 5 năm 1110, sau đó mặt trăng biến mất. Theo quá trình hình thành nguyệt thực toàn phần, mặt trăng treo cao trên bầu trời, vùng nhìn thấy ngày càng nhỏ hơn, sau đó bóng tối bao phủ toàn bộ mặt trăng. Sau nguyệt thực toàn phần này, bầu trời trở nên tối đen và mặt trăng đã biến mất, chỉ xuất hiện trở lại sau một khoảng thời gian không xác định.

Theo truyền thuyết, hiện tượng 'trăng máu' đem lại điềm chẳng lành cho xã hội nhân loại (Ảnh: Getty)
Theo truyền thuyết, hiện tượng 'trăng máu' đem lại điềm chẳng lành cho xã hội nhân loại (Ảnh: Getty)

Trên thực tế, người ta ghi lại rằng, mặt trăng trực tiếp biến mất, sau khi biến mất và phục hồi, mặt trăng xuất hiện màu đỏ như máu và màu sắc trở nên đậm rồi mờ. Sau khi mặt trăng biến mất, châu Âu rơi vào một thảm họa lớn, mưa lớn kéo dài, làng mạc bị nhấn chìm, mùa màng thất bát và nạn đói lan rộng. Vì vậy, người dân thời đó cho rằng việc mặt trăng biến mất là điềm báo của thảm họa.

Tại sao mặt trăng biến mất trong một thời gian dài?

Hơn 900 năm kể từ đó, vấn đề này vẫn chưa bao giờ nhận được một lời giải thích hợp lý. Vào tháng 4 năm 2020, Sebastian Guillet, nhà khí hậu học tại Đại học Geneva ở Thụy Sĩ, cho biết, sau nhiều năm nghiên cứu, ông và nhóm của mình cuối cùng đã tìm ra câu trả lời cho sự “biến mất” đột ngột của mặt trăng năm đó

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Scientific Reports, ông đã chỉ ra rằng vụ phun trào của núi lửa Mount Asama ở Nhật Bản vào tháng 8 năm 1108 có thể là nguyên nhân chính dẫn đến sự “biến mất kỳ lạ” của mặt trăng trong hiện tượng nguyệt thực toàn phần. Họ tìm thấy các lớp trầm tích tro núi lửa bất thường từ năm 1108 đến năm 1113 trong lõi băng được lấy ra khỏi Greenland, điều này cho thấy rằng đã có những vụ phun trào núi lửa quy mô lớn vào thời điểm đó.

Những trầm tích này có thể tồn tại trên bầu trời trong vài năm, tạo ra cái gọi là khí dung tầng bình lưu lớp, bao gồm các hạt nhỏ chặn ánh sáng mờ của mặt trăng đồng thời cho phép ánh sáng của các ngôi sao xuyên qua mặt trăng. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét các ghi chép cổ xưa về mất mùa và thời tiết khắc nghiệt, những nguyên nhân cũng có thể do tro núi lửa trong khí quyển và bụi vụn núi lửa lan rộng gây ra.

Theo Quách Hiểu - Sound of hope
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mặt trăng đã từng đột ngột 'biến mất' cách đây 900 năm, giới khoa học trả lời thế nào?