Muốn tài vận lên cao, nơi này trong nhà cần phải được thắp sáng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lối vào của ngôi nhà không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ, phong cách của gia chủ, mà còn là nơi tập trung phong thủy tài vận.

Tuy nhiên, nhiều người thường quan tâm nhiều hơn đến việc dọn dẹp nhà bếp và phòng tắm mà bỏ qua lối vào nhà. Các thầy phong thủy cho rằng một trong những điều cần làm để cải thiện tài vận chính là giữ cho lối vào gọn gàng, sạch sẽ và sáng sủa.

Chuyên gia tướng số người Đài Loan Lý Ngọc Bội (Li Yupei) cho rằng lối vào tuy chiếm diện tích nhỏ trong ngôi nhà nhưng lại liên quan đến tiền tài, tình cảm, sự nghiệp và sức khỏe. Vì vậy, không nên xem nhẹ việc bố trí lối vào của ngôi nhà bằng cách tuân theo một số nguyên tắc phong thủy nhất định.

Tài lộc thịnh vượng: 4 nguyên tắc bố trí lối vào của ngôi nhà

Sau đây là 4 nguyên tắc cần tuân thủ trong bố trí lối vào của ngôi nhà theo quan điểm phong thủy:

  1. Lối vào cần được giữ sáng sủa

Lối vào nên sáng sủa, không nên để tối. Phong thủy học cho rằng ánh sáng sáng ngời có thể thu hút của cải, trong khi quá tối có thể ngăn cản tài lộ. Vì vậy, để thu hút của cải vào nhà, cần đảm bảo rằng lối vào sáng sủa. Do đó, nếu ánh sáng tự nhiên ở lối vào không đủ sáng, bạn có thể lắp đặt đèn chiếu sáng cho lối vào.

  1. Tông màu của lối vào nên sáng không nên tối

Ông Lý Ngọc Bội cho rằng tông màu sáng có thể cải thiện tầm nhìn và kích hoạt từ trường của lối vào, còn màu tối dễ khiến lối vào trở nên ảm đạm. Tường và đồ đạc của lối vào được bố trí với tông màu sáng cũng có thể mang lại không khí sinh động và tươi sáng cho cả ngôi nhà.

Lối vào nên được giữ sáng, và tông màu sáng thay vì màu tối. (Ảnh: Shutterstock)
Lối vào nên được giữ sáng, và tông màu sáng thay vì màu tối. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Lối vào phải thông thấu giúp khí lưu thông

Ông Lý Ngọc Bội cho rằng, lối vào của ngôi nhà giống như khoang mũi của con người, có chức năng thu nạp khí và duy trì luồng gió thông suốt. Bởi vậy, khoảng giữa lối vào của ngôi nhà cũng cần phải thông thấu, chẳng hạn dùng kính mờ trong suốt. Vị trí đặt giày dép và các vật dụng khác không được cản trở việc ra vào của các thành viên trong gia đình.

  1. Lối ra vào cần được giữ ngăn nắp, không lộn xộn

Các vật dụng trong lối vào không nên để bừa bộn, cần giữ gọn gàng, ngăn nắp nhằm duy trì sự lưu thông của linh khí, tăng cường dương khí, giúp tụ tài.

Ba vấn đề chung của lối vào lộn xộn

Nhiều người phát hiện rằng lối vào trở nên lộn xộn, thường thấy ba vấn đề xảy ra:

  1. Quá nhiều giày dép để ở cửa
  2. Nhiều vật dụng bạn muốn sử dụng được mang ra ngoài và đặt ở lối vào
  3. Đồ vật quá nhiều, nhưng lại không muốn bỏ.
Để giày dép lộn xộn ngoài lối vào là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bừa bộn. (Ảnh: Shutterstock)
Để giày dép lộn xộn ngoài lối vào là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bừa bộn. (Ảnh: Shutterstock)

Cơ sở của việc hoàn thiện lối vào: định lượng, định vị, loại bỏ

Vậy, làm thế nào để biến lối vào bừa bộn trở nên gọn gàng, ngăn nắp?

Cơ sở của việc phân loại là để những món đồ trong lối vào với số lượng phù hợp nhất, đồng thời bố trí vị trí cất giữ phù hợp cho từng món đồ, đồng thời dám bỏ đi một số thứ không cần thiết.

Nói một cách đơn giản, đó là hạn chế số lượng đồ vật đặt ở lối vào, tìm vị trí sắp đặt và loại bỏ (hoặc cho đi) những đồ vật không cần thiết. Để làm điều này, cần có 4 bước.

Bốn bước cơ bản để sắp xếp lối vào

Bước đầu tiên, thu dọn hết đồ vật ở lối vào.

Bước này là để hiểu rõ nội dung và số lượng của tất cả các đồ vật này. Bào gồm cả giày trong hộp cũng lấy tất cả ra ngoài. Cần nhớ rằng, phải tập trung vào việc lấy tất cả đồ vật ra, nếu bạn vẫn còn chìm đắm trong ký ức, bước này sẽ không hoàn thành.

Bước đầu tiên là phân loại tất cả các vật dụng trong hành lang. (Shutterstock)
Bước đầu tiên là phân loại tất cả các vật dụng trong hành lang. (Shutterstock)

Bước thứ hai là phân loại tất cả các đồ vật.

Chia tất cả các đồ vật này thành ba loại: cần thiết, không cần thiết và không rõ ràng liệu chúng có cần thiết hay không.

Hãy chú ý đến danh mục "không rõ ràng nó có cần thiết không". Có thể tạm thời không chắc liệu nó có cần thiết hay không. Ví dụ: một đôi giày đã được mang hơn một năm và sự thoải mái của nó khiến bạn rất thích, nhưng gót đã mòn, bạn phải cân nhắc xem bạn sẽ sửa nó, nếu không sau này cũng không mang được.

Bước thứ ba là loại bỏ những gì bạn không cần.

Loại bỏ (hoặc cho đi) những gì bạn không cần và chỉ giữ lại những gì bạn cần.

Bước thứ tư, xử lý những đồ vật "không rõ ràng có cần thiết hay không"

Vấn đề quan trọng là liệu những mục “không rõ ràng có cần thiết hay không” có thể được xếp vào loại “không cần thiết” hay không? Ví dụ, một đôi giày, bạn có thể nghĩ rằng bạn không biết khi nào mình sẽ mang nó.

Mọi người luôn vui vẻ khi mua sắm, nhưng thường rất khó để từ bỏ nó. Đôi giày này nếu chỉ để trong hộp giày và cất đi mà không mang đi thì công dụng của nó sẽ không được phát huy mà còn gây lãng phí, nên vứt bỏ càng sớm càng tốt.

Những điểm chính trong việc sắp xếp lối vào

Sau khi phân loại tất cả các vật phẩm, bạn có thể bắt đầu sắp xếp lại các vật phẩm này. Trong quá trình này, gợi ý bạn nên sắp xếp theo các điểm sau:

  1. Giày dép không nên để lộ ra ngoài

Giày dép là vật dụng quan trọng nhất trong lối vào, rất đáng để bỏ ra một chút suy nghĩ để sắp xếp. Bạn nên cất tất cả giày vào tủ giày đóng kín thay vì mở ra bên ngoài. Điều này phù hợp với quan điểm của phong thủy rằng "giày dép nên được giấu kín và không được để lộ ra ngoài".

Nguyên tắc cất giữ giày dép ở lối vào là “nên giấu kín và không để lộ ra ngoài”. (Shutterstock)
Nguyên tắc cất giữ giày dép ở lối vào là “nên giấu kín và không để lộ ra ngoài”. (Shutterstock)
  • Đặt những đôi giày thường sử dụng như giày đi làm, giày thể thao và giày trẻ em ở nơi dễ lấy nhất trong tủ giày.
  • Đặt những đôi giày ít khi mang trong các dịp tiệc tùng lên nóc tủ giày.
  • Nếu không có đủ không gian trong tủ giày, bạn có thể phối hợp với giá để giày. Điều này có thể tăng gấp đôi không gian lưu trữ .
Nếu không đủ diện tích trong tủ giày, có thể sử dụng một chiếc giá để giày đơn giản. (Shutterstock)
Nếu không đủ diện tích trong tủ giày, có thể sử dụng một chiếc giá để giày đơn giản. (Shutterstock)
  1. Các vật dụng khác phải đặt ở lối vào

Ngoài giày dép, còn có các đồ vật khác như chìa khóa, ô, mũ, khẩu trang, cồn khử trùng… cũng là những vật dụng cần thiết khi ra vào. Đối với những món đồ này, chúng ta nên cất chúng vào hộp cất phía trên tủ giày.

Hộp lưu trữ có thể được tích hợp với nhiều ngăn kéo, hoặc các vật dụng có thể được phân loại và đặt trong các hộp lưu trữ riêng biệt. Chọn hộp đựng bằng nhựa trong suốt, đồ bên trong nhìn thoáng qua sẽ thấy rõ, dễ sử dụng. Nếu hộp bảo quản màu tối, bạn có thể dán nhãn phân loại lên hộp để tiện cho việc tìm đồ nhanh chóng.

Nếu bạn cần nhiều hộp lưu trữ, hãy cố gắng giữ cho màu sắc đồng nhất, để tạo cảm giác gọn gàng.

Tủ và hộp đựng đồ ở hiên nhà trông gọn gàng hơn với màu sắc đồng bộ. (Shutterstock)
Tủ và hộp đựng đồ ở hiên nhà trông gọn gàng hơn với màu sắc đồng bộ. (Shutterstock)

Các cách bố trí khác của lối vào giúp vượng tài vận

  1. Cây xanh thêm sức sống

Nếu có đủ không gian, nên đặt những cây cảnh ở lối vào, vừa dễ chăm sóc lại có thể thêm sức sống. Chẳng hạn như cây vạn tuế, cây phát tài, hoàng kim cát... Nên tránh các loại xương rồng có gai, hoa hồng,…. Dưới góc độ phong thủy, cây trồng trong lối vào phải luôn xanh tốt, nếu bị úa vàng thì phải thay càng sớm càng tốt.

  1. Có thể đặt gương ở lối vào không?

Trước khi ra ngoài, mọi người thường hay soi gương để sửa sang trang phục, tuy nhiên, các thầy Phong thủy cho rằng thấu kính có tác dụng phản quang, gương không nên đặt đối diện trực tiếp với cửa ra vào, nếu không sẽ phản xạ vượng khí từ cửa ra ngoài, khiến Thần Tài tránh xa.

Quỳnh Chi

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Muốn tài vận lên cao, nơi này trong nhà cần phải được thắp sáng