Người thực sự sống hạnh phúc có thể cả đời đạt được ‘Tam bất lộ’, càng ít lộ mình càng có phúc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc sống, người sống hạnh phúc thường ẩn giấu được 3 điều này, cả đời được an vui. Đó là 3 điều gì vậy, cùng theo dõi nội dung bài viết nhé.

Gorky đã từng nói: “Hạnh phúc là việc vĩ đại nhất trong cuộc đời”.

Người ta sống cả đời, mong thuận buồm xuôi gió, sống ngày nào, vui ngày đó, phóng khoáng ngày đó. Tuy nhiên, trong cuộc đời, 10 điều thì có đến 9 điều không được như ý. Không phải tất cả những người chúng ta gặp đều thoải mái dễ chịu, cũng như không phải tất cả những sự việc chúng ta trải qua đều hài lòng như ý.

Sau khi nếm trải những thăng trầm, nhìn thấy sự thịnh suy của thế gian, thì mới hiểu rằng: Người thực sự sống hạnh phúc có thể cả đời đạt được “Tam bất lộ”, càng ít lộ mình càng hạnh phúc!

1. Không để lộ sự giàu có

Tư Mã Thiên đã nói trong Sử Ký rằng: "Con nhà ngàn vàng sẽ không chết ở chợ. Đây không phải là lời nói suông". Ý nghĩa là, con cái nhà cao quý, hay kẻ sĩ tài hoa, thì không nên chết ở chợ bởi phường trộm cướp, hoặc bị tội lỗi hành hình ở chợ. Ý nói thân người là trân quý, cần phải giữ gìn.

Từ xa xưa, của cải đã làm lay động lòng người. Đứng trước sự cám dỗ vật chất và danh lợi, lòng tốt thuở ban đầu của con người từ lâu đã bị xem nhẹ.

Những người thực sự tỉnh táo trong cuộc sống biết rằng, tiết lộ quá nhiều về tài sản thường sẽ mang lại những rắc rối không cần thiết cho bản thân.

Vào thời Càn Long nhà Thanh, có một người giàu có ở Chương Khâu, Mã Thủ Phú có rất nhiều đất đai, một đàn la và ngựa.

Trong vụ thu hoạch mùa thu năm nay, gia đình họ Mã được mùa bội thu, Mã Thủ Phú đắc ý lắm. Để cho người khác biết sự giàu có của mình, ông ta đã tạo ra một sự hoành tráng, cho người buộc chuông vào la và ngựa, để khi la và ngựa kéo đi tới, tiếng chuông tinh tang nổi lên, chắc chắn danh tiếng ông ta sẽ vang xa.

Quả nhiên, tiếng chuông đã thu hút rất nhiều người, Mã Thủ Phúc ra lệnh, ai đến xem đàn la và ngựa thì được phát một bát cháo và một ít bánh bao. Nhà có rất nhiều lương thực, nên cũng không để ý đến chút cơm cháo này.

Vào ngày thứ năm, một số binh lính huyện bất ngờ xuất hiện bắt giữ Mã Thủ Phúc với tội danh tu tập quần chúng mưu phản.

Khi ông ta sắp bị tử hình, quan huyện đột nhiên xuất hiện và nói với Mã Thủ Phúc: Sau khi điều tra, mọi chuyện tạo thanh thế mà thôi, vụ án vẫn còn có thể cứu vãn, nhưng phải làm một việc cho Huyện lệnh.

Thì ra Hoàng đế Càn Long đi du ngoạn Giang Nam, đi ngang qua Trương Khâu, Huyện lệnh muốn trải thảm vàng thêu lên tất cả những nơi Càn Long đi qua...

Mã Thủ Phúc thầm kinh ngạc, nhà họ Mã không chỉ có, ruộng vườn, tài sản, cửa hàng mà còn có một lô vàng do mấy đời tích góp, sau khi suy nghĩ kỹ, để cứu mạng, ông ta đã nói ra vị trí của số vàng bí mật.

Khi Mã Thủ Phúc ra khỏi nhà tù, ngôi biệt thự cũ đã bị quản gia chiếm, Mã Thủ Phúc và gia đình sống trong cảnh nghèo khó với túp lều bằng gỗ.

Không để lộ sự giàu có. (Pexels)

Đây chính là câu nói người xưa: Trời cuồng có mưa, người cuồng có họa, người giàu thực sự thanh tỉnh đều biết cất giấu kỹ không hiển lộ.

"Đạo Đức Kinh" nói rằng: "Sáng mà không chói".

Luôn giữ thái độ khiêm tốn và thận trọng, thái độ khiêm tốn, cởi mở, lúc khổ tự mình biết, lúc vui không hiển lộ, thì mới có thể giữ được tiền của.

Nếu thể hiện sự giàu có của mình quá mức, nó sẽ thu hút sự tật đố từ người khác, nếu thể hiện sự sắc sảo, thì chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích của công chúng.

2. Không để lộ sự thông minh

Trong “Cách ngôn liên bích” có nói: “Người có trí tuệ sẽ không bao giờ bộc lộ tài năng của mình”.

Khi còn trẻ, chúng ta có thể ủng hộ việc thể hiện sức mạnh, muốn thể hiện tài năng hơn người. Nhưng cây cao trong rừng thì bị gió bẻ gãy, không biết giấu tài năng chờ thời thì chỉ rước họa vào thân mà thôi.

Giấu tài năng không hiển lộ ra, biết kiềm chế bản thân mới là sự khôn ngoan ở đời.

Trong "Tam Quốc Chí", Lục Tốn là người tâm phúc của Tôn Quyền, ông đã có những đóng góp xuất sắc trong suốt cuộc đời mình. Nhưng so với Chu Du hiển lộ đầy tài năng, thì Lục Tốn cực kỳ trầm mặc và kiềm chế.

Trong trận Kinh Châu, Lã Mông bị ốm, Lục Tốn tạm thời đảm nhận chức chỉ huy.

Sau khi nhậm chức, Lục Tốn không phô trương sức mạnh mà tỏ ra yếu đuối với kẻ thù, những lá thư của ông gửi cho Quan Vũ chứa đầy những lời tâng bốc Quan Vũ. Quan Vũ cũng nhanh chóng mắc bẫy, nhận thấy Lục Tốn không có gì đáng sợ nên yên tâm xuất quân đánh Tương Dương.

Không ngờ, lúc này Lã Mông lại dẫn quân tinh nhuệ, một trận là đã công phá Kinh Châu trống trải, khiến Quan Vũ đại bại Mã Thành.

Sau này, khi Lưu Bị đánh Ngô, ngay cả Gia Cát Lượng cũng nói: "Lục Tốn ẩn thân rất giỏi, rèn kiếm mười năm mà không lộ ra sắc bén".

Nhưng Lưu Bị không coi trọng, thấy đại quân do Lục Tốn chỉ huy rút lui tránh trận, bèn lập mấy chục doanh trại, dốc sức quyết chiến. Cuối cùng Lục Tốn phóng hỏa doanh trại, Lưu Bị bại trận chạy về thành Bạch Đế.

Lục Tốn cả đời biết giấu mình, ẩn thân rất giỏi, dù thành tích lẫy lừng nhưng ông vẫn sống đến sáu mươi ba tuổi một cách trầm tĩnh điềm đạm.

Không thể hiện trí thông minh. (Pexels)

Trong “Thái Căn Đàm" có một câu nói: "Người thành đại sự, không lộ thông minh, không khoe tài hoa".

Người càng tài giỏi thì càng ít phô trương với mọi người, nhưng sẽ trổ tài khi cần thiết. Nếu bạn có thể ẩn thân thường ngày, thì mới có thể phát huy sức mạnh của mình vào những thời điểm quan trọng.

Tục ngữ có câu: “Đại trí như ngu”.

Một người thực sự khôn ngoan sẽ không phô trương trí tuệ của mình ở mọi nơi, mà luôn khiêm tốn, cố gắng để trở nên xuất sắc và sống cuộc sống của mình một cách bình tĩnh.

3. Nói không lộ tâm trạng

“Kinh dịch” nói: “Người may mắt ít nói, người bất an nhiều lời”.

Thà nói ít còn hơn nói nhiều, nói ít không bằng nói những lời tốt đẹp. Chỉ bằng cách nói ít làm nhiều, chúng ta mới có thể tránh được những điều không may ập đến.

Vào thời Đông Tấn, Hoàng môn Thị lang Vương Tử Du, đã đến thăm Tạ An cùng với ba anh em.

Khi nói chuyện với Tạ An, Tử Du và Tử Trọng nói rất nhiều, trong khi Tử Kính chỉ trao đổi vài câu. Sau khi ba người rời đi, một vị khách trong nhà Tạ An hỏi Tạ An, trong ba anh em, ai tốt hơn?

Tạ An cho rằng Tử Kính, người trẻ nhất, là một nhà hiền triết, vì anh ấy rất ít nói trong cuộc trò chuyện. Đây là phẩm chất mà một người khôn ngoan nên có. Hai anh kia là những người thiếu kiên nhẫn, bởi vì họ không chỉ nói nhiều mà còn có thái độ nóng vội bộp chộp.

Trong “Luận ngữ của Khổng Tử” có câu: “Người quân tử thì lời nói chậm mà hành động nhanh”.

Lúc vui lời nói thất hứa, lúc giận lời nói thường thô lỗ. Nói nhiều sẽ vô tình để lộ khuyết điểm của bản thân, đồng thời vì cảm xúc nhất thời mà lời nói sẽ không phù hợp. Nói ít nghe nhiều là một kiểu khiêm nhường, ít nói với người ngoài, với bản thân mình cũng là một tấm lòng trầm lặng và phong phú.

Một thế giới ồn ào, nhộn nhịp thể hiện bản thân quá nhiều, nói ít làm nhiều, ít nói chính là sự tỉnh táo thực sự trong cuộc sống.

Sống có tốt hay không, tự bản thân mình biết, không cần phải để người khác biết.

Không thể hiện mình. (Pixabay)

Những người thực sự hạnh phúc là như thế này:

Của cải không tiết lộ, nghèo thì chăm sóc bản thân, giàu thì giúp đời.

Không khoe trí tuệ, chăm chỉ cố gắng khi chưa thành danh, khiêm tốn khi đã thành đạt.

Khi nói không thể hiện tâm trạng, nói quá nhiều sẽ làm tổn thương tâm trí của bạn, nhưng bạn có thể tu tâm nếu bạn nói quá ít.

Hy vọng tất cả chúng ta đều có cả tư cách lẫn nhân cách, luôn giữ vững đạo đức, sống một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc mỗi ngày, gặp được bản thân tươi sáng trong tương lai.

Theo Triệu Lệ - Aboluowang - Nguồn: Thế giới thơ ca
Tố Như biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Người thực sự sống hạnh phúc có thể cả đời đạt được ‘Tam bất lộ’, càng ít lộ mình càng có phúc