Nhìn tỷ lệ ly hôn và kết hôn trên cả nước, hóa ra bản chất của hôn nhân không liên quan gì đến tình yêu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tỷ lệ ly hôn ngày càng cao, càng trẻ hóa

Vào năm 2018, Viện nghiên cứu Gia đình Việt Nam thống kê trên toàn quốc có khoảng 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, chiếm tỷ lệ 30% tổng số cặp đôi, có nghĩa là cứ 10 cặp vợ chồng thì có 3 cặp ly hôn. Trong đó, những cặp đôi tan vỡ thì có 70% gia đình trẻ từ độ tuổi 18-30, 60% ly hôn sau từ 1-5 năm chung sống, thậm chí có những trường hợp chỉ kết hôn được vài tháng hoặc vài ngày.

Từ dữ liệu trên cho thấy, số lượng người kết hôn ngày càng ít đi, thậm chí có người còn có tâm lý không muốn kết hôn.

Kết hôn là nền tảng của xã hội và duy trì nòi giống là trách nhiệm cơ bản của gia đình. Đặc biệt là ở Việt Nam, đất nước coi trọng truyền thống gia đình và nối dõi tông đường. Nhưng tại sao ngày nay con người ta lại không coi trọng hôn nhân và dễ dàng ly hôn đến thế?

Theo thời gian, tỷ lệ ly hôn ngày càng có xu hướng tăng chứ không giảm. Thậm chí có những người trong độ tuổi kết hôn như 23 tuổi và 32 tuổi cũng phản đối hôn nhân?

Thực tế, thống kê của Viện nghiên cứu Gia đình cũng chỉ ra nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến khủng hoảng hôn nhân. Trong đó, 27,7% là mâu thuẫn về lối sống, 25,9% đến từ ngoại tình, kinh tế chiếm 13%, bạo lực gia đình chiếm 6,7%, sức khỏe chiếm 2,2% và sống xa nhau nhiều ngày chiếm 1,3%, cộng với các thứ khác như giá nhà đất, các dịch vụ giá cao. Tất cả những lý do kể trên đều dẫn đến kết cục ly hôn khi không thể tìm được hướng giải quyết.

27,7% vụ ly hôn là do mâu thuẫn về lối sống. (Ảnh pexels)

Có thể nói, đây giống như hiệu ứng domino, chỉ cần một bộ phận gặp sự cố thì các bộ phận khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Cũng giống như hiệu ứng cánh bướm, những thay đổi nhỏ có thể gây ra những làn sóng lớn.

Chính vì những khủng hoảng trên đã làm cho những người trẻ chịu nhiều áp lực khiến họ không muốn kết hôn và thậm chí dễ dàng ly hôn hơn trước những năm 90. Đây chính là sự bất lực của những người trẻ tuổi đối với hôn nhân.

Bản chất của hôn nhân không liên quan gì đến "tình yêu"?

Có người đã từng nói: “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”.

Nhưng bây giờ người ta nói rằng tình yêu là gì nhỉ? Ai cũng chỉ biết đến bản thân mình thôi!

Trong cuộc sống khắc nghiệt ngày nay, người ta đa số chỉ chạy theo danh lợi, tiền tài, công danh… Còn tình yêu thì ngày càng nhiều người mất niềm tin và sống một cách thiên về vật chất.

Một phóng viên đã phỏng vấn những người trẻ tuổi, rằng họ muốn có những điều kiện kết hôn nào?

Theo thống kê, hơn 80% cô gái muốn rằng người đàn ông của họ có nhà riêng và xe hơi, đó là những điều kiện cơ bản nhất. Đồng thời người đàn ông đó còn có một công việc ổn định lâu dài, thậm chí có thu nhập đảm bảo kể cả có thiên tai, dịch bệnh.

Còn hầu hết các chàng trai trẻ thì đều cho rằng chỉ cần người phụ nữ của mình có cùng quan điểm sống và gia cảnh không chênh lệch nhiều là được.

Nhưng có một sự mâu thuẫn ở đây. Đó là nếu người con gái luôn muốn người đàn ông của mình có nhà và xe hơi trước khi kết hôn, đồng thời người đàn ông lại mong muốn người phụ nữ có gia cảnh giống mình. Vậy hai người kết hợp lại chẳng phải sẽ có cơ ngơi vững vàng?

Nhưng sự thật luôn phũ phàng, đa số các chàng trai trẻ đều không thể tự mình mua một căn nhà hay xe hơi, thậm chí có thể còn chưa tự lo được cho bản thân mình, vậy nên các cô gái không muốn trao thân gửi phận cho họ. Khiến tỷ lệ kết hôn ngày càng thấp dần.

Ngoài ra trong cuộc sống gia đình, cả hai phái sẽ ít nhiều bị áp lực hôn nhân đè nặng. Những cô gái thường phải đối mặt nhiều hơn từ gia đình lẫn công việc, chăm sóc con cái. Vì vậy, nhiều thiếu nữ không phải không muốn kết hôn, không phải không muốn tìm một người đàn ông để gửi gắm và gắn bó suốt đời, chỉ là họ không đủ tự tin để sinh con, làm mẹ và gánh vác “cả núi” trách nhiệm gia đình, họ hàng hai bên.

Vậy có bao nhiêu chàng trai và cô gái thực sự kết hôn vì tình yêu? Và có bao nhiêu người chọn kết hôn chỉ vì sự thúc giục của gia đình, xã hội?

Có những người chọn kết hôn vì sợ cô đơn, không có ai bầu bạn, có người thì muốn có con cái chăm tuổi già, hương hỏa, và cũng có người thì không sợ tất cả những điều ấy, bởi thế nên họ chọn không kết hôn hoặc chọn kết hôn nhưng không sinh con...

Tóm lại, dù bạn đưa ra lựa chọn như thế nào, việc quan trọng nhất bạn cần làm là hãy chịu trách nhiệm vì lựa chọn của mình. Có những người lại sống không có trách nhiệm làm khổ bạn đời hay để người khác phải chịu hậu quả. Trong cuộc sống vợ chồng luôn tồn tại những mâu thuẫn, va chạm khác nhau. Một số cặp đôi thì cùng nhau giải quyết ổn thoả, một số cặp thì chỉ biết đổ lỗi, chỉ trích, mắng mỏ, thậm chí là động tay động chân với bạn đời khiến hôn nhân thành địa ngục với một số người.

Vậy nên tình yêu không phải là chìa khóa vạn năng để giải quyết tất cả mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng, và hôn nhân đòi hỏi hai người phải cùng nhau đồng lòng, chăm sóc, giải quyết, chia sẻ ngọt bùi và gánh vác mọi thứ cùng nhau.

Trong đời sống vợ chồng không nên đặt nặng ai đúng ai sai, nếu bạn càng muốn phân định rõ ràng thì lại càng khiến tình cảm đôi bên rạn nứt, chỉ có thông cảm, biết nghĩ cho nhau thì mới lâu bền. Bí quyết giữ gia đình hạnh phúc, hôn nhân lâu bền chính là "Bao dung".

Bí quyết giữ gia đình hạnh phúc, hôn nhân lâu bền chính là "Bao dung". (Pexels)

Một cặp vợ chồng già hạnh phúc "bách niên giai lão", "con cháu đề huề", nhân ngày kỷ niệm đám cưới vàng 50 năm, một cụ bà đã tiết lộ bí quyết giữ gìn hạnh phúc hôn nhân của mình với họ hàng thân hữu rằng:

"Bắt đầu từ ngày cưới, tôi đã chuẩn bị liệt kê ra 10 khuyết điểm của chồng. Vì hạnh phúc hôn nhân của chúng tôi, tôi đã cam kết với chính mình rằng, mỗi khi ông ấy phạm vào bất kỳ khuyết điểm nào trong 10 điều này thì tôi đều tha thứ cho ông ấy".

Có vị khách hỏi: "Vậy 10 khuyết điểm đó rốt cuộc là gì?"

Cụ bà trả lời: "Nói thật với các vị, 50 năm nay tôi cũng vẫn chưa liệt kê cụ thể 10 khuyết điểm này ra. Mỗi khi chồng tôi làm sai việc gì đó khiến tôi tức giận, tôi lập tức nhắc nhở mình: Coi như ông ấy may mắn đi, lỗi lầm ông ấy phạm phải là một trong 10 điều mình có thể tha thứ đó".

Bản chất của hôn nhân không phải là tình yêu. Tình yêu quá hẹp, chúng ta nên mở rộng kinh nghiệm sống của mình trở nên phong phú hơn thông qua hôn nhân.

Hôn nhân có những nội hàm phong phú riêng, không chỉ là trò chơi của trí tuệ cảm xúc mà còn là sự trau dồi trong cách đối nhân xử thế, thăng hoa tình cảm, mở rộng thế giới nội tâm...

Khi gặp khó khăn hãy tìm cách vượt qua, khi suôn sẻ hãy biết trân trọng hạnh phúc, bởi nếu cuộc sống luôn trôi qua trong êm đềm thì buồn tẻ biết bao.

Tuyết Nhi
(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Nhìn tỷ lệ ly hôn và kết hôn trên cả nước, hóa ra bản chất của hôn nhân không liên quan gì đến tình yêu