PGS. Phùng Sùng Nghĩa: Từ góc nhìn của người bạn xem xét một số vấn đề liên quan Pháp Luân Công 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, trong giới người Hoa hải ngoại có một xu hướng bất thường, một số nhân sĩ mang danh chống Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột nhiên chỉ trích  Pháp Luân Công - nhóm người bị ĐCSTQ bức hại. Một số chuyên gia và học giả coi Pháp Luân Công như bạn bè đã lên tiếng bày tỏ quan điểm của họ về các vấn đề liên quan. Ông Phùng Sùng Nghĩa, phó giáo sư tại Đại học Công nghệ Sydney trả lời phỏng vấn về những vấn đề này.

Nhắm vào Pháp Luân Công, các cuộc tấn công trên mạng hải ngoại sao lại giống ĐCSTQ như vậy?

Phóng viên: Một số người đã đưa ra những cáo buộc chống lại Pháp Luân Công trên mạng, và nội dung cũng giống như cuộc tấn công của ĐCSTQ nhằm vào Pháp Luân Công. Những người khởi xướng hoặc tham gia các cuộc tấn công bao gồm một số trí thức từ Trung Quốc - những người có hiểu biết sâu sắc về tà ác của ĐCSTQ. Tại sao lại có những suy nghĩ và cách làm như vậy?

Phùng Sùng Nghĩa: Đại đa số những người được ĐCSTQ giáo dục, bao gồm cả những người phản đối Đảng Cộng sản, và một số người ở các phong trào dân chủ hải ngoại, đều là những người vô Thần. Họ ác cảm với các loại tín ngưỡng tôn giáo. Tôi đã bị ĐCSTQ giáo dục từ khi còn nhỏ, cho rằng tôn giáo là thuốc phiện và lừa dối, những quan niệm này đã ăn sâu vào tâm trí tôi.

Một số người chưa có sự hiểu biết có hệ thống về khoa học nhân văn, không tái hòa nhập xã hội (khi ra nước ngoài), không thay đổi quan điểm về tín ngưỡng tôn giáo, mà vẫn thâm căn cố đế ôm giữ những gì được giáo dục từ nhỏ.

Những người này không hiểu về tín ngưỡng tôn giáo thì về tình cũng có thể thông cảm, nhưng điều mà mọi người không thể chấp nhận là họ trực tiếp sử dụng quy chụp của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với Pháp Luân Công, nói rằng Pháp Luân Công là tôn giáo X. Người ta nói, nếu tin vào người sống thì đó là tôn giáo X.

Trong quan niệm phương Tây, tà giáo được gọi là ‘cult’, nó có nội dung này, đó là niềm tin vào người sống, nhưng đây chỉ là một trong những nội dung của nó. (Bởi vì) Chúa Giê-su vốn là một người sống, bao gồm cả Thủy tổ Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni cũng là người sống, và Muhammad cũng là người sống. Do đó, theo quan niệm này, thì thực tế không có chính giáo, toàn là tà giáo.

Ở phương Tây, định nghĩa tà giáo là một khái niệm pháp lý. Tà giáo phải bị pháp luật nghiêm cấm, vì chúng có những hành động phản xã hội, gây tổn hại lớn cho xã hội, cầm cố người dân, khiến nhiều người chết hoặc mắc bệnh, nhiều người có thể tự sát, thì mới coi đó là một tà giáo. Những điều này hoàn toàn không liên quan gì với Pháp Luân Công.

Điểm thứ hai là, những kẻ tấn công các học viên Pháp Luân Công biết rõ rằng, tà giáo là một cáo buộc bịa đặt được ĐCSTQ dùng để đàn áp và bức hại các học viên Pháp Luân Công, nhưng họ muốn đứng cùng đường lối với ĐCSTQ, và sử dụng những lời buộc tội bịa đặt của ĐCSTQ tấn công Pháp Luân Công, điều này càng không thể chấp nhận được.

Xu Xinyang (bên phải), có cha bị bức hại đến chết vì niềm tin vào Pháp Luân Công, đang phát biểu tại diễn đàn “Nhân quyền đang suy yếu và Phong trào thoái đảng ở Trung Quốc”, bên cạnh mẹ cô, Chi Lihua, tại Quốc hội ở Washington vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)
Xu Xinyang (bên phải), có cha bị bức hại đến chết vì niềm tin vào Pháp Luân Công, đang phát biểu tại diễn đàn “Nhân quyền đang suy yếu và Phong trào thoái đảng ở Trung Quốc”, bên cạnh mẹ cô, Chi Lihua, tại Quốc hội Mỹ ở Washington vào ngày 4 tháng 12 năm 2018. (Samira Bouaou / The Epoch Times)

Họ (những người tấn công Pháp Luân Công) vốn là những người chống ĐCSTQ, lẽ ra bạn phải tin vào tự do, dân chủ, tự do tôn giáo, nhưng giờ đây bạn đã hoàn toàn đứng ở phía phản diện. Nếu bạn không đồng ý với một tôn giáo hay tín ngưỡng nào đó, thì bạn không tin là được rồi, họ cũng không làm hại bạn, đặc biệt như Pháp Luân Công, ngoài việc dùng khí công để rèn luyện sức khỏe, còn có niềm tin và tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn, và có phần liên quan Phật giáo, Đạo giáo của Trung Quốc, do đó ở nước ngoài, người ta coi đây là một nhóm tín ngưỡng.

Pháp Luân Công được hệ thống dân chủ tự do bảo vệ hoàn toàn, tuy nhiên, một số người dưới danh nghĩa chống cộng, lại đứng ra tấn công Pháp Luân Công, điều này cho thấy họ không có sự tôn trọng cơ bản đối với nhân quyền và tự do tín ngưỡng. Do đó tôi nói điều đó thật khó hiểu, rất hoang đường.

Việc các học viên Pháp Luân Công đồng lòng nhất quán có vấn đề gì không?

Phóng viên: Một số người đặt dấu hỏi rằng, các học viên Pháp Luân Công đồng lòng nhất quán đối với thế giới bên ngoài, rất giống ĐCSTQ, rằng với tư cách là một nhóm tín ngưỡng, họ làm việc rất đoàn kết. Ông nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

Phùng Sùng Nghĩa: Một trong những niềm tin cơ bản nhất của chủ nghĩa tự do là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền. Nếu bắt đầu từ quan điểm cơ bản nhất này, bạn sẽ đồng cảm với Pháp Luân Công, vì họ là một nhóm bị đàn áp bởi sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Hơn nữa, Pháp Luân Công chưa hề làm điều gì vi phạm nhân quyền, dù là tổ chức hay tín ngưỡng. Đây là vấn đề tín ngưỡng của con người, bạn không có lý do gì để can thiệp vào người khác. Bởi vì đức tin là cùng chí hướng, cùng niềm tin, cùng hành động, nên có sự nhất quán trong suy nghĩ và nhất quán trong hành động, đây là một trong những (đặc điểm) của một nhóm tín ngưỡng, hoặc một nhóm tôn giáo.

Tất nhiên, một số người là Ngũ mao (đội quân dư luận viên) của ĐCSTQ, dù chúng ta gọi họ là kẻ nội tuyến của ĐCSTQ, hay là người do ĐCSTQ cử đến, thì họ đều cố tình làm rối loạn tình hình. Hễ các nhóm chống ĐCSTQ động tĩnh gì thì họ sẽ trực tiếp can thiệp. Một số công khai thân phận, và một số không công khai, nhưng thực chất họ là tay sai của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ cố tình phá vỡ tình hình. Gây sóng gió lớn trên mạng xã hội đều là ĐCSTQ đứng đằng sau điều khiển.

Ai đang nói dối về số ca tử vong vì Covid-19?

Phóng viên: Ông Lý Hồng Chí nói 400 triệu người đã chết ở Trung Quốc do dịch bệnh Covid-19, một số người cảm thấy nghi hoặc, nhưng tại sao ĐCSTQ không bác bỏ tin đồn? Đồng thời, một số người ở hải ngoại công kích Pháp Luân Công nói dối. Ông nhìn nhận như thế nào?

Phùng Sùng Nghĩa: Bởi vì ĐCSTQ đang che đậy sự thật (về dịch bệnh), và không công bố dữ liệu, nên có đủ loại dữ liệu và đủ loại nghi ngờ (ở hải ngoại). Theo ý nghĩa này mà nói, nếu là (nói) 400 triệu, 300 triệu, 100 triệu, hoặc hàng chục triệu, đều là một sự thách thức đối với việc ĐCSTQ che đậy sự thật.

Dữ liệu thực tế không thể được điều tra ở Trung Quốc, Australia đã đề xuất điều tra truy xuất nguồn gốc, và đã phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế trong nhiều năm. Do đó, dữ liệu cụ thể này không thể cung cấp cái mà chúng ta gọi là bằng chứng thực nghiệm, điều này hoàn toàn có thể lý giải được.

Bạn không có được số liệu cụ thể, cũng không cách nào đến Trung Quốc để điều tra tại chỗ được, nên bất kể là ai đưa ra con số nào thì cũng chỉ là phỏng đoán. Vì vậy, tranh chấp này nằm trong phạm vi hợp lý. Vấn đề là nếu bạn theo tinh thần khoa học, hoặc tính hợp lý, thì bạn giữ thái độ nghi ngờ là được rồi.

Bởi vì mọi người đều đang suy đoán, và mỗi người có những thông tin khác nhau, bạn không thể đứng về phía chế độ Cộng sản Trung Quốc và buộc tội Pháp Luân Công là cố tình nói dối.

(Ví dụ như) tôi biết rõ là một ngàn người (tử vong), mà tôi nói là một trăm triệu, thì đó gọi là nói dối. Đây chính là trường hợp của ĐCSTQ, họ biết rõ sự thật và có số liệu, nhưng chỉ che đậy và không nói. Nó (ĐCSTQ) đang nói dối một cách công khai.

Cái chết liên tiếp của những người nổi tiếng Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Hình ảnh cho thấy vào ngày 18 tháng 12 năm 2022, khi dịch bệnh bùng phát, một lò hỏa táng ở ngoại ô phía đông Bắc Kinh đã xử lý những gì còn lại của dịch bệnh. (Getty)

Nhưng bạn đã buộc tội (nói dối) như vậy đối với Pháp Luân Công, điều này không thể chấp nhận được về mặt đạo đức, từ quan điểm giá trị và quan điểm chính trị, bạn đang đứng về phía ĐCSTQ.

Tại sao một số người phản đối việc Pháp Luân Công khôi phục văn hóa truyền thống Trung Quốc?

Phóng viên: Ông Lý Hồng Chí đang đề xướng văn hóa truyền thống Trung Quốc, khôi phục văn hóa truyền thống, và xây dựng lại đạo đức nhân loại, về lý mà nói thì người dân Trung Quốc đều nên ủng hộ?

Phùng Sùng Nghĩa: Vấn đề này phức tạp hơn, họ (những người tấn công các học viên Pháp Luân Công) hoàn toàn phủ nhận truyền thống Trung Quốc, coi ĐCSTQ là người kế thừa truyền thống Trung Quốc.

Khi chúng tôi làm lịch sử, đặc biệt là khi tôi làm lịch sử hiện đại, biết rằng tư tưởng tà ác của ĐCSTQ xuất phát từ chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa Cộng sản được Marx truyền lại, nó (ĐCSTQ) đã kết hợp những hệ tư tưởng tà ác này với tư tưởng chuyên chế của Pháp gia Trung Quốc cổ đại, để hình thành nên một chế độ toàn trị tà ác và tàn bạo nhất cổ kim Đông Tây, đã gây ra thảm họa lớn như vậy cho người Trung Quốc như vậy.

Nó (ĐCSTQ) thực sự đã nhổ bỏ tận gốc một số phần ưu tú của nền văn minh truyền thống Trung Quốc. ĐCSTQ nắm quyền vào năm 1949, đã xóa sổ nền văn minh phương Tây cũng như giới tinh hoa đô thị nổi lên ở Trung Quốc sau Chiến tranh nha phiến. Người mang truyền thống Trung Quốc là tầng lớp thân sĩ, sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó coi họ là giai cấp địa chủ phú nông, và tiêu diệt họ về mặt thể xác. ĐCSTQ là một tập đoàn tội phạm tà ác tày trời đã tiêu diệt văn hóa Trung Quốc.

Tượng Phật bị đốt phá trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. (Epoch Times)
Tượng Phật bị đốt phá trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. (Epoch Times)

Một số người Trung Quốc coi toàn bộ nền văn hóa Trung Quốc là một trở ngại cho sự tiến bộ, và là một yếu tố có hại. Về điểm này, họ thiếu những hiểu biết cơ bản nhất về lịch sử và sự phức tạp của văn hóa truyền thống, do đó đã có những hành động rất hoang đường.

Các học viên Pháp Luân Công có làm chính trị không?

Phóng viên: Các học viên Pháp Luân Công kêu gọi người dân Trung Quốc tam thoái (thoái xuất khỏi đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ), họ hy vọng rằng khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bị Trời diệt, thì những thành viên hoặc người đi theo Đảng Cộng sản Trung Quốc này sẽ không bị chôn cùng với nó. Pháp Luân Công luôn nói rằng họ không làm chính trị, nhưng một số người đặt câu hỏi rằng, nếu Pháp Luân Công lên nắm quyền, thì sẽ độc tài như ĐCSTQ v.v. Có sự hiểu lầm gì ở đây chăng?

Phùng Sùng Nghĩa: Thực hiện độc tài hay không, cách hiểu về làm chính trị này dựa trên thực tế là nhiều người Trung Quốc đã bị ĐCSTQ tuyên truyền (tẩy não), không biết rằng tín ngưỡng và chính trị không liên quan gì đến nhau.

Có một nguyên tắc trong nền chính trị dân chủ hiện đại, được gọi là sự tách biệt giữa chính trị và tôn giáo, là chỉ rằng cái gì của Thiên Chúa thì trở về với Thiên Chúa, cái gì của Caesar thì trở về với Caesar. Nhưng ý nghĩa thực sự về chính trị học là sự tách biệt giữa giáo hội và chính phủ.

Vào thời Trung Cổ, giáo hội trực tiếp tham gia chính trị, gây ra nhiều tranh chấp tôn giáo và chiến tranh. Trong thời hiện đại, giáo hội và chính phủ được tách ra, đây là phần cốt lõi của sự tách biệt giữa chính quyền và tôn giáo.

Về tín ngưỡng và chính trị của một người, bản thân là không thể tách rời. Nếu bạn là một chính trị gia hoặc lãnh đạo chính phủ, tất nhiên bạn có thể có tín ngưỡng của mình, bạn cũng có thể sử dụng luân lý và đạo đức trong tôn giáo của mình để gây ảnh hưởng đến chính trị.

Đây là hai tầng diện khác nhau, tức là ở tầng diện vận hành quyền lực chính trị, thì giáo hội không được phép trực tiếp kiểm soát quyền lực chính trị thế tục. Hầu hết mọi người đều không hiểu những điều này, nên khi gặp phải những vấn đề cụ thể, họ sẽ có một số ý kiến ​​lộn xộn.

Tại sao một số “nhân vật tôn giáo” lại tham gia tấn công Pháp Luân Công?

Phóng viên: Các học viên Pháp Luân Công ở hải ngoại đã làm nhiều việc, đề xuất xây dựng lại đạo đức xã hội, bao gồm cả việc khôi phục văn hóa truyền thống Trung Quốc bằng Thần Vận. Tuy nhiên, một số nhân vật tôn giáo đã tham gia tấn công Pháp Luân Công. Ông có lời khuyên gì dành cho họ?

Phùng Sùng Nghĩa: Yêu cầu cơ bản nhất là phải có lập trường nhân đạo, và tôn trọng các quyền cơ bản của con người. Là một người bình thường, đặc biệt là một người sống trong xã hội phương Tây, đây là điểm mấu chốt và là lẽ thường: đối với những điều bạn không lý giải, bạn cứ nói là bạn không lý giải, bạn cứ việc giữ thái nghi ngờ.

Bạn không cần phải tham gia (Pháp Luân Công), bạn không cần phải đồng ý, thậm chí bạn có thể bày tỏ một số ý kiến ​​​​bất đồng, nhưng bạn không thể tấn công các nhóm bị đàn áp. Đặc biệt giống như (các học viên) Pháp Luân Công, họ bị bức hại, nhà tan cửa nát người chết. Nếu bạn là một trí thức chân chính, thì nên nghiên cứu và tìm hiểu. Ngày nay có tôn giáo và xã hội học. Những nội dung này không khó hiểu. Thông tin về xã hội phương Tây rất nhiều. Bạn nên hiểu tính hợp pháp của các tôn giáo khác nhau, và sự thịnh vượng của tôn giáo theo ý nghĩa hiện đại.

Còn có một yêu cầu cao hơn, ngoài điểm mấu chốt vừa nói ra, hãy nâng cao tu dưỡng tư tưởng và đạo đức, về mặt kiến ​​thức hãy tĩnh tâm xuống, cố gắng tìm hiểu thêm về Thần học và tín ngưỡng tôn giáo, nâng cao trình độ nhận thức, chứ không phải là coi những thứ mình không lý giải là dị đoan và công kích, thậm chí chụp cái mũ chính trị, cùng đứng dưới hố với chế độ Cộng sản Trung Quốc, và trở thành đồng phạm trong cuộc đàn áp các nhóm tín ngưỡng.

Tại sao tôi sẵn sàng đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công?

Phóng viên: Tại sao ông lại sẵn sàng đứng lên ủng hộ Pháp Luân Công?

Phùng Sùng Nghĩa: Bản thân tôi không phải là học viên Pháp Luân Công, nhưng chúng tôi ủng hộ và thông cảm với Pháp Luân Công, chúng tôi từ đáy lòng ủng hộ quyền tự do tín ngưỡng, và ủng hộ phẩm giá của mỗi cá nhân trong nhân dân. Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ coi như một tà giáo và đàn áp từ năm 1999, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quyền cơ bản của con người. và vi phạm nguyên tắc cơ bản về tự do tín ngưỡng.

Một quần thể người đông đảo như vậy đã bị bức hại trong một thời gian dài, người chết, nhà tan cửa nát. Chúng tôi đã thấy, rằng các học viên Pháp Luân Công tuân thủ đức tin và tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn của họ, và chống lại sự chuyên chế trong một thời gian dài. Tinh thần này vô cùng quý giá.

Trên thực tế, Pháp Luân Công đã trở thành nhóm lớn nhất ở Trung Quốc đấu tranh chống lại sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng thời đã tạo ra nhiều cơ quan truyền thông vạch trần sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ lịch sử đến hiện thực, đến lý luận, đã góp phần to lớn trong việc thức tỉnh Trung Quốc và thế giới về sự chuyên chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đây là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, có một nhóm người lẽ ra là cùng con đường tự do dân chủ, nhưng bây giờ lại đứng về phía ĐCSTQ, đây là tình trạng chúng ta không thể chấp nhận được.

Ninh Hải Chung, Lạc Á - Epoch Times
Trung Hòa biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

PGS. Phùng Sùng Nghĩa: Từ góc nhìn của người bạn xem xét một số vấn đề liên quan Pháp Luân Công